Văn bản ngữ văn 8

Thảo Phương

Nhanh, đúng , hay kiếm 2 GP

1: Giải thích câu nói của Lê-nin:" Học, học nữa, học mãi"?(Thấy trên hoc24h chưa có bài nào hay lắm)

2: Phân tích cái tâm cái tình yêu đât nước của Kim lân qua VB:"Làng"

Phạm Ngân Hà
21 tháng 7 2017 lúc 21:15

Bài 1: Lênin là nhà cách mạng kiệt xuất của nhân loại. Tên tuổi của Người gắn liền với cuộc Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại. Bên cạnh đó, đối với nhiều thế hệ người Việt Nam, tên tuổi Lênin đã trở thành thân thuộc với câu châm ngôn nổi tiếng: “Học, học nữa, học mãi”.

Khái niệm “học” mà Lênin sử dụng ở đây có thể hiểu theo những cách khác nhau, tùy theo mức độ rộng hay hẹp trong ý nghĩa.

Theo nghĩa hẹp: học là hoạt động thu nhận và tái hiện tri thức của học sinh dưới sự hướng dẫn và truyền đạt của thầy giáo trong nhà trường. Hoạt động học như thế gắn liền với một giai đoạn cụ thể trong cuộc đời: lứa tuổi thanh thiếu niên, gắn liền với một khòng gian xác định: nhà trường.

Theo nghĩa rộng: Hoạt động học diễn ra ở mọi nơi mọi lúc, trong suòt cuộc đời một con người. Không phải ngẫu nhiên người ta gọi cuóc đời là “trường đời”. đây là mái trường mở ra theo bước chân của con người trên mọi nẻo đường đời, ở mọi lứa tuổi. Theo ý nghĩa này, Gorki đã gọi cuộc đời là “trường đại học của tôi”. Và đây cũng là ý nghĩa chính trong khai niệm học của Lènin. Bản thân cuộc đời Lênin là một minh chứng cho quan niệm này. Qua trường đời, Lênin thu nhận tri thức để trở thành nhà trường có kiến thức sâu rộng. Qua trường đời, Lênin “học làm cách mạng" rồi trở thành nhà cách mạng vĩ đại. Tri thức của nhà trường theo nghĩa hẹp dù phong phú, toàn diện đến đâu cũng có giới hạn. Tri thức của tnrờng đời mới là nguồn tri thức rộng lớn, phong phú. Trong trường đời moi sự kiện, mọi lĩnh vực đời sống là trang sách. Mọi người quanh ta đều là thầy ta. Người ta phải học tất thảy mọi điều dù là nhỏ nhặt nhất như câu tục ngữ đã tổng kết: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”.

Với cách hiểu trên, hoại động học là rất cần thiết. Nhờ học mà xã hội loài người luôn phát triển. Thế hệ sau kế thừa những thành tựu của thế hệ trước để từ đó tạo lập nên những thành tựu mới. Lí giải về sự thành công của mình, nhà bác học Niutơn đã nói một cách hõm hỉnh: Tôi đã đứng trên vai người khổng lồ. “Người khổng lồ” ở đây lá một cách nói hình tượng về những tri thức đã được nhà bác học tiếp thu qua nhưng hoạt động học tập của mình.

Nghĩa gốc của từ “học” trong tiếng Nga mà Lênin sử dụng chỉ hoạt động diễn ra trong một quá trình kéo dài. Người lặp lại từ này ba lần chính là để nhàn mạnh tính thường xuyên, liên tục, không ngừng của hoạt động học. Có điều đó là bởi tri thức trong trường đời là vô hạn. Nó bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau và luôn luôn được bổ sung, phát triển. Đây chính là lí do để chúng ta phải “học nữa, học mãi”. Ngừng học tập cũng tức là chúng ta đặt mình ra khỏi vòng quay của cuộc sống đang không ngừng đổi thay, phát triển.

Nhưng “học nữa, học mãi” không có nghĩa là học tràn lan mọi lĩnh vực, học không có trọng điểm kiến thức. Bên cạnh việc học toàn diện, chúng ta còn phải biết hướng sự học vào giải quvết những mục tiêu cụ thể trong cuộc sống. Mục đích của học không phải chỉ để tiếp thu tri thức mà còn phải vận dụng tri thức đó vào thực tế cuộc sống, để đạt tới những thành tựu có ý nghĩa, để tạo ra tri thức mới. Học như thơ mới đem lại sự say mê và bổ ích. Đây là động lực để hoạt động học gắn bó với con người trong cuộc đời của mình.

Chúng ta đang sống trong một xã hội được mệnh danh là “xã hội tri thức”, “xã hội thông tin”: Hơn bao giờ hết, phương châm “Học, học nữa, học mãi” của Lênin thật sự trở nên thiết yếu với mồi con người. Sự giàu có đích thực của mỗi con người, mỗi quốc gia ngày nay là sự giàu có tri thức. Chỉ có phát triển tri thức mới đưa đất nước “sánh vai các cường quốc năm châu” như mong ước của Bác Hồ vĩ đại.

Câu châm ngôn “Học, học nữa, học mãi” của Lê nin thật gián dị nhưng lại hàm chứa một chiều sâu trí tuệ. Đất nước đang đứng trước những vận hội mới. Thế hệ thanh, thiếu niên Việt Nam vì thế phải khắc sâu lời nhắc nhở của Lênin và biến nó trở thành hiện thực bằng những hoạt động cụ thể của mình.

Bài 2:

Ông Hai, thật vậy, đã yêu cái làng chợ Dầu của mình bằng một tình yêu đặc biệt. Đấy là nơi tổ tiên, cha mẹ ông đã từng sinh trưởng và cũng là nơi chôn rau cắt rốn của ông. Do vậy, ông yêu làng này bằng một tình yêu vốn có từ lâu, sâu sắc và bền vững như tình yêu của một nông dân gắn bó với quê hương, nói cụ thể hơn là gắn bó với cảnh vật và con người của mảnh đất quê hương ấy. Bởi thế, mỗi lần nói đến làng chợ Dầu ấy, ông đều nói với giọng say mê, náo nức lạ thường. “Hai con mắt sáng hẳn lên. Cái mặt biến chuyển hoạt động”... Ông yêu tất cả những cảnh vật ở làng ông, nên mạnh dạn tự hào: ”Nhà ngói san sát sầm uất như tỉnh”, đường trong làng ”toàn lát đá xanh, trời mưa đi, bùn không dính đến gót chân”, “phơi thóc rơm thì tốt thượng hạng”. Đôi khi ông cường điệu, ông tự hào mãnh liệt đến cả cái sinh phần của cụ Thượng “vườn hoa cây cảnh nom như động ấy”.

Mãi đến sau cách mạng thánh Tám, ông mới nhận ra chính cái dinh cơ của quan Tổng đốc ấy đã đem lại bao nỗi khổ ải cho dân làng. Có người bệnh, có người chết, bao nhiêu người làm việc không công. Riêng phần ông đã bị một đống gạch đổ vào bại một bên hông. Cả cái chân ông sau này khập khiểng, đi đứng không ngay ngắn được cũng là do cái lăng tai ác ấy. Dưới mắt ông, cái gì của làng chợ Dầu cũng lớn, cũng đẹp hơn hẳn những thứ của thiên hạ. Từ cái phòng thông tin triển lãm “sáng sủa và rộng rãi nhất vùng”, đến cái chòi phát thanh trong làng, cả đến cây lúa ngoài đồng... Cái gì của làng cũng làm ông say mê, hãnh diện, tự hào.

