Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
bui thi nhu quynh

những hiểu biết của mình về võ thị sáu

Song Ngư (๖ۣۜO๖ۣۜX๖ۣۜA)
16 tháng 3 2018 lúc 20:22

Võ Thị Sáu  sinh năm 1933, là con ông Võ Văn Hợi và bà Nguyễn Thị Đậu.Về nguyên quán, trên bia mộ chỉ ghi tại huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Nhiều tài liệu ghi nguyên quán của cô tại xã Phước Thọ (thuộc tổng Phước Hưng Hạ), tỉnh Bà Rịa, nay thuộc xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Một số tài liệu khác ghi nguyên quán của cô tại xã Long Mỹ (thuộc tổng Phước Hưng Thượng), tỉnh Bà Rịa, nay thuộc xã Long Mỹ, cũng thuộc huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Sinh ra trong một gia đình nghèo, thân phụ làm nghề đánh xe ngựa chở khách thuê đi Long Điền, Phước Hải, thân mẫu buôn bán bún bì chả tại chợ Đất Đỏ, từ nhỏ, cô phải phụ giúp cha mẹ để sinh kế. Năm cô lên 4 tuổi, gia đình cô đã thuê một căn nhà thuộc dãy phố chợ do làng xây dựng để cho thuê mướn. Căn nhà này nay thuộc thị trấn Đất Đỏ, được chính quyền Việt Nam cho phục dựng để làm nhà lưu niệm về cô.

Nguyễn Vũ Minh Hiếu
16 tháng 3 2018 lúc 20:24

Võ Thị Sáu[2] sinh năm 1933, là con ông Võ Văn Hợi và bà Nguyễn Thị Đậu.[3] Về nguyên quán, trên bia mộ chỉ ghi tại huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Nhiều tài liệu ghi nguyên quán của cô tại xã Phước Thọ (thuộc tổng Phước Hưng Hạ), tỉnh Bà Rịa, nay thuộc xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.[4] Một số tài liệu khác ghi nguyên quán của cô tại xã Long Mỹ (thuộc tổng Phước Hưng Thượng), tỉnh Bà Rịa, nay thuộc xã Long Mỹ, cũng thuộc huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.[3]

Sinh ra trong một gia đình nghèo, thân phụ làm nghề đánh xe ngựa chở khách thuê đi Long Điền, Phước Hải, thân mẫu buôn bán bún bì chả tại chợ Đất Đỏ, từ nhỏ, cô phải phụ giúp cha mẹ để sinh kế. Năm cô lên 4 tuổi, gia đình cô đã thuê một căn nhà thuộc dãy phố chợ do làng xây dựng để cho thuê mướn. Căn nhà này nay thuộc thị trấn Đất Đỏ, được chính quyền Việt Nam cho phục dựng để làm nhà lưu niệm về cô.[5]

Xem thêm tại : https://vi.wikipedia.org/wiki/Võ_Thị_Sáu

Phạm Tuấn Tài
16 tháng 3 2018 lúc 20:24

Võ Thị Sáu sinh năm 1933, là con ông Võ Văn Hợi và bà Nguyễn Thị Đậu. Về nguyên quán, trên bia mộ chỉ ghi tại huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Nhiều tài liệu ghi nguyên quán của cô tại xã Phước Thọ (thuộc tổng Phước Hưng Hạ), tỉnh Bà Rịa, nay thuộc xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Một số tài liệu khác ghi nguyên quán của cô tại xã Long Mỹ (thuộc tổng Phước Hưng Thượng), tỉnh Bà Rịa, nay thuộc xã Long Mỹ, cũng thuộc huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Sinh ra trong một gia đình nghèo, thân phụ làm nghề đánh xe ngựa chở khách thuê đi Long Điền, Phước Hải, thân mẫu buôn bán bún bì chả tại chợ Đất Đỏ, từ nhỏ, cô phải phụ giúp cha mẹ để sinh kế. Năm cô lên 4 tuổi, gia đình cô đã thuê một căn nhà thuộc dãy phố chợ do làng xây dựng để cho thuê mướn. Căn nhà này nay thuộc thị trấn Đất Đỏ, được chính quyền Việt Nam cho phục dựng để làm nhà lưu niệm về cô.

