Tham khảo nha:
=> Ngũ cốc Các loại ngũ cốc (gạo, ngô, bột mỳ, kê, miến..) thường được dùng làm thức ăn cơ bản ở các nước đang phát triển. Ngũ cốc khô chứa 70% chất bột trở lên, ngoài ra ngũ cốc còn chứa một phần chất đạm. Gạo: Chất lượng protid của gạo là tốt hơn cả rồi đến bột mỳ và cuối cùng là ngô. Lớp ngoài cùng của hạt và mầm hạt gạo đều chứa các chất dinh dưỡng quý như đạm, mỡ, canxi và vitamin nhóm B. Không nên xay xát gạo trắng quá làm mất chất dinh dưỡng. Khi nấu cơm cũng làm mất vitamin B1, vì vậy không vo gạo kỹ quá, nên dùng nước sôi và đậy vung khi thổi cơm. Lưu ý bảo quản gạo, ngô, khoai, sắn ở nơi khô ráo để tránh bị mốc, khi thực phẩm bị mốc cần bỏ không dùng vì mốc sẽ tạo ra độc tố vi nấm, có hại cho sức khoẻ. Bánh mỳ: Chất lượng bánh mỳ phụ thuộc vào độ chua, độ ẩm và xốp. Bánh xốp, vỏ mềm dễ tiêu hóa. Độ chua và độ ẩm cao làm giảm chất lượng bánh. Bánh sau khi sản xuất cần bảo quản khô sạch trong khi vận chuyển và tiêu thụ. Bị ẩm, bánh dễ bị mốc và lên men, nhiễm khuẩn làm ruột bánh trở nên mềm, dính, chảy và có mùi khó chịu. Không được ăn bánh đã bị mốc hoặc bị nhiễm khuẩn. Khoai, sắn Hàm lượng chất bột trong khoai sắn chỉ bằng 1/3 hàm lượng chất bột trong ngũ cốc. Hàm lượng chất đạm trong khoai sắn cũng ít nên ǎn khoai, sắn nhiều cần phải ăn thêm nhiều chất đạm nhất là đối với trẻ em để phòng suy dinh dưỡng. Chú ý: - Không ǎn khoai tây đã mọc mầm vì chứa chất độc có thể gây chết người. - Sắn tươi có chứa chất độc nên không được ǎn sắn tươi sống, có thể gây chết người. Khi ǎn sắn tươi cần bóc bỏ vỏ, ngâm nước 12 - 24 giờ trước khi luộc, luộc xong cần mở vung cho bay hết hơi để loại chất độc.
Bánh mì, gạo, bánh tiêu, khoai (lang, tây), mì,...
ngũ cốc,khoai sắn,bánh,kẹo,nước ngọt,mật ong,bánh mì ,gạo,koai lang,khoai tây
Thực phẩm giàu chất đường bột là các hạt ngũ cốc, khoai, sắn, mía, sữa.