Lúc cuộc kháng chiến của cả dân tộc bùng lên, lòng yêu mến làng quê của ông Hai đã có những chuyển biến rõ rệt. Nếu trước kia, ông hãnh diện vì làng chợ Dầu giàu có, tươi đẹp, cái sinh phần của cụ Thượng tốt tươi, mới lạ, thì sau cách mạng tháng Tám, nhờ giác ngộ chính trị, ông lại tự hào về không khí cách mạng sôi nổi ở làng ông. Từ những buổi tập quân sự, những hố, những ụ, những giao thông hào chiến đấu, ông đã bộc lộ niềm sung sướng của mình truớc những sự thay đổi đó. Sự xuất hiện của những phòng thông tin, chòi phát thanh, đúng là cuộc đời, số phận ông thực sự gắn liền với những thăng trầm của làng Dầu yêu dấu của ông. Đối với ông Hai khi ấy, tình yêu làng mạc và tình yêu đất nước đã chan hoà làm một trong tình cảm và nhận thức của ông. Những ngày đầu kháng chiến, ông luôn luôn tự hào về việc làng Dầu của mình đã tham gia vào cuộc chiến đấu chung của dân tộc. Ngay bản thân ông cũng đã nhiệt tình cùng với mọi người đi đào đường, đắp ụ để cản giặc và ông tha thiết muốn ở lại làng để trực tiếp chiến đấu. Nhưng sau đó ông Hai phải theo vợ con tản cư đến một làng khác. Nỗi nhớ làng không nguôi, ở nơi tản cư, ông đã tin tức về kháng chiến. Không đọc được báo, ông đã tìm hỏi tin cho bằng được. Trước tin một em bé ở ban tuyên truyền xung phong dũng cảm cắm cờ lên Tháp Rùa; một anh trung đội trưởng giết được bảy tên giặc đã tự sát bằng quả lựu đạn cuối cùng, ông Hai cứ tấm tắc khen: “Khiếp thật! Tinh là những người giỏi cả”. Ngoài việc khâm phục những người anh hùng trong kháng chiến, ông Hai còn hả hê trước thất bại của địch: Chỗ này giết được tên Pháp với hai tên việt gian, chỗ kia phá đổ một xe tăng và một xe díp “ruột gan của lão cứ múa cả lên, vui quá”. Nhưng không có gì đâu đớn, tủi nhục cho ông Hai bằng khi nghe một người đàn bà tản cư từ dưới xuôi lên nói: “Cả làng chúng nó (làng Dầu) việt gian theo Tây”, “Việt gian từ thằng chủ tịch mà đi cơ ông à!”, “cổ ông Hai cứ nghẹn lại, da mặt tê rân rân”. “Ông lặng đi tưởng như không bao giờ thở được”. Niềm tự hào bao lâu bỗng chốc tan tành, sụp đổ. Giá không yêu nơi sinh trưởng của mình, ông đâu cảm thấy đau đớn và nhục nhã đến thế. Ông vờ đứng lảng ra chỗ khác rồi đi thẳng, “cúi gằm mặt xuống mà đi”. Về đến nhà, “ông nằm vật ra giường”, nước mắt ông cứ tràn ra. Khi nhìn đàn con, chưa bao giờ ông đau đớn đến thế, nghĩ rằng: “Chúng nó là trẻ con làng việt gian đấy ư?” Ông Hai căm ghét bọn phản bội làng, phản bội Tổ quốc. Nỗi đau đớn và nhục nhã và lo sợ của ông lên tới cao độ khi nghe tin nhân dân địa phương có người làng Dầu tản cư đến là họ tẩy chay dân làng ông, “đến đâu có người chợ Dầu người ta cũng đuổi như đuổi hủi”, ngay mụ chủ nhà cũng đã đuổi khéo vợ chồng, con cái ông ra khỏi nhà. Trước tình cảnh ấy, ông Hai bế tắc nhưng nhất định không chịu trở về làng: “Về làng là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ”. Cũng không thể đi đâu, ở đâu, người ta cũng đuổi người làng chợ Dầu của ông. Từ đau đớn nhục nhã như thế, ông Hai lại biết bao vui sướng khi nhận được tin làng ông bị giặc phá, nhà ông bị giặc đốt. Nghĩa là làng Dầu của ông không hề theo giặc. “Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ, đốt nhẵn rồi”. Ông Hai cứ múa tay lên mà khoe cái tin ấy cho mọi người. “Vui mừng vì nhà mình bị đốt!” một niềm vui thể hiện một cách đau xót và đầy xúc động thể hiện tinh thần yêu nước, yêu cách mạng của người nông dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Nỗi vui mừng của ông Hai ở đây thật vô bờ bến. Ông hào phóng mua quà cho các con, ông muốn san sẻ niềm vui sướng ấy cho mọi người trong đó có cả mụ chủ nhà từng gieo cho ông nhiều nỗi bực dọc, căm tức. Từ một người yêu mến đắm say làng mạc của mình, ông Hai đã gắn tình yêu ấy với tình yêu đất nước, chính vì thế mà làng Dầu của ông có như thế nào đi nữa, ông vẫn một lòng, một dạ ủng hộ kháng chiến, ủng hộ Cụ Hồ.

Thật đúng như nhà văn I-li-a Ê-ren-bua nói: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu đồng quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”. Quả thật, ông Hai là hình ảnh đẹp của những người nông dân bình thường nhưng giàu lòng yêu nước trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây (1946-1954). Nhà văn Kim Lân đã có những thành công trong việc xây dựng hình tượng người nông dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp với những tình cảm chân thực và thăm đượm tình yêu quê hương, đất nước.