Quá trình hoạt động Cách mạng

Tham gia kháng chiến

Sau khi Cách mạng tháng 8 thành công, người Việt Nam đã thành lập chính phủ riêng và tuyên bố độc lập, thống nhất, thoát ly khỏi quyền thống trị của thực dân Pháp đã ngót 80 năm; và sau đó tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp để chống lại sự tái lập quyền thống trị của thực dân Pháp như trước kia. Các anh trai của cô, sau khi quân Pháp tái chiếm vùng Đất Đỏ, đã thoát ly gia đình, hoạt động kháng chiến cho phong trào Việt Minh. Cô bỏ dở việc học, ở nhà giúp mẹ cha kiếm sống và bí mật tiếp tế cho các anh, vốn công tác trong Chi đội Giải phóng quân của tỉnh Bà Rịa.

Năm 1946, cô theo anh trai là Võ Văn Me vào khu kháng chiến, và trở thành liên lạc viên của Đội Công an xung phong Đất Đỏ. Năm 1947, cô chính thức trở thành đội viên Công an xung phong Đất Đỏ khi mới 14 tuổi. Từ đó, cô tham gia nhiều trận tập kích bằng lựu đạn, ám sát các sĩ quan Pháp và Việt gian cộng tác với quân Pháp; đặc biệt là trận tập kích bằng lựu đạn tại lễ kỷ niệm Quốc khánh Pháp ngày 14 tháng 7 năm 1949 tại Đất Đỏ, gây được tiếng vang trong vùng.

Theo trang thông tin của huyện Đất Đỏ, thì vào tháng 12 năm 1949, trong một chuyến công tác tại Đất Đỏ, cô bị quân Pháp bắt được.Một số tài liệu khác ghi cô bị bắt vào tháng 2 năm 1950, sau khi cô và đồng đội dùng lựu đạn tập kích giết chết Cả Suốt và Cả Đay, là hương chức người Việt cộng tác đắc lực với quân Pháp, ở ngay phiên chợ Tết Canh Dần tại chợ Đất Đỏ.[3][4][6][7]

Bị bắt và tử hình

Sau khi bị bắt, cô lần lượt bị đưa đi thẩm vấn và giam giữ tại các nhà tù Đất Đỏ, khám đường Bà Rịa và khám Chí Hòa. Tháng 4 năm 1950, tòa án binh của quân đội Pháp đã cô ra xét xử với tội danh làm chết một sĩ quan Pháp và 23 người Việt cộng tác với Pháp.

Ngay tại phiên tòa đại hình, Võ Thị Sáu để thể hiện sự dũng cảm bằng những tuyên bố mạnh mẽ tại phiên tòa. Cô tuyên bố: "Yêu nước chống bọn thực dân xâm lược không phải là tội". Và khi quan tòa rung chuông ngắt lời chị, tuyên án: "Tử hình, tịch thu toàn bộ tài sản", chị thét lớn: "Ta còn mấy thùng rác ở khám Chí Hòa, tụi bây vô mà tịch thu!". Tiếp đó là tiếng hô: "Đả đảo thực dân Pháp! Kháng chiến nhất định thắng lợi!"

Vào thời điểm xử án, cô chưa tròn 18 tuổi, vì vậy các luật sư bảo vệ cô căn cứ vào điểm này để tranh biện nhằm đưa cô thoát khỏi án tử hình. Mặt dù vậy, tòa án binh Pháp vẫn tuyên án tử hình cho cô.[6] Bản án này đã gây chấn động dư luận, gây ra sự phản đối mạnh mẽ cả tại Việt Nam và ngay tại nước Pháp. Chính vì vậy, chính quyền quân sự Pháp không thể công khai thi hành bản án. Cô tiếp tục bị giam cầm tại khám Chí Hòa cho đến tận giữa tháng 1 năm 1952 thì bị chính quyền quân sự Pháp chuyển ra Côn Đảo để bí mật thi hành án tử hình khi cô đã đủ 18 tuổi.

Theo các lời chứng của các cựu tù Côn Đảo, cô được đưa ra đến Côn Đảo vào chiều ngày 21 tháng 1 năm 1952, và bị giam trong Sở Cò (đối diện với văn phòng giám đốc đảo).

