Những trường hợp in đậm có phải từ đồng âm không? Tại sao?
a. Nó đứng dẫm chân bên chân ruộng bạc màu cạnh chân núi đầu làng và bảo năm nay nhà nó chung được một chân hươu.
b.Nhờ người chỉ giáo, họ đến truyền giáo, bên lương, bên giáo đều bỏ giáo xuống.
Cảm nhận về đoạn truyện
Một người có hai cái chậu lớn để khuân nước. Một trong hai cái chậu có vết nứt, vì vậy khuân nước từ giếng về, nước trong chậu chỉ còn một nửa. Chiếc chậu còn nguyên rất tự hào về sự hoàn hảo của mình, còn chiếc chậu nứt luôn bị cắn rứt vì không thể hoàn thành nhiệm vụ.
Một ngày nọ chiếc chậu nứt nói với người chủ: "Tôi thật xấu hổ về mình. Tôi muốn xin lỗi ông!".
- "Ngươi xấu hổ về chuyện gì?"
- "Chỉ vì lỗi của tôi mà ông không nhận được đầy đủ những gì xứng đáng với công sức của ông!"
- "Không đâu, khi đi về ngươi hãy chú ý đến những luống hoa bên vệ đường".
Quả thật, dọc bên vệ đường là những luống hoa rực rỡ. Cái chậu nứt cảm thấy vui vẻ một lúc, nhưng rồi về đến nhà nó vẫn còn chỉ phân nửa nước.
- "Tôi xin lỗi ông!"
- "Ngươi không chú ý rằng hoa chỉ mọc bên này đường, phía của ngươi thôi sao? Ta đã biết được vết nứt của ngươi và đã tận dụng nó. Ta gieo những hạt giống hoa bên vệ đường phía bên ngươi và trong những năm qua, ngươi đã vui tưới cho chúng. Ta hái những cánh hoa đó để trang hoàng căn nhà. Nếu không có ngươi nhà ta sẽ không ấm cúng và duyên dáng như thế này đâu".
Mỗi con người chúng ta đều như cái chậu nứt - hãy tận dụng vết nứt của mình.
( Sáng thứ 5 mình phải đi học rùi. Bạn nào hoặc thầy cô nào biết phần nào thì giải giúp mình nhé! )
1. Cho những tiếng sau. Hãy tạo từ cho chúng rồi đặt câu chứa từ vừa tạo ra:
a) mát, xinh, đẹp
b) xe, hoa, cá
2. Viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu ( nội dung tự chọn ), trong đó có sử dụng 3 từ ghép và 2 từ láy. Gạch chân hoặc tô đậm các từ đó.
3. Viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu kể về kỉ niệm ngày khai trường, trong đó có sử dụng 3 từ mượn. Gạch chân hoặc tô đậm các từ đó.
4. Xác định từ mượn trong đoạn văn sau và nêu nguồn gốc của chúng:
Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Năm Thạch Sanh bắt đầu biết dùng búa, Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.
5. Giải thích nghĩa các từ sau rồi đặt câu với chúng:
- giếng
- ao
- đầm
6. Giải thích nghĩa của từ trong từng trường hợp:
a) xuân:
- Mùa xuân là Tết trồng cây.
- Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
- Ông ấy năm nay đã hơn 60 xuân.
- Tuổi xuân chẳng sá, tiếc chi bạc đầu.
b) chín:
- Vườn cam chín đỏ.
- Trước khi quyết định, phải suy nghĩ cho chín.
- Tôi ngượng chín cả mặt.
- Cơm sắp chín rồi.
7. Giải thích nghĩa của từ ăn và từ chạy bằng 1 nghĩa gốc và 3 nghĩa chuyển, rồi đặt câu với chúng.
8. Cho các câu sau. Tìm từ sai, mắc lỗi đùng từ nào, thay thế từ sai bằng từ đúng rồi viết lại thành câu đúng.
- Có thể nói em có thể tiến bộ nếu lớp em có thầy cô giáo dạy giỏi.
- Nhân dân ta đang ngày đêm chăm lo kiến thiết xây dựng nước nhà.
- Bố em là thương binh. Ông có dị vật lạ ở phần mềm.
- Khu nhà này thật hoang mang.
- Anh ấy là người rất kiên cố.
- Hôm qua, bà ngoại biếu em một quyển sách rất hay.
Tìm hiểu nghĩa của từ chân trong đoạn thơ sau:
cái gậy có một chân
Biết giúp bà khỏi ngã.
Chiếc com - pa bố vẽ
Có chân đứng, chân quay.
Cái kiềng đun hằng ngày
Ba chân xòe trong lửa.
Chẳng bao giờ đi cả
Là chiếc bàn bốn chân.
Riêng cái võng Trường Sơn
Không chân, đi khắp nước.