Bình luận (6)
Nguyễn Thị Ngọc Bảo
21 tháng 7 2017 lúc 21:47
1. Bài làm: Nhân dân ta hầu như ai cũng biết đến câu nói sâu sắc của nhà bác học thiên tài Lê Nin: 'Học, học nữa, học mãi'. Câu nói này quả nhiên là một lời khuyên răn đối với chúng ta về vấn đề học tập kinh nghiệm, rằng học mãi để hiểu cao biết rộng vì kiến thức như là một đại dương bao la vô tận không bao giờ học hết được. Câu nói:'' Học, học nữa, học mãi'' quả là không sai. 'Học' có nghĩa là học hỏi, tìm tòi, sự tiếp thu bài, kiến thức của con người dưới sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy co, người dạy học. Khi học, chúng ta phải tìm hiểu thêm về nó để biết sâu hơn và có thể mở rộng những kiến thức mà chúng ta đã học được như lời Lê Nin đã nói, 'Học, học nữa, học mãi'. Câu nói đó có ý nghĩa rằng chúng ta phải học hỏi, tìm tòi không ngừng ề những kiến thức chúng ta học được ở những người xung quanh mình. Qua đó, ta thấy câu nói đó là một chân lí sâu sắc, đúng đắn từ trước đến nay, con người kể cả những nhà toán học, văn học, sử học, thiên văn,... cũng phải học hỏi, tìm hiểu chuyên sâu vào ấn đề thì mứi trở nên thành tài, thành các nhà bác học như vậy. Nhưng không phải trở thành nhà bác học là đã học được hết các kiến thức vì kiến thức là cả một đại dương, hoặc có thể nói rằng, kiến thức là một kho báo bí hiểm mà chúng ta cần phải khám phá. Chỉ cần một ngày trôi qua thôi, có thể sẽ có một phát minh, hoặc một kiến thức mà ai đó khám phá được ra đời. Vì thế, chúng ta phải nỗ lực học tập không ngừng để khám phá ra kho báu bí hiểm kia.
Đất nước ta có rất nhiều nhà bác học nổi tiếng như: Lê Quý Đôn, Lương Thế Vinh,... hay nhà toán học ngày nay như Ngô Bảo Châu. Hay các nhà toán học, bác học nước ngoài như là toán học Pitago, O clit, Newton,... Học đã dày công nghiên cứu, tìm hiểu, học hỏi suốt đời và đã cống hiến, phát iện ra nhiều khiến thức quý báu cho nhân loại, con người. Ngoài ra, em thấy câu nói của Lê Nin còn là một lời giáo dục, dạy bảo có giá trị dành cho con người, giáo dục lí tưởng, chân lí sống cao quý.
Bác Hồ kính yêu của chúng ta cũng có câu: 'Học hỏi là một việc phải liên tục suốt đời' hoặc câu nói nổi tiếng của Kalinin: 'đường đời là chiếc thang không nấc chốt, việc học là quyển sách không trang cuối cùng'. Qua đó, ta thấy những câu nói của các danh nhân về iệc học, tìm hiểu không ngừng đã phần nào bổ sung thêm tính đúng đắn cho câu nói của Lê Nin. Nhưng chúng ta có thể cũng cảm thấy buồn vì xã hội ngày nay có rất nhiều học sinh trong độ tuổi đi học rất lười biếng, không chăm chỉ tìm tòi, ngoài ra còn một số người đã đạt được danh hiệu, bằng cấp nên tự kiêu, tự mãn, cho là mình giỏi nên không tiếp tục tìm hiểu , học nữa. Còn có một số học sinh kiến thức hạn hẹp, có giới hạn, ham chơi nên đã khiến cho những người đó bị phê bình, phê phán. Do đó, tiếp tục học là việc cần phải làm. Nhưng trước đó, ta phải xác định mục tiêu cần đến để có thể nỗ lực học hơn. Chớ nên bỏ dở, thấy mình kém thì bỏ, tự ti.
Em có một lời khuyên cho những bạn đó bằn một câu nói mà em cảm thấy rất tâm đắc: ' Khi bạn muốn kết thúc thì hãy nghĩ đến lí do bạn bắt đầu'. Chúng ta phải xác định xem chúng ta học để làm gì thì mới có thể học được, có thể chúng ta học để phục vụ đất nước,... Bên cạnh đó, ta cần phải có thái độ học nghiêm túc, học ở trường, học ngoài xã hội. Khi đã đáp ứng đủ các yếu tố đó, chúng ta có thể sẽ mang lại lợi ích cho xã hội, làm cho xã hội thêm văn minh hơn, phát triển kinh tế,... để có thể sẵn sàng đấu tranh với mọi thử thách. Qua đó, ta thấy câu nói của Lê Nin rất đúng đắn, theo em nghĩ, chính Lê Nin cũng muốn các nước đều phát triển. Em cũng sẽ cố gắng thực hiện theo lời của Lê Nin. 2. Bài làm: Kim Lân là nhà văn có vốn sống vô cùng phong phú và sâu sắc về nông thôn Việt Nam.Các sáng tác của ông đều xoay quanh cảnh ngộ và sinh hoạt của người nông dân. Văn bản “Làng” đươc sáng tác vào thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ,với nhân vật chính là ông Hai ,một lão nông hiền lành ,yêu làng ,yêu nước và gắn bó với kháng chiến.
Ông Hai cũng như bao người nông dân quê từ xưa luôn gắn bó với làng quê của mình.Ông yêu quí và tự hào về làng Chợ Dầu và hay khoe về nó một cách nhiệt tình, hào hứng.Ở nơi tản cư ông luôn nhớ về làng,theo dõi tin tức kháng chiến và hỏi thăm về Chợ Dầu .
Tình yêu làng của ông càng được bộc lộ một cách sâu sắc và cảm động trong hoàn cảnh thử thách . Kim Lân đã đặt nhân vật vào tình huống gay gắt để bộc lộ chiều sâu tình cảm của nhân vật.Đó là tin làng chợ Dầu lập tề theo giặc.Từ phòng thông tin ra,đang phấn chấn,náo nức vì những tin vui của kháng chiến thì gặp những người tản cư,nghe nhắc đến tên làng,ông Hai quay phắt lại,lắp bắp hỏi,hy vọng được nghe những tin tốt lành,nào ngờ biết tin dữ:“Cả làng Việt gian theo Tây ”.Tin bất ngờ ấy vừa lọt vào tai đã khiến ông bàng hoàng, đau đớn :“Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại,da mặt tê rân rân ,ông lão lặng đi tưởng như đến không thở được,một lúc lâu ông mới rặn è è nuốt một cái gì vướng ở cổ.Ông cất tiếng hỏi,giọng lạc hẳn đi ”nhằm hy vọng điều vừa nghe không phải là sự thật.Trước lời khẳng định chắc chắn của những người tản cư,ông tìm cách lảng về.Tiếng chửi văng vẳng của người đàn bà cho con bú khiến ông tê tái :“cha mẹ tiên sư nhà chúng nó ,đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương,cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát”.
Về đến nhà ông chán chường “nằm vật ra giường”,nhìn đàn con nước mắt ông cứ giàn ra “ chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư?Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?”.Ông căm thù những kẻ theo Tây,phản bội làng,ông nắm chặt hai tay lại mà rít lên: “chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này ”.Niềm tin,nỗi ngờ giằng xé trong ông.Ông kiểm điểm lại từng người trong óc, thấy họ đều có tinh thần cả “có đời nào lại cam tâm làm cái điều nhục nhã ấy ”.Ông đau xót nghĩ đến cảnh “người ta ghê tởm,người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước”.Suốt mấy ngày liền ông chẳng dám đi đâu,“chỉ ở nhà nghe ngóng binh tình”,lúc nào cũng nơm nớp tưởng người ta đang để ý,đang bàn tán đến cái chuyện làng mình.Nỗi ám ảnh,day dứt,nặng nề biến thành sự sợ hãi thường xuyên trong ông.Ông đau đớn,tủi hổ như chính ông là người có lỗi...
Tình thế của ông càng trở nên bế tắc,tuyệt vọng khi bà chủ nhà có ý đuổi gia đình ông với lý do không chứa người của làng Việt gian.Trong lúc tưởng tuyệt đường sinh sống ấy,ông thoáng có ý nghĩ quay về làng nhưng rồi lại gạt phắt ngay bởi “về làng tức là bỏ kháng chiến,bỏ Cụ Hồ là “cam chịu quay trở lại làm nô lệ cho thằng Tây”.
Tình yêu làng lúc này đã lớn rộng thành tình yêu nước bởi dẫu tình yêu,niềm tin và tự hào về làng Dầu có bị lung lay nhưng niềm tin và Cụ Hồ và cuộc kháng chiến không hề phai nhạt.Ông Hai đã lựa chọn một cách đau đớn và dứt khoát:“Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù!”.Dù đã xác định thế nhưng ông vẫn không thể dứt bỏ tình cảm của mình đối với quê hương.Bởì thế mà ông càng xót xa,đau đớn...
Trong tâm trạng bị dồn nén và bế tắc ấy,ông chỉ còn biết tìm niềm an ủi trong lời tâm sự với đứa con trai nhỏ.Nói với con mà thực ra là đang trút nỗi lòng mình.Ông hỏi con những điều đã biết trước câu trả lời:“Thế nhà con ở đâu?”,“thế con ủng hộ ai ?”…Lời đứa con vang lên trong ông thiêng liêng mà giản dị:“Nhà ta ở làng Chợ Dầu”,“ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm !”…Những điều ấy ông đã biết,vẫn muốn cùng con khắc cốt ghi tâm.Ông mong “anh em đồng chí biết cho bố con ông, tấm lòng bố con ông là như thế đấy,có bao giờ dám đơn sai,chết thì chết có bao giờ dám đơn sai ”.Những suy nghĩ của ông như những lời nguyện thề son sắt.Ông xúc động,nước mắt “chảy ròng ròng trên hai má”.Tấm lòng của ông với làng,với nước thật sâu nặng,thiêng liêng.Dẫu cả làng Việt gian thì ông vẫn một lòng trung thành với kháng chiến,với Cụ Hồ …
May thay,tin đồn thất thiệt về làng Chợ Dầu được cải chính .Ông Hai sung sướng như được sống lại.Ông đóng khăn áo chỉnh tề đi với người báo tin và khi trở về “cái mặt buồn thỉu mọi ngày bỗng tươi vui rạng rỡ hẳn lên ”.Ông mua cho con bánh rán đường rồi vội vã,lật đật đi khoe với mọi người.Đến đâu cũng chỉ mấy câu“Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ !Đốt sạch !Đốt nhẵn ! Ông chủ tịch làng tôi vừa mới lên trên này cải chính.Cải chính cái tin làng chợ Dầu chúng tôi Việt gian theo Tây ấy mà .Láo!Láo hết! Toàn là sai sự mục đích cả .” “Ông cứ múa tay lên mà khoe với mọi người”.Ông khoe nhà mình bị đốt sạch,đốt nhẵn như là minh chứng khẳng định làng ông không theo giặc. Mất hết cả cơ nghiệp mà ông không hề buồn tiếc,thậm chí còn rất sung sướng,hạnh phúc.Bởi lẽ,trong sự cháy rụi ngôi nhà của riêng ông là sự hồi sinh về danh dự của làng chợ Dầu anh dũng kháng chiến.Đó là một niềm vui kỳ lạ,thể hiện một cách đau xót và cảm động tình yêu làng,yêu nước,tinh thần hy sinh vì cách mạng của người dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược .
Cách miêu tả chân thực,sinh động,ngôn ngữ đối thoại,độc thoại và độc thoại nội tâm đa dạng,tự nhiên như cuộc sống cùng với những mâu thuẫn căng thẳng,dồn đẩy, bức bối đã góp phần không nhỏ tạo nên thành công của câu chuyện, đồng thời còn thể hiện sự am hiểu và gắn bó sâu sắc của nhà văn với người nông dân và công cuộc kháng chiến của đất nước.
Qua nhân vật ông Hai ta hiểu thêm về vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân Việt Nam cũng như tác giả ở thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược :Yêu làng,yêu nước và gắn bó với kháng chiến.Có lẽ vì thế mà tác phẩm “Làng ” xứng đáng là một trong những truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại.
Bình luận (0)
Thảo Phương
21 tháng 7 2017 lúc 22:00

