Những sinh vật nào sau đây không thuộc nhóm sinh vật hằng nhiệt?
(1) Động vật không xương sống
(2) Thú
(3) Lưỡng cư, bò sát
(4) Nấm
(5) Thực vật
(6) Chim
A. (1), (2) và (4)
B. (2), (3) và (6)
C. (1), (3), (4) và (5)
D. (1), (3), (4) và (6)
Trong các ví dụ dưới đây, có bao nhiêu ví dụ nói về sự biến động cá thể trong quần thể theo chu kì?
(1) Ếch, nhái có nhiều vào mùa mưa.
(2) Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng bò sát và ếch nhái giảm vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 8oC.
(3) Số lượng bò sát, chim nhỏ, thú thuộc bộ Gặm nhắm thường giảm mạnh sau những trận lụt ở miền Bắc và miền Trung ở nước ta.
(4) Rừng tràm U Minh Thượng bị cháy vào tháng 3 năm 2002 đã xua đuổi và giết chết rất nhiều sinh vật rừng.
(5) Số lượng cá thể của các loài thực vật nổi tăng vào ban ngày, giảm vào ban đêm.
(6) Ở đồng rêu phương Bắc, theo chu kì 3-4 năm/lần, số lượng cáo lại tăng lên gấp 100 lần và sau đó lại giảm, đúng theo chu kì biến động của chuột lemmut (con mồi chủ yếu của cáo)
(7) Cá cơm ở vùng biển Pêru có chu kì biến động khoảng 10-12 năm, khi có dòng nước nóng chảy về làm cá chết hàng loạt.
(8) Số lượng cá thu giảm mạnh do sự đánh bắt quá mức của ngư dân ven biển.
(9) Số lượng thỏ ở Australia giảm vì bệnh u nhầy.
A. 6
B. 5
C. 7
D. 4
Bảng sau đây cho biết một số thông tin về các sinh vật qua các đại địa chất?
Cột A |
Cột B |
1. Kỉ Jura |
a. Dương xỉ xuất hiện mạnh. Thực vật có hạt xuất hiện, lưỡng cư ngự trị, phát sinh bò sát |
2. Kỉ Cacbon |
b. Cây có mạch và động vật trên cạn |
3. Kỉ Silua |
c. Phát sinh thực vật, tảo biển ngự trị, tuyệt diệt nhiều sinh vật |
4. Kỉ Pecmi |
d. Phân hóa bò sát, phân hóa côn trùng, tuyệt diệt nhiều sinh vật biển |
5. Kỉ Ocđôvic |
e.Cây hạt trần ngự trị, bò sát cổ ngự trị, phân hóa chim |
Trong các tổ hợp ghép đôi ở các phương án dưới đây, phương án đúng là:
A. 1-e, 2-a, 3-b, 4-d, 5-c
B. 1-d, 2-a, 3-e, 4-c, 5-b
C. 1-b, 2-e, 3-c, 4-a, 5-d
D. 1-a, 2-c, 3-d, 4-b, 5-e
Trong các đại địa chất, có bao nhiêu sự kiện sau đây là đúng?
(1) Thực vật có hạt và bò sát bắt đầu xuất hiện ở kỷ Pecmi thuộc đại Cổ sinh.
(2) Lưỡng cư và côn trùng bắt đầu xuất hiện vào kỷ Silua thuộc đại Cổ sinh.
(3) Sự tuyệt diệt của bò sát cổ xảy ra ở kỷ Jura thuộc đại Trung sinh.
(4) Thực vật có hoa bắt đầu xuất hiện tại kỷ Krêta thuộc đại Trung sinh.
(5) Sinh vật nhân sơ phát sinh tại đại Nguyên sinh.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Cho các nhóm sinh vật sau đây:
(1). Các cây lúa trong 1 ruộng lúa (2). Những cây cỏ trên 1 đồng cỏ
(3). Những con ốc dưới đáy hồ Tây (4). Những con gà trong lồng gà ngoài chợ
(5). Những con vịt trời bay theo đàn (6). Những con chim trên trời
Số nhóm sinh vật thỏa mãn điều kiện là một quần thể giao phối là:
A. 1
B. 3
C. 4
D. 2
Cho các thông tin sau:
1. Virut gây bệnh sốt rét ở người | A. Kí sinh |
2. Cây nắp ấm ăn sâu bọ | B. Cộng sinh |
3. Chim sáo và trâu rừng | C. Hợp tác |
4. Cá ép sống bám trên cá lớn | D. Thực vật ăn động vật |
5. Cây tầm gửi trên thân cây gỗ | E. Hội sinh |
6. Vi khuẩn lam và bào hoa dâu | F. Cạnh tranh |
Sự kết cặp nào là đúng nhất về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã?
A. 1,5 – A; 2 – D; 3 – C; 4 – E; 6 – B
B. 1 – A; 2 – D; 3 – C; 4 – B
C. 1 – A; 2 – D; 3 – E; 5 – A; 6 – F
D. 3 – C; 4 – E; 5 – F; 6 – C
Xét các sinh vật sau:
1. Nấm rơm. 2. Nấm linh chi. 3. Vi khuẩn hoại sinh.
4. Rêu bám trên cây. 5. Dương xỉ. 6. Vi khuẩn lam.
Có mấy loài thuộc nhóm sinh vật sản xuất?
A. 5
B. 2
C. 4
D. 3
Xét các sinh vật sau:
1. Nấm rơm. 2. Nấm linh chi. 3. Vi khuẩn hoại sinh.
4. Rêu bám trên cây. 5. Dương xỉ. 6. Vi khuẩn lam.
Có mấy loài thuộc nhóm sinh vật phân giải?
A. 5
B. 2
C. 4
D. 3
Xét các sinh vật sau:
1. Nấm rơm. 2. Nấm linh chi. 3. Vi khuẩn hoại sinh
4. Rêu bám trên cây. 5. Dương xỉ. 6. Vi khuẩn lam.
Có mấy loài thuộc nhóm sinh vật sản xuất?
A. 5
B. 2
C. 4
D. 3