Rạng sáng ngày 23 tháng 1 năm 1952, lúc khoảng 5 giờ, cô bị đưa đến văn phòng giám thị trưởng đặt trước sân Banh I để làm lễ rửa tội. Đến 7 giờ sáng,cô bị đưa đến sân Banh III phụ và bị xử bắn tại đây. Thi hài cô được đưa ra Hàng Dương và được chôn tại huyệt đào sẵn. Trong "Sổ giám sát tử vong 1947 – 1954" còn lưu tại Côn Đảo, có dòng chữ ghi bằng tiếng Pháp: "Le 23 Janvier 1952: 195 G.267 Võ Thị Sáu dite CAM mort 23/1/1952 7h P.Condor Par balles..." (Tù nhân số G 267 Võ Thị Sáu bị xử bắn vào ngày 23/1/1952).

Những giờ phút cuố

Khi bị đưa ra Côn Đảo để chuẩn bị xử bắn, trước hôm bị hành hình, cô liên tục hát cho bạn tù nghe những bài ca cách mạng như Lên đàng, Tiến quân ca, Cùng nhau đi hồng binh... Khi biết cô chuẩn bị đưa ra pháp trường, các bạn tù đồng thanh hô vang: “Phản đối xử bắn Võ Thị Sáu. Phản đối! Phản đối! Đả đảo thực dân Pháp”.[9]

Khi cô bị giải ra nơi hành hình, các bạn tù đứng dậy cùng hát bài Chiến sĩ ca để bày tỏ lòng cảm phục, tiếc thương và tiễn đưa người đồng đội ra pháp trường. Khi linh mục làm lễ rửa tội, cô từ chối và trả lời: "Tôi không có tội. Chỉ có kẻ sắp hành hình tôi đây mới là có tội". Khi vị linh mục nói: "Trước khi chết, con có điều gì ân hận không?", cô đã đáp lời: "Tôi chỉ ân hận là chưa tiêu diệt hết bọn thực dân cướp nước và lũ tay sai bán nước". Khi đến pháp trường, chị nói: "Không cần bịt mắt tôi. Hãy để cho đôi mắt tôi được nhìn đất nước thân yêu đến giây phút cuối cùng và tôi có đủ can đảm để nhìn thẳng vào họng súng của các người!". Nói xong, Võ Thị Sáu hát bài Tiến quân ca. Khi lính xử bắn lên đạn, cô ngừng hát và hô vang những lời cuối cùng: "Đả đảo bọn thực dân Pháp. Việt Nam độc lập muôn năm. Hồ Chủ tịch muôn năm!"[7] Một chuyện khác kể, khi nhóm đao phủ bảo quỳ xuống, cô đã quát lại: "Tao chỉ biết đứng, không biết quỳ!".[10]

Theo đại tá Lê Văn Thiện, một cựu tù Côn Đảo, trong quyển sách "Tình đất đỏ", dẫn lời kể của cựu tù Côn Đảo lâu năm là ông Tám Vàng, quê Trà Vinh, người đã chứng kiến buổi hành hình và tự tay chôn cất Võ Thị Sáu thì khi lính Pháp trói chị Sáu vào gốc bàng, hướng về nghĩa địa Hàng Dương. Quân Pháp lấy khăn bịt mắt nhưng chị Sáu phản đối không cho bịt, rồi chị nhìn thẳng vào bọn lính sắp bắn và hát bài “Chiến sĩ Việt Nam”, “Lên Đàng”

Sau khi quân Pháp bắn Võ Thị Sáu, ông Tám Vàng cởi dây trói cho Võ Thị Sáu, mắt cô vẫn mở, cơ thể còn ấm nóng. Chính tay ông Tám Vàng đã vuốt mắt cho cô. Và cũng vì nể phục Võ Thị Sáu, nên thay vì lấp đất chôn xác như với những tù nhân khác, ông Tám Vàng đã bí mật tìm 4 tấm ván làm hòm dã chiến để chôn cất.