Wow nhiều em trl quá nhỉ

Bình luận (6)
Đạt Trần
21 tháng 7 2017 lúc 22:01

Câu 1: Trc nhé

Nhà bác học Đác- uyn từng nói “Bác học ko có nghĩa là ngừng học” .Đúng vậy việc học đâu chỉ chú trọng những kiến thức trong sách vở . Việc học cũng đâu chỉ là trách nhiệm của trẻ em đâu thôi . Sự thật học tập là công việc của cả một đời người ,từ những gì nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống đến những gì lớn lao ,từ già đến trẻ ai ai cũng phải học. Chính vì vậy, Lê-nin, một vị lãnh tụ vĩ đại đã có một câu nói rất nổi tiếng. Đó chính là :”Học, học nữa, học mãi”.
Cậu nói của leenin là 1 lời khuyên ngắn gọn như 1 khẩu hiệu giúp đỡ mọi người học tập. . Nó chia làm 3 ý mang tính tăng cấp. Học là thúc giục con người học tập, chiếm lĩnh tri thức . học nữa khác với vế trước , vế trước đã thúc giục ta bắt đầu học tập, vế này thúc giục ta tiếp tục học tập , học nữa mang hàm ý đã học rồi, nhưng cần tiếp tục học thểm nữa. còn học mãi khẳng định 1 vấn đề quan trọng về công việc học tập. học là công việc của cả cuộc đời khi đã có một vị trí nhất định trong xã hội. Chúng ta hãy cùng phân tích.
Để hiểu nội dung của lời khuyên này trước hết chúng ta cần hiểu học là gì? Học là một quá trình thu nhận, tích lũy kiến thức, kĩ năng để giúp cho bản thân có thêm hiểu biết về trình độ khoa học, kĩ thuật. Học là một khái niệm rất rộng chứ không phải bó hẹp trong phạm vi ngôi trường mà ngay từ nhỏ khi sống giữa vòng tay yêu thương của cha mẹ, ông bà chúng ta đã được dạy dỗ từ cách ăn nói, ứng xử, đi đứng đối xử với người trên với bạn bè. Thế rồi khi đến trường chúng ta lại được các thầy cô dạy kiến thức về khoa học về xã hội, và dưới bàn tay chăm sóc Ân cần của các thầy cô giáo ta còn được học cả rèn luyện cả về đạo đức. Và khi đi ra ngoài xã hội ta còn được học hỏi qua bạn bè, qua những người xung quanh mình, rồi còn qua các thông tin đại chúng như đài báo sách vở… Song có một điều chúng ta cần chú ý là phải học toàn diện tránh tình trạng hỏi về bất cứ vấn đề về tự nhiên thì đều biết còn hỏi về các vấn đề xã hội thì chẳng biết gì.
“Học nữa” là học hết trình độ này chúng ta phải chuyển sang trình độ khác, từ dễ đến khó, từ phạm vi hẹp đến phạm vi rộng. Việc học không bao giờ được ngừng nghỉ mà là một mạch nối tiếp nhau và không ngừng nâng cao để ta có cơ hội trau dồi tri thức, nâng cao trình độ hiểu biết của mình. Mỗi lần nâng lên một mức học con người sẽ trưởng thành và vững chắc thêm một bước về tri thức và trình độ và đó là thứ hành trang quý giá giúp con người tự tin khi bước vào cuộc sống tự lập sau này và quan trọng nhất là có tri thức trí tuệ để có thể vận dụng tốt vào công việc và có thể sáng tạo ra những công trình khoa học, góp phần xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.
Còn “học mãi” là học liên tục, học không ngừng nghỉ suốt đời, luôn nâng cao trình độ hiểu biết của mình. Học mãi để tạo thành thói quen ham học hỏi, say mê với khoa học. Và việc học phải được liên tục không bị hạn chế bởi tuổi tác. Khi ta còn trẻ việc học tập là đương nhiên thế nhưng khi ta càng cao tuổi thì việc học không vì thế mà ngưng trệ, mà ta cũng cần chăm chỉ học hỏi hơn nữa bằng cách tự học, nghiên cứu qua sách vở. Như vậy việc học là vô tận vừa học vừa làm vô cùng có lợi bởi quá trình làm việc sẽ giúp ta hiểu được mình còn thiếu kiến thức gì và việc học sẽ bổ sung cho ta. Như vậy câu nói rất đơn giản của Lênin đã cho ta thấy cần phải học như thế nào mới giúp ta trở thành con người hoàn thiện, một người có tri thức
Vậy vì sao chúng ta phải học? Trước hết việc ta học tập tốt sẽ có lợi cho chính bản thân ta, bởi nếu ta không học sau này ta sẽ không thể làm tốt công việc được. Nó còn là con đường giúp ta tồn tại trong xã hội , giúp chúng ta ko lạc hậu về kiến thức.nếu chúng ta ko hocj thì Kết quả công việc sẽ không được tốt đẹp như ta mong muốn và chúng ta sẽ không thể nuôi sống bản thân mình, không thể giúp được gia đình công như không thực hiện được nghĩa vụ cao cả của đất nước; là người làm chủ tương lai đất nước. Bác Hồ đã từng nói: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần công lao học tập của các cháu”. Đúng như vậy nếu chúng ta không học tập thì cả thế hệ trẻ sẽ chẳng có ai tài giỏi để giúp cho đất nước tiến lên, vì thế việc học tập là vô cùng cần thiết và hơn thế còn là trách nhiệm đối với mỗi người học sinh chúng ta để đưa đất nước sáng ngang với các nước khác trên thế giới. Và chúng ta không học tập tốt không nắm được những tri thức khoa học hiện đại chúng ta sẽ trở thành những người lạc hậu trước sự lớn mạnh như vũ bão của khoa học kĩ thuật trong ngày nay. Như vậy học tập tốt là giúp cho ta và cho xã hội hơn nữa là phát huy truyền thống hiếu học của ông cha ta từ xưa cho đến nay.
Câu nói:' học, học nữa, học mãi' quả là không sai. 'Học' có nghĩa là học hỏi, tìm tòi, sự tiếp thu bài, kiến thức của con người dưới sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy co, người dạy học. Khi học, chúng ta phải tìm hiểu thêm về nó để biết sâu hơn và có thể mở rộng những kiến thức mà chúng ta đã học được như lời Lê Nin đã nói, 'Học, học nữa, học mãi'. Qua đó, ta thấy câu nói đó là một chân lí sâu sắc, đúng đắn từ trước đến nay, con người kể cả những nhà toán học, văn học, sử học, thiên văn,... cũng phải học hỏi, tìm hiểu chuyên sâu vào ấn đề thì mứi trở nên thành tài, thành các nhà bác học như vậy.
Nhưng không phải trở thành nhà bác học là đã học được hết các kiến thức vì kiến thức là cả một đại dương, hoặc có thể nói rằng, kiến thức là một kho báo bí hiểm mà chúng ta cần phải khám phá. Chỉ cần một ngày trôi qua thôi, có thể sẽ có một phát minh, hoặc một kiến thức mà ai đó khám phá được ra đời. Vì thế, chúng ta phải nỗ lực học tập không ngừng để khám phá ra kho báu bí hiểm kia.
Đất nước ta có rất nhiều nhà bác học nổi tiếng như: Lê Quý Đôn, Lương Thế Vinh,... hay nhà toán học ngày nay như Ngô Bảo Châu. Hay các nhà toán học, bác học nước ngoài như là toán học Pitago, O clit, Newton,... Học đã dày công nghiên cứu, tìm hiểu, học hỏi suốt đời và đã cống hiến, phát hiện ra nhiều khiến thức quý báu cho nhân loại, con người. Ngoài ra, em thấy câu nói của Lê Nin còn là một lời giáo dục, dạy bảo có giá trị dành cho con người, giáo dục lí tưởng, chân lí sống cao quý.