(Vũ Quần Phương,Những cái chân)
- Nghĩa của những từ chân trong mỗi câu thơ là gì
- Hình ảnh cái võng " không chân" mà "đi khắp nước" được đặt trong mối liên tưởng với những đồ vật ''có chân'' đã đem đến cho em cảm xúc như thế nào ?
Trong suốt quãng đời học sinh, ai cũng có một người thầy (người cô) để yêu thương, kính trọng. Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 sắp đến, em hãy bày tỏ tình cảm , lòng biết ơn sâu sắc đến thầy (cô) đó .
Yêu cầu :
-Bài viết phải xuất phát từ cảm xúc rất chân thật. Có thể viết dưới hình thức : tự sự , viết thư , phát biểu cảm nghĩ ,............
-Kỷ niệm nói đến trong bài có thể là kỷ nệm vui, cũng có thể là kỷ niệm buồn .
Giúp trước ngày 14-11-2016.
Một năm nọ,trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên,tràn bờ,đưa ếch ta ra ngoài.
Quen thói cũ,ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp.Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời,chả thèm để ý xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua dẫm bẹp.
Xác định từ ***** các từ được in đậm và gạch chân trong đoạn trích trên.
Giải thích từ ''bắt bẻ''(truyện Treo biển nha!)
Viết 1 đoạn văn tóm tắt nội dung của truyện Treo Biển(khoảng 5 đến 7 câu).Đoạn văn có sử dụng 1 cụm danh từ và lượng từ,hãy chép lại rồi phân tích cấu tạo của các từ ấy!
Nhanh nhanh nha!mai mình phải nộp cô giáo rồi!Cảm ơn các bạn nhiều!
Nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20-11, với tất cả tấm chân tình em xin gửi đến tất cả các thầy ,cô giáo trên Hoc24 những lời chúc tốt đẹp và ý nghĩa nhất:chúc thầy ,cô luôn dồi dào sức khỏe ,tràn ngập niềm vui và luôn thành công trong sự nghiệp của mình.
Kính tặng các thầy ,các cô
Happy teacher's day.
Một ngày nọ, người cha giàu có dẫn con trai đến một vùng quê để thằng bé thấy những người nghèo ở đây sống như thế nào. Họ tìm đến nông trại của một gia đình nghèo nhất nhì vùng. “Đây là một cách để dạy con biết qúy trọng những người có cuộc sống cơ cực hơn mình” – người cha nghĩ đó là bài học thực tế tốt cho đứa con bé bỏng của mình.
Sau khi ở lại và tìm hiểu đời sống ở đây, họ lại trở về nhà. Trên đường về, người cha nhìn con trai mỉm cười : “Chuyến đi như thế nào hả con ?”
– Thật tuyệt vời bố ạ !
– Con đã thấy người nghèo sống như thế nào rồi đấy !
– Ô, vâng.
– Thế con rút ra được điều gì từ chuyến đi này ?
Đứa bé không ngần ngại:
- Con thấy chúng ta có một con chó, họ có bốn. Nhà mình có một hồ bơi dài đến giữa sân, họ lại có một con sông dài bất tận. Chúng ta phải treo những chiếc đèn lồng vào vườn, họ lại có những ngôi sao lấp lánh vào đêm. Mái hiên nhà mình chỉ đến trước sân thì họ có cả chân trời. Chúng ta có một miếng đất để sinh sống và họ có cả những cánh đồng trải dài. Chúng ta phải có người phục vụ, còn họ lại phục vụ người khác. Chúng ta phải mua thực phẩm, còn họ lại trồng ra những thứ ấy. Chúng ta có những bức tượng bảo vệ xung quanh, còn họ có những người bạn láng giềng che chở nhau…
Đến đây người cha không nói gì cả.
“Bố ơi, con đã biết chúng ta nghèo như thế nào rồi…” – cậu bé nói thêm.
Rất nhiều khi chúng ta đã quên mất những gì mình đang có và chỉ luôn đòi hỏi những thứ gì không có. Cũng có những thứ không giá trị với người này nhưng lại là mong mỏi của người khác. Điều đó còn phụ thuộc vào cách nhìn và đánh giá của mỗi người. Xin đừng quá lo lắng, chờ đợi vào những gì bạn chưa có mà bỏ quên điều bạn đang có, dù là chúng rất nhỏ nhoi.
bài 6: cho hai đoạn trích sau:
a) Quan phủ vệnh cái mặt nặng trịch và đập tay xuống mặt bàn:
-Không đóng sưu! Lại đánh cả lính! Nó định làm giặc à? bắt cổ nó ra đây!
b) Rồi hắn (cai lệ) quay ra bảo anh người nhà lí trưởng:
-Không hơi đâu mà nói với nó, trói cổ thằng chồng nó lại, điệu ra đình kia.
Hãy giải thích tại sao ở hai câu cầu khiến ( câu gạch chân ở đoạn trích a và b) lại dùng dấu khác nhau( dấu than và dấu chấm). Đọc thành tiếng từng câu để thấy sự khác nhau đó.