Chôn cất và thờ cúng

Ngay tối 23 tháng 1, kíp tù nhân làm thợ hồ ở khám 2, banh I đã tìm cách đúc một tấm bia bằng xi-măng đề rõ họ tên, quê quán, ngày chết đặt ở nơi chôn cất cô. Sáng hôm sau, khi hay tin, chúa ngục Côn Đảo là Jarty đích thân dẫn lính đến đập nát tấm bia, san bằng ngôi mộ. Sáng hôm sau, ngôi mộ được đắp cao hơn và một tấm bia bằng xi-măng khác lại được dựng lên. Chúa ngục Jarty ra lệnh cho giám thị trưởng Passi chỉ huy 20 lính lôi từng người tù ra đánh bằng roi mây và giam những người bị tình nghi vào xà lim. Tuy nhiên, các tù nhân khổ sai vẫn lén giấu từng nhúm xi măng để dựng lại bia, đắp lại ngôi mộ. Cứ mỗi lần bị đập bia, thì sau đó bia mộ mới lại được dựng lên. Giữa các tù nhân và những người Việt đang làm cho người Pháp tại Côn Đảo bắt đầu lan truyền những huyền thoại về Võ Thị Sáu, một người con gái chết trẻ, vốn được cho là sẽ hiển linh trong văn hóa tâm linh Á Đông. Những lời đồn đại nhanh chóng lan truyền cho rằng “Cô Sáu rất linh thiêng, không ai có thể đập phá được mộ của cô”, và những ai trực tiếp chỉ huy phá mộ thì vài hôm sau đã chết “bất đắc kỳ tử”, hoặc khùng khùng điên điên. Cũng từ đây, người trên đảo khi nhắc tới điều gì đều không thề: “Có trời đất quỷ thần”, mà thề: “Có cô Sáu chứng giám”

Những lời đồn đại về sự linh thiêng của Võ Thị Sáu tiếp tục được lưu truyền sau khi chính phủ Việt Nam Cộng hòa tiếp quản và vẫn sử dụng Côn Đảo như một trại tù chính nhằm cách ly những tù nhân nguy hiểm nhất mà số đông là tù nhân Việt Minh và quân Giải phóng. Năm 1960, một viên chức tên Tăng Tư ra Côn Đảo nhận chức Phó tỉnh trưởng tỉnh Côn Đảo, vợ ông này đang mắc bệnh nan y. Nghe chuyện về Võ Thị Sáu, ông này âm thầm lập bàn thờ Sáu trong nhà, cầu mong phù hộ cho vợ khỏi bệnh. Tăng Tư là quan chức của Việt Nam Cộng Hòa, việc thờ Võ Thị Sáu nếu bị phát giác thì sẽ bị kết tội là thờ "liệt sĩ Cộng sản", nhưng ông này vẫn bất chấp nguy hiểm do niềm tin vào sự linh thiêng của Võ Thị Sáu. Năm 1964, Tăng Tư lên chức tỉnh trưởng, bà vợ khỏi bệnh. Vợ chồng Tăng Tư liền làm lễ tạ và gieo quẻ xin phép được trùng tu ngôi mộ của Võ Thị Sáu. Rồi vợ Tăng Tư về ngay Chợ Lớn đặt tấm bia có khắc rõ là: “Liệt nữ Võ Thị Sáu. sinh năm 1933 tại Bà Rịa, mất ngày 23/1/1952” và tổ chức buổi lễ long trọng đặt bia trên mộ chị.

Về sau còn có thêm 1 tấm bia nữa do Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam dựng nên để ghi công chị. Tổng cộng, ngôi mộ Võ Thị Sáu có tới 3 tấm bia, mỗi tấm đều gắn với một sự ghi nhận từ tâm linh cho tới lịch sử, không chỉ từ những đồng đội của chị mà còn từ chính đối phương.

Những tin đồn

Trong một bài phỏng vấn của báo Giáo dục với Giáo sư Mạch Quang Thắng về cách học Sử ngày nay, Giáo sư Thắng có dẫn một ví dụ được cho là "làm cho tình trạng chán Sử tăng lên" đó là lý do "còn nhiều người cứ hay xuyên tạc lịch sử". Ông đã dẫn chứng một ví dụ là những thông tin xuyên tạc trên Internet về Võ Thị Sáu, ví dụ như "Võ Thị Sáu chẳng qua là một người con gái bị tâm thần, ngớ ngẩn. Lợi dụng sự ngớ ngẩn của Sáu, nhóm những người hoạt động cách mạng mới đưa cho bà lựu đạn rồi xúi ném vào một toán quân địch đang ngồi họp. Bà ném rồi bị bắt đi tù, đem đi xử bắn. Bà chẳng biết gì về tính mạng của mình, cứ cười tươi và hái hoa dại mọc dọc đường ra pháp trường cài lên tóc". Giáo sư Mạch Quang Thắng nhận định rằng, những thông tin đó là "tầm bậy quá chừng" và "Người ta nói và viết trắng trợn, chẳng cần có trách nhiệm gì cả. Cứ phán bừa". Một học giả khác chuyên nghiên cứu về lịch sử Côn Đảo, về Võ Thị Sáu là bạn của Giáo sư Thắng còn cho rằng: "Sự xuyên tạc kiểu như thế này là một nguyên nhân nữa làm một số người ta chán Sử".