Bác Hồ kính yêu của chúng ta cũng có câu: 'Học hỏi là một việc phải liên tục suốt đời' hoặc câu nói nổi tiếng của Kalinin: 'đường đời là chiếc thang không nấc chốt, việc học là quyển sách không trang cuối cùng'. Qua đó, ta thấy những câu nói của các danh nhân về iệc học, tìm hiểu không ngừng đã phần nào bổ sung thêm tính đúng đắn cho câu nói của Lê Nin. Nhưng chúng ta có thể cũng cảm thấy buồn vì xã hội ngày nay có rất nhiều học sinh trong độ tuổi đi học rất lười biếng, không chăm chỉ tìm tòi, ngoài ra còn một số người đã đạt được danh hiệu, bằng cấp nên tự kiêu, tự mãn, cho là mình giỏi nên không tiếp tục tìm hiểu , học nữa.
Còn có một số học sinh kiến thức hạn hẹp, có giới hạn, ham chơi nên đã khiến cho những người đó bị phê bình, phê phán. Do đó, tiếp tục học là việc cần phải làm. Nhưng trước đó, ta phải xác định mục tiêu cần đến để có thể nỗ lực học hơn. Chớ nên bỏ dở, thấy mình kém thì bỏ, tự ti.Em có một lời khuyên cho những bạn đó bằn một câu nói mà em cảm thấy rất tâm đắc: ' Khi bạn muốn kết thúc thì hãy nghĩ đến lí do bạn bắt đầu'.
Vậy học thế nào cho đúng? chúng ta phải HỌC Ở MỌI NƠI MỌI LÚC đó mới ching là cách học đúng. Ko những vaayjkhi ko còn ngồi trên ghé nhà trường, ta vẫn có thể học trong cuộc sống.có thể học trong lúc làm việc , trong lúc nhàn rỗi . Câu nói của Lê-nin, xét cho cùng thì đó chính là chân lí của học tập, rằng việc học chưa bao giờ là trọn vẹn, chưa bao giờ là có giới hạn. . Con người cho dù có học đến mấy đi chăng nữa thì nguồn kiến thức mà họ nhận được mãi mãi không bao giờ đầy, và tất nhiên là cũng không khi nào là đủ cả. Nhưng mỗi người không thể nào không cố gắng tích lũy những kiến thức của mình mà bỏ mặc nó, coi như không màng tới, như vậy là chúng ta đã bỏ lỡ cơ hội được học, được sáng tạo. Câu nói đó muốn khuyên con người phải biết cố gắng học tập, tìm hiểu, ko ngừng học tập , học lẫn nhau và trong sách bổ trợ

Nhưng “học nữa, học mãi” không có nghĩa là học tràn lan mọi lĩnh vực, học không có trọng điểm kiến thức. Bên cạnh việc học toàn diện, chúng ta còn phải biết hướng sự học vào giải quvết những mục tiêu cụ thể trong cuộc sống. Mục đích của học không phải chỉ để tiếp thu tri thức mà còn phải vận dụng tri thức đó vào thực tế cuộc sống, để đạt tới những thành tựu có ý nghĩa, để tạo ra tri thức mới. Học như thơ mới đem lại sự say mê và bổ ích. Đây là động lực để hoạt động học gắn bó với con người trong cuộc đời của mình.

Bình luận (25)
Nguyễn Thu Hằng
21 tháng 7 2017 lúc 22:31

Nhiều người làm bài 1 rồi nhỉ vậy xin phép được làm bài 2

P/s: Cái hồn cái tình của Kim lân đc thể hiện qua nhân vật Ông 2 nhé

Kim Lân là nhà văn có vốn sống vô cùng phong phú và sâu sắc về nông thôn Việt Nam.Các sáng tác của ông đều xoay quanh cảnh ngộ và sinh hoạt của người nông dân. Văn bản “Làng” đươc sáng tác vào thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ,với nhân vật chính là ông Hai ,một lão nông hiền lành ,yêu làng ,yêu nước và gắn bó với kháng chiến .

