Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hồ Thị Phong Lan

Những định hướng phát triển kinh tế - xã hội ở ĐBSH cũng với cơ sở khoa học của nó.

Võ Thị Hoài Linh
28 tháng 1 2016 lúc 14:28

* Những định hướng phát triển kinh tế - xã hội ĐBSH hiện nay.
- Cần phải phát triển kinh tế - xã hội theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa vào chuyển từ cơ cấu kinh tế nông nghiệp
là chính sang cơ cấu kinh tế công nghiệp là chính.
 

* Cơ sở khoa học của định hướng này là:
- Trước hết đất nông nghiệp trong vùng rất ít hiện nay chỉ có khoảng 70 vạn ha với bình quân đất trên đầu người thấp nhất
cả nước 0,46 ha/người, trong khi đó dân số trong vùng vẫn tiếp tục tăng thêm mặc dù tốc độ tăng đã giảm dần.

             + Khi đất nông nghiệp ngày càng giảm và dân số ngày càng tăng thì buộc người nông dân phải tiếp tục phải đầu tư thâm
canh cao hơn nữa để tăng năng suất cây trồng, nhưng lại thiếu vốn nên không đủ khả năng hoàn trả lại chất d2 cho đất nên đất đai
ngày càng thoái hóa giảm độ phì - năng suất cây trồng giảm theo.

             + Mặc dù năng suất cây trồng, vật nuôi ở ĐBSH hiện nay đã khá cao so với cả nước (năng suất trung bình 99 đạt 61 tạ/ha và có nhiều cánh đồng, nhiều huyện từ 8-10 tấn/ha, nhưng có thể năng suất lương thực của vùng đang dần dần tiến tới giới hạn cho nên  sản lượng LT-TP của vùng xu thế trong tương lai sẽ giảm và không đủ đáp ứng cho nhu cầu con người ngày càng tăng lên. Chính vì vậy nếu không ta cứ tiếp tục duy trì phát triển nông nghiệp ở ĐBSH thì không bao giờ đáp ứng đủ LT-TP cho con người.

- Trên những cơ sở khoa học nêu trên dẫn đến ĐBSH cần phải thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo xu thế giảm dần
phát triển nông nghiệp, tăng dần phát triển công nghiệp và các ngành dịch vụ. Vì phát triển công nghiệp trong vùng có nhiều lợi thế
như:
              + Tài nguyên khoáng sản trong vùng khá phong phú điển hình có than nâu, dầu khí, VLXD có nguồn nguyên liệu thuỷ hải
sản phong phú.
               + Trong vùng có nguồn lao động dồi dào trình độ chuyên môn kỹ thuật tay nghề.
               + Trong vùng có CSVCHT vững mạnh cho sự nghiệp công nghiệp hóa đặc biệt có mạng lưới công nghiệp hoá điển hình có
hệ thống GTVT-TTLL, có nhà máy hiện đại, nhiều nhà máy truyền thống.
               + Trong vùng rất năng động nên có khả năng thu hút nhiều nguồn vốn, nhiều dự án đầu tư quốc tế.
Trên cơ sở những lợi thế đó dẫn đến việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nông nghiêp là chính sang công nghiệp và dịch vụ ở
ĐBSH là hợp lý.

- Thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở ĐBSH theo xu hướng công nghiệp hóa.
                + Vì ĐBSH là địa bàn của nhiều tỉnh, nhiều thành phố có các điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội - nhân văn và những thế
mạnh khác nhau cho nên việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo xu thế công nghiệp hóa không phải bằng cách cùng một lúc các tỉnh
trong vùng đều thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp cho nên tỉnh nào có điều kiện thuận lợi trước thì
chuyển đổi trước và chuyển đổi dần2 sang xu thế công nghiệp hóa còn các tỉnh khác chưa có điều kiện thuận lợi thì chuyển đổi từ từ
để vẫn đảm bảo lương thực cho con người.

               + Trong khi chuyển đổi cơ cấu kinh tế sang công nghiệp thì phải ưu tiến phát triển các ngành dịch vụ như GT-TTLL, VHGD,
gia công, xuất khẩu... vì vùng này đông dân lao động dồi dào, bản chất cần cù, năng động rất khéo tay nên ngoài các ngành để
phát triển mạnh như giao thông, du lịch thì đẩy mạnh phát triển gia công xuất khẩu là hợp lý, đồng thời cũng là đảm nhận một công
đoạn trong dây truyền công nghệ của TG hiện nay.
 


Các câu hỏi tương tự
Võ Tân Hùng
Xem chi tiết
Phạm Thị Bích Thạch
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thùy Vân
Xem chi tiết
Thanh Ngân
Xem chi tiết
Phạm Thu Hà
Xem chi tiết
Phạm Thị Thúy Giang
Xem chi tiết
Bạch Hà An
Xem chi tiết
Đoàn Minh Trang
Xem chi tiết
Mai Thị Xuân Bình
Xem chi tiết