Căn cứ của luận điệu "xét lại Võ Thị Sáu" cho rằng: chỉ người bị điên mới cài hoa lên tóc và hát khi ra pháp trường. Nhưng thực tế có rất nhiều những tấm gương anh hùng khác trong lịch sử cũng làm vậy để tỏ rõ khí phách: Nguyễn Thái Học đã đọc 4 câu thơ bằng tiếng Pháp giữa pháp trường trước khi lên máy chém của thực dân Pháp ngày 17-6-1930 (“Mourir pour sa patrie/ C’est le sort le plus beau/ Le plus digne…/ d’en vie…” -Chết vì tổ quốc/ Chết vinh quang/ Lòng ta sung sướng/ Trí ta nhẹ nhàng…); Phó Đức Chính là bạn chiến đấu của Nguyễn Thái Học, khi lên máy chém cũng đã giật băng bịt mắt và đòi nằm ngửa để xem máy chém rớt xuống. Ngoài ra, nếu Võ Thị Sáu "bị điên" thì tại sao tòa án Pháp lại đi ngược lại các nguyên tắc tư pháp tối thiểu để kết án tử hình một người đã mất năng lực hành vi dân sự.

Trước những thông tin đồn nhảm về Võ Thị Sáu, tháng 7/2017, nhà văn Nguyễn Hồng Thái đã cung cấp những tư liệu quý, phỏng vấn trực tiếp những nhân chứng trong trại giam về Võ Thị Sáu để phản bác những thông tin thất thiệt xuất hiện trên mạng xã hội. Ông nói: “Hiện nay trên mạng có những thông tin thất thiệt, không hiểu nguyên nhân vì sao lại xuyên tạc, bịa đặt Võ Thị Sáu là người không có thật hoặc bị điên. Chúng tôi rất buồn và phẫn nộ trước thông tin vu khống, bịa đặt này". Nhà văn Đặng Vương Hưng chia sẻ: “Có một số thông tin trái chiều về chị Võ Thị Sáu là điều rất đáng buồn. Tôi tin rằng, sự thật vẫn là sự thật, những thông tin sai lệch, nhằm bóp méo sẽ qua đi thôi, và người nào có những suy nghĩ như thế sẽ phải trả giá.”

Tưởng niệm và vinh danh[sửa | sửa mã nguồn]

Mộ Võ Thị Sáu tại Khu B2 Nghĩa trang Hàng Dương.

Sau khi cô hy sinh, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã công nhận cô là liệt sĩ. Năm 1993, cô được Nhà nước Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Khu mộ của Võ Thị Sáu tại Nghĩa trang Hàng Dương Côn Đảo được tôn tạo nhiều lần và trở thành một trong những điểm tham quan nổi tiếng nhất tại Côn Đảo. Do ảnh hưởng từ các giai thoại hiển linh của cô, nhà lưu niệm Võ Thị Sáu luôn đầy ắp các vật phẩm phụng cúng từ nhiều nơi.[12] Thậm chí, có hẳn cả một chương trình viếng mộ Võ Thị Sáu tại Hàng Dương vào lúc nửa đêm với rất nhiều người tham dự.

Ngôi nhà mà gia đình cô thuê ở cuối thập niên 1930 đầu thập niên 1940, đã được chính quyền Việt Nam mua lại đầu thập niên 1980, trùng tu lại nguyên trạng ban đầu và công nhận là di tích cấp quốc gia theo Quyết định số 15/QĐ-BT ngày 27 tháng 1 năm 1986.[5]

Tại nhiều nơi trên Việt Nam, tên Võ Thị Sáu được đặt cho những con đường tại các đô thị,[13] cũng như nhiều trường học.