Là một nông dân suốt cuộc đời sống ở quê hương, gắn bó máu thịt với từngcon đường, từngnếp nhà, thửa ruộng, từngngọn cỏ, cành cây và biết bao người ruột thịt , xóm giềng, họ hàng gần xa, vậy mà giờ đây vì giặc ngoại xâm, ông 2 phải xa rời quê hương đi tản cư, sống nhờ nơi đất khách quê người. Do đó lòng ông đau đáu nhớ quê. Ban ngày lo bận việc sản xuất, ổn định cuộc sống, chiều rồi buổi tối ông hai lại sang haàg xóm giãi bày nỗi nhớ của mình. Trong câu chuyện, ông không ngớt lời khoe những cái đẹp, điều hay ở quê hương mình. Ông yêu quí và tự hào về làng Chợ Dầu và hay khoe về nó một cách nhiệt tình, hào hứng.Ở nơi tản cư ông luôn nhớ về làng,theo dõi tin tức kháng chiến và hỏi thăm về Chợ Dầu .Tình yêu làng của ông càng được bộc lộ một cách sâu sắc và cảm động trong hoàn cảnh thử thách.Đó là một người yêu quê hương tha thiết bằng một tình cảm tự nhiên , hồn nhiên. Tình cảm đó bắt nguồn từ nững kỉ niệm trong cuộc sống hằng ngày,từ những sự vật, con người gắn bó hàng ngày … Tình cảm đó thuầnphác và trong sáng biết bao.
. Kim Lân đã đặt nhân vật vào tình huống gay gắt để bộc lộ chiều sâu tình cảm của nhân vật.Đó là tin làng chợ Dầu lập tề theo giặc.Từ phòng thông tin ra,đang phấn chấn,náo nức vì những tin vui của kháng chiến thì gặp những người tản cư,nghe nhắc đến tên làng,ông Hai quay phắt lại,lắp bắp hỏi,hy vọng được nghe những tin tốt lành,nào ngờ biết tin dữ:“Cả làng Việt gian theo Tây ”.Tin bất ngờ ấy vừa lọt vào tai đã khiến ông bàng hoàng, đau đớn :“Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại,da mặt tê rân rân ,ônglão lặng đi ‘Giưũa sự giằng co trong tâm hồn , ông hai đã thốt lên đầy đau đớn song đầy quyết tâm: “Làng thì yêu thật đấy , nhưng làng theo Tây thì phải thù .. Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông, cái lòng bố con ông là như thế đấy , có bao giờ dám đơn sai. Chết thì bao giờ dám đơn sai.” Khi ông tâm sự với con, ông Hai muốn bảo connhớ câu”nàh ta ở làng chợ dầu”. Đồng thời ông nhắc con- cũng là tự nhắc mình “Ủng hộ Hồ CHí MInh”. Tình quê và lòng yêu nước của những người nông dân ấy rất sâu nặng và thiêng liêng biết bao. Ông hai đã trải qua những buồn vui, đau khổ, những tự hào, chua chát, những nguyện vọng và hi vọng… hài hoà , gắn bó giưũa quê hương và tổ quốc.

May thay,tinđồn thất thiệt về làng Chợ Dầu được cải chính .Ông Hai sung sướng như được sống lại.Ông đóng khăn áo chỉnh tề đi với người báo tin và khi trở về “cái mặt buồn thỉu mọi ngày bỗng tươi vui rạng rỡ hẳn lên ”.Ông mua cho con bánh rán đường rồi vội vã,lật đậtđi khoe với mọi người.Đến đâu cũng chỉ mấy câu“Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ !Đốt sạch !Đốt nhẵn ! Ông chủ tịch làng tôi vừa mới lên trên này cải chính.Cải chính cái tin làng chợ Dầu chúng tôi Việt gian theo Tây ấy mà .Láo!Láo hết! Toàn là sai sự mục đích cả .” “Ông cứ múa tay lên mà khoe với mọi nguời”.Ông khoe nhà mình bị đốt sạch,đốt nhẵn như là minh chứng khẳng định làng ông không theo giặc. Mất hết cả cơ nghiệp mà ông không hề buồn tiếc,thậm chí còn rất sung sướng,hạnh phúc.Bởi lẽ,trong sự cháy rụi ngôi nhà của riêng ông là sự hồi sinh về danh dự của làng chợ Dầu anh dũng kháng chiến.Đó là một niềm vui kỳ lạ,thể hiện một cách đau xót và cảm động tình yêu làng,yêu nước,tinh thần hy sinh vì cách mạng của người dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược .

Vốn là những con người chân thực, chất phác, những ngày đầu tiếp xúc với cách mạng họ vẫn có sự bỡ ngỡ và lạ lẫm ban đầu. Cảm giác ấy nhanh chóng tan đi , người ông dân đón nhận cách mạng với một tình cảm chân thành một lòng hăm hở. Cuộc đời nông dân Việt Nam rẽ sang một bước ngoặt mới tươi sáng hơn. Họ nô nức, háo hức hoà chung vào phong trào cách mạng cả nước, họ hăng hái cầm súng bảo vệ quê hương. Cách mạng trở thành một phần máu thịt của người nông dân, có những người như ông hai day dứt, tủi hổ, khổ sợ khi mình bị hiểu lầm là không trung thành với cách mạng song vẫn không bỏ cách mạng.

Đó là lòng trung thành , là tình cảm sâu sắc, bền chặt mà người nông dân dành cho cách mạng. Cách mạng Tháng Tám đã thổi bùng ngọn lửa đấu tranh trong lòng họ. người nông dân đứng lên kiên quyết giữ làng, giữ nước , đâu còn là hình ảnh con người khổ nhục,khiếp sợ từ tên đầy tớ nhà giàu. Họ- những người như ông hai đứng lên đào hào, đắp luỹ trực tiếp chống lại quân thù . Lòng yêu nước nồng nàn, sự trung thành với cách mạng tất cả trở thánh sức mạnh khiến họ đứng lên bảo vệ quê hương, bảo vệ chính mình. Cách mạng mang đến cho họ cuộc đời mới, họ phải bảo vệ lấy hạnh phúc đó của mình.Họ sẵn sang hi sinh cho cách mang. Nếu chỉ hiểu đơn giản yêu quê hương là tình cảm công dân, với ý thức trách nhiệm đặt lên hàng đầu mà không quan tâm giáo dục tình yêu ấy bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt thì tâm hồn con người sẽ trở nên chai sạn biết bao. Chưa kể rằng, có những kẻ hô hào khẩu hiệu, nhưng thực tế lại sống giả tạo. Không thể yêu đất nước, yêu dân tộc mà không xuất phát từ tình cảm yêu mến, gắn bó với nơi chôn nhau cắt rốn, gia đình, làng xóm, yêu những con người gần gũi quanh ta. Đúng như Tố Hữu nói: “Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt – Như mẹ cha ta, như vợ như chồng”, mở rộng ra tình cảm ấy còn là tình yêu đôi lứa, là cơ sở để “người yêu người, sống để yêu nhau”. Tình yêu ấy không hẳn chỉ thể hiện qua hành động đứng lên đánh lại kẻ thù, mà trước tiên phải xuất phát từ nỗi đau buồn khi nước mất nhà tan, nỗi uất nghẹn khi quê hương bị kẻ thù giày xéo. Không thể có tình yêu dân tộc chung chung nếu không xuất phát từ tình yêu con người cụ thể. Từ nhận thức đến tình cảm, từ suy nghĩ đến hành động luôn thường trực tình cảm yêu quê hương đất nước trong cách mạng.

Là người Việt Nam, chúng ta yêu đất nước Việt Nam của chúng ta hơn ai hết, dù đất nước này còn nghèo nàn, thiếu thốn. Chiến tranh đã đi qua hơn hai mươi năm, nhưng hậu quả của bom đạn tàn phá xưa đâu phải đã hết. Nhân dân ta xây dựng chủ nghĩa xã hội từ một cơ sở vật chất yếu kém, lạc hậu, nên với sự nỗ lực phi thường của toàn Đảng, toàn dân từ ngày đất nước hoàn toàn giải phóng, đặc biệt là với công cuộc đổi mới do Đảng lãnh đạo, thực hiện từ mười năm nay – đã bù đắp phần nào mất mát, hàn gắn lại các vết thương chiến tranh xưa, và đem lại một số thành tựu đáng kể.

“Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà tự hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”. Cho dù là trải qua hết chế độ này đến chế độ khác, mỗi chế độ có cái hay cái dở, nhưng suy cho cùng thì chúng ta vẫn hãnh diện vì mình là người Việt Nam, có tiếng nói riêng, có chữ viết riêng, có nền văn hóa riêng đậm đà bản sắc dân tộc.

Bình luận (0)
Ngô Thanh Sang
22 tháng 7 2017 lúc 11:01

1: Đừng chê nhá ( Tui tự làm 100% hồi lớp 7 làm bài nghị luận này rồi )

____________________Bài làm_____________________

Lê-nin là lãnh tụ của Đảng Cộng sản Nga. Tên tuổi và sự nghiệp của Lê-nin gắn liền với cuộc Cách mạng tháng Mười Nga, năm 1917. Ông đã khuyên các đoàn thanh niên Cộng sản Nga, hãy: " Học, học nữa, học mãi "

Câu nói của Lê-nin chỉ rõ: việc học là một nhiệm vụ rất quan trọng đối với mọi người, nhất là đối với tuổi trẻ. Phải học liên tục, học suốt đồi. Không nên xao nhãng việc học tập. Không nên tự cho mình là tài giỏi mà không học tập.

Tại sao phải học? Học là một yeu cầu của sự tiến hóa, một hoạt động mang tính nhân văn của mỗi người. Học để thoát khỏi sự ngu dốt, tối tăm lạc hậu. Nếu không học hoặc vô học sẽ bị mọi người coi thường. Ngọc có mài mới sáng, người có học mới trở thành hữu dụng, có ích cho gia đình và xã hội.

Học để làm người, người có văn hóa, người có học vấn, người có kiến thức, có tri thức, có hiểu biết. Học để lao động, làm ăn, để vươn vai làm chủ bản thân, làm chủ thiên nhiên, làm chủ xã hội, để có trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến, hiện đại. Trong xã hội cũ, người có học được gọi là kẻ sĩ, đứng đầu trong vị thế xã hội: sĩ, nông, công, thương. Trong xã hội ngày nay, người có học, người tài giỏi được gọi là nhà tri thức, người có chất xám, được danh vọng.

Tóm lại, muốn có cuộc đời tốt đẹp, muốn sống sang trọng, sống có văn hóa thì phải học. Xưa nay kẻ thấp hèn vì ko có hok, vì k được hok, nên có đc quý trọng bao giờ. Câu cỗ ngữ: " Bất học diện tường ", nghĩa là người k hok, kẻ vô hok như úp mặt vào bức tường. Suy nghĩ về câu ấy, ta càng thấy rõ việc hok cực kì quan trọng đối vs bất cứ ai

Phải hok gì? Câu hỏi ấy luôn luôn đặt ra cho mọi người.

Hok để biết đọc, biết viết, để k bị mù chữ

Hok văn hóa, hok ngoại ngữ, hok khoa hok kĩ thuật, hok công nghệ thông tin, hok nghề. Nên nhớ: " Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh "

P/s: ( Tui chịu thua vì chức năng chụp hình bị hỏng nên tui phải ngồi chép thế này Thảo Phương chị đọc tạm phần mở và nửa phần thân đi ngồi ấn mà phát ốm )

Bình luận (3)
Eren Jeager
21 tháng 7 2017 lúc 21:23

1, Trong cuộc đời của mỗi con người ai cũng mong muốn sau này lớn lên sẽ trở thành một con người có ích trong xã hội, đặc biệt trong thời đại mà xã hội ta đang trên con đường đổi mới theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để đất nước có thể theo kịp các nước khác chúng ta phải có nhiều nhân tài. Và đối với thế hệ học sinh, nhiệm vụ học tập là vô cùng quan trọng vì họ chính là người chủ tương lai đất nước, họ phải là những con người có tri thức có trình độ mới có thể làm tốt vai trò quan trọng của mình sau này. Về ý thức học tập Lênin có một câu nói rất nổi tiếng “Học, học nữa, học mãi”.

Để hiểu nội dung của lời khuyên này trước hết chúng ta cần hiểu học là gì? Học là một quá trình thu nhận, tích lũy kiến thức, kĩ năng để giúp cho bản thân có thêm hiểu biết về trình độ khoa học, kĩ thuật. Học là một khái niệm rất rộng chứ không phải bó hẹp trong phạm vi ngôi trường mà ngay từ nhỏ khi sống giữa vòng tay yêu thương của cha mẹ, ông bà chúng ta đã được dạy dỗ từ cách ăn nói, ứng xử, đi đứng đối xử với người trên với bạn bè. Thế rồi khi đến trường chúng ta lại được các thầy cô dạy kiến thức về khoa học về xã hội, và dưới bàn tay chăm sóc Ân cần của các thầy cô giáo ta còn được học cả rèn luyện cả về đạo đức. Và khi đi ra ngoài xã hội ta còn được học hỏi qua bạn bè, qua những người xung quanh mình, rồi còn qua các thông tin đại chúng như đài báo sách vở… Song có một điều chúng ta cần chú ý là phải học toàn diện tránh tình trạng hỏi về bất cứ vấn đề về tự nhiên thì đều biết còn hỏi về các vấn đề xã hội thì chẳng biết gì.

“Học nữa” là học hết trình độ này chúng ta phải chuyển sang trình độ khác, từ dễ đến khó, từ phạm vi hẹp đến phạm vi rộng. Việc học không bao giờ được ngừng nghỉ mà là một mạch nối tiếp nhau và không ngừng nâng cao để ta có cơ hội trau dồi tri thức, nâng cao trình độ hiểu biết của mình. Mỗi lần nâng lên một mức học con người sẽ trưởng thành và vững chắc thêm một bước về tri thức và trình độ và đó là thứ hành trang quý giá giúp con người tự tin khi bước vào cuộc sống tự lập sau này và quan trọng nhất là có tri thức trí tuệ để có thể vận dụng tốt vào công việc và có thể sáng tạo ra những công trình khoa học, góp phần xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.

Còn “học mãi” là học liên tục, học không ngừng nghỉ suốt đời, luôn nâng cao trình độ hiểu biết của mình. Học mãi để tạo thành thói quen ham học hỏi, say mê với khoa học. Và việc học phải được liên tục không bị hạn chế bởi tuổi tác. Khi ta còn trẻ việc học tập là đương nhiên thế nhưng khi ta càng cao tuổi thì việc học không vì thế mà ngưng trệ, mà ta cũng cần chăm chỉ học hỏi hơn nữa bằng cách tự học, nghiên cứu qua sách vở. Như vậy việc học là vô tận vừa học vừa làm vô cùng có lợi bởi quá trình làm việc sẽ giúp ta hiểu được mình còn thiếu kiến thức gì và việc học sẽ bổ sung cho ta. Như vậy câu nói rất đơn giản của Lênin đã cho ta thấy cần phải học như thế nào mới giúp ta trở thành con người hoàn thiện, một người có tri thức.