Hình tượng Võ Thị Sáu cũng được đưa vào bài hát Biết ơn chị Võ Thị Sáu. Bộ phim "Người con gái đất đỏ" được trình chiếu năm 1994 tại Việt Nam, được dựa trên những thông tin lịch sử về Võ Thị Sáu. Diễn viên đóng vai Võ Thị Sáu là ca sĩ Thanh Thúy, người được cho là đã thể hiện rất thành công hình tượng nhân vật Võ Thị Sáu.

LNM
16 tháng 3 2018 lúc 20:29

Võ Thị Sáu (1933-1952) là một nữ du kích trong kháng chiến chống Pháp ở Việt Nam, người nhiều lần thực hiện các cuộc mưu sát nhắm vào các sĩ quan Pháp và những người Việt cộng tác đắc lực với chính quyền thực dân Pháp tại miền Nam Việt Nam.

Do bị chỉ điểm, cô bị quân Pháp bắt được và bị tòa án binh Quân đội Pháp xử tử hình khi chưa đến 18 tuổi.

Chính quyền Việt Nam xem cô như một biểu tượng liệt nữ anh hùng tiêu biểu trong cuộc Kháng chiến chống Pháp và đã truy tặng cho cô danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 1993.

Võ Thị Sáu là con ông Võ Văn Hợi và bà Nguyễn Thị Đậu. Về nguyên quán, trên bia mộ chỉ ghi tại huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Nhiều tài liệu ghi nguyên quán của cô tại xã Phước Thọ (thuộc tổng Phước Hưng Hạ), tỉnh Bà Rịa, nay thuộc xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.Sinh ra trong một gia đình nghèo, thân phụ làm nghề đánh xe ngựa chở khách thuê đi Long Điền, Phước Hải, thân mẫu buôn bán bún bì chả tại chợ Đất Đỏ, từ nhỏ, cô phải phụ giúp cha mẹ để sinh kế. Năm cô lên 4 tuổi, gia đình cô đã thuê một căn nhà thuộc dãy phố chợ do làng xây dựng để cho thuê mướn. Căn nhà này nay thuộc thị trấn Đất Đỏ, được chính quyền Việt Nam cho phục dựng để làm nhà lưu niệm về cô.

Dương Trúc Quỳnh
16 tháng 3 2018 lúc 20:30

Võ Thị Sáu là con của ông Võ Văn Hợi và Bà Nguyễn Thị Đậu. Về nguyên quán, cô sinh ở Đất Đỏ, Bà Rịa, Vũng Tàu.

Mình chỉ biết thế thôi.KB nha

Thỏ Mun
17 tháng 3 2018 lúc 10:18

Võ Thị Sáu[2] sinh năm 1933, là con ông Võ Văn Hợi và bà Nguyễn Thị Đậu.[3] Về nguyên quán, trên bia mộ chỉ ghi tại huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Nhiều tài liệu ghi nguyên quán của cô tại xã Phước Thọ (thuộc tổng Phước Hưng Hạ), tỉnh Bà Rịa, nay thuộc xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.[4] Một số tài liệu khác ghi nguyên quán của cô tại xã Long Mỹ (thuộc tổng Phước Hưng Thượng), tỉnh Bà Rịa, nay thuộc xã Long Mỹ, cũng thuộc huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.[3]

Sinh ra trong một gia đình nghèo, thân phụ làm nghề đánh xe ngựa chở khách thuê đi Long Điền, Phước Hải, thân mẫu buôn bán bún bì chả tại chợ Đất Đỏ, từ nhỏ, cô phải phụ giúp cha mẹ để sinh kế. Năm cô lên 4 tuổi, gia đình cô đã thuê một căn nhà thuộc dãy phố chợ do làng xây dựng để cho thuê mướn. Căn nhà này nay thuộc thị trấn Đất Đỏ, được chính quyền Việt Nam cho phục dựng để làm nhà lưu niệm về cô.[5]


Các câu hỏi tương tự
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Đinh Văn Duẩn
Xem chi tiết
Đinh Văn Duẩn
Xem chi tiết
Đinh Văn Duẩn
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Trương Quang Thành
Xem chi tiết
nguyễn hoàng linh chi
Xem chi tiết