Vậy vì sao chúng ta phải hiểu như vậy? Trước hết việc ta học tập tốt sẽ có lợi cho chính bản thân ta, bởi nếu ta không học sau này ta sẽ không thể làm tốt công việc được. Kết quả công việc sẽ không được tốt đẹp như ta mong muốn và chúng ta sẽ không thể nuôi sống bản thân mình, không thể giúp được gia đình công như không thực hiện được nghĩa vụ cao cả của đất nước; là người làm chủ tương lai đất nước. Bác Hồ đã từng nói: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần công lao học tập của các cháu”. Đúng như vậy nếu chúng ta không học tập thì cả thế hệ trẻ sẽ chẳng có ai tài giỏi để giúp cho đất nước tiến lên, vì thế việc học tập là vô cùng cần thiết và hơn thế còn là trách nhiệm đối với mỗi người học sinh chúng ta để đưa đất nước sáng ngang với các nước khác trên thế giới. Và chúng ta không học tập tốt không nắm được những tri thức khoa học hiện đại chúng ta sẽ trở thành những người lạc hậu trước sự lớn mạnh như vũ bão của khoa học kĩ thuật trong ngày nay. Như vậy học tập tốt là giúp cho ta và cho xã hội hơn nữa là phát huy truyền thống hiếu học của ông cha ta từ xưa cho đến nay.

Ngày xưa ông cha ta đã có một truyền thống hiếu học như Mạc Đĩnh Chi là con nhà nghèo nhưng vẫn ham mê học đêm đến vì nhà nghèo không có đèn học nôn ông phải bắt đom đóm cho vào vỏ trứng để học và sau thành tài… Ngày xưa chúng ta có biết bao tấm gương chăm học tập và ngày nay chúng ta cũng cần noi gương theo cha ông.

Song việc học như thế nào để đem lai hiệu quả tốt thì chúng ta thấy cần phải học tập thật chăm chỉ, học say mê hứng thú và phải luôn sáng tao, bên cạnh đó chúng ta cũng cần xem xét phương pháp học tập sao cho đại được kết quả cao. Khi đến lớp cần chăm chú nghe cô giáo giảng bài, ghi chép đầy đủ về nhà học lại và làm bài tập đầy đủ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp. Ngoài ra ta còn phải học hỏi thêm bạn bè thầy cô giáo và quan trọng là chúng ta phải luôn chủ động trong việc học tránh sự sao chép học tủ học lệch để có thể phát huy được tính sáng tạo của mình. Luôn tạo cho mình một thói quen học tập thật nghiêm túc, say mê, sáng tạo. Học phải đi đôi với hành bởi có như vậy chúng ta mới nhớ lâu kiến thức đã được học.

Câu nói trên của Lênin đã khuyên chúng ta phải học tập thật nhiều học không mệt mỏi để tạo thành nguồn kiến thức vô tận trong mỗi người để sau này trưởng thành có thể làm chủ mọi công việc, góp phần xây đựng đất nước, xã hội ngày một giàu đẹp văn minh. Đó là một lời khuyên mà mỗi học sinh chúng ta cần nhớ và làm theo.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Diễm Quỳnh
21 tháng 7 2017 lúc 21:28
Trước yêu cầu ngày càng cao của xã hội và sự phát triền nhanh chóng của khoa học- kĩ thuật, đòi hỏi học sinh chúng ta cũng như tất cả mọi người phải không ngừng học tập để có trình độ đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. Vì thế, Lê -nin đã từng nhắc nhở: “ Học, học nữa, học mãi”. Câu nói đó đã trở thành chân lí cho mọi thời đại. Vậy học là gì? Học là một công việc mà mỗi chúng ta phải làm hằng ngày và có thể là suốt đời. Học là một hoạt động tư duy trí tuệ, tiếp nhận những tri thức của xã hội loài người để mở mang hiều biết của mình. Xã hội ngày càng tiến bộ bao nhiêu thì khoa học ngày càng phát triển bấy nhiêu, làm cho nhiều vấn đề này sinh trong cuộc sống cần được tiếp thu và giải quyết. Muốn theo kịp đà tiến hoá của xã hội loài người thì phải học tập, học không ngừng nghỉ, học tập suốt đời. Lê-nin đã khuyên chúng ta không ngừng học tập để nâng cao kiến thức. Tại sao lại còn phải học nữa và học mãi? Bởi điều ta biết chỉ là những giọt nước nhỏ bé, điều ta chưa biết là biển cả, cho nên, chúng ta không được thảo mãn với những gì mà mình đã có, mà cần luôn học tập để nâng cao trình độ. Mỗi lần học tập để nâng cao trình độ, ta sẽ cảm thấy kiến thức của mình thu được quá ít so với biển kiến thức mênh mông của nhân loại. Vì thế, con người cần tiếp tục học, học không ngừng, học ở mọi lúc mọi nơi, học để hiểu biết hơn. Vì sao chúng ta phải hiểu như vậy? Trước hết là vì bản thân chúng ta. Nếu không học, chúng ta sẽ không có tri thức, thiếu hiểu biết để vận dụng vào cuộc sống, kết quả công việc sẽ không tốt đẹp như ta mong đợi. Người xưa có câu: “ Nhân bất học bất tri lí- Ấu bất học lão hàn vi”. Bởi vậy, chúng ta cần phải học để có trình độ, có kiến thức, để có việc làm tốt nuôi sống bản thân mình, giúp đỡ gia đình và phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xa hơn nữa là bước tới tầm cao của nhân loại. Học và chỉ có học nữa, học mãi thì đó sẽ là chìa khoá mở cửa cho mọi kho báu trên đời. Nhưng để học, học nữa, học mãi thì phải làm thế nào? Những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường phải học như thế nào cho có hiều quả? Với con người có nhiều cách học khác nhau; nhưng quan trọng nhất học phải đi đôi với hành. Chúng ta được học qua nhà trường, qua sách vở thì phải học có lí thuyết vững vàng, phải biết kết hợp làm cho lí thuyết gắn liền với thực tế. để bổ sung kiến thức, chúng ta cần nghiên cứu và tham khảo thêm nhiều sách vở, các thông tin khác..Là học sinh chúng ta phải có tính tự giác trong học tập, học từ thầy, cô, bạn bè, sách vở,… phải biết dựa vào những điều đã học được để vận dụng vào cuộc sống. Cần say me, sáng tạo trong học tập. Câu nói của Lê- nin luôn mang một giá trị to lớn, khích lệ chúng ta cần chăm chỉ, cần cù học tập thường xuyên mới đảm bảo cho mình một cuộc sống tiến bộ không ngừng. 2.

b1.Tình yêu làng của ông Hai được thể hiện rõ nét qua:

*Niềm tự hào, kiêu hãnh của ông Hai về Làng của mình:

Dù đã rời làng nhưng ông vẫn luôn

nghĩ về làng của mình, nghĩ về nhưng buổi làm việc cùng anh em. Lo lắng, nhớ đến làng:”chao ôi! Ông lão nhớ cái làng này quá”

*Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng của mình đi theo giặc:

Cổ ông nghẹn, giọng lạc hẳn đi. lúc đầu ông không tin nên hỏi lại. Ông quá xấu hổ nên đã chép miệng, đánh trống lảng: “Hà, nắng gớm, về nào…” rồi cúi mặt mà đi. khi về nhà, ông nằm vật ra giường. Tối hôm đó ông trằn trọc không ngủ được. ông nhìn trẻ ngây thơ mà bị mang tiếng Việt gian rồi khóc. Ông điểm lại mọi người trong làng nhưng thấy ai cũng có tinh thần cả nên ông vẫn không tin lại có ai làm điều nhục nhã ấy. Lo sợ sẽ bị bà chủ nhà đuổi vì ông biết rằng nơi đây ai cũng kinh bỉ và không chứa chấp Việt gian

=> Với ông Hai, tin làm Chợ Dầu theo giặc là một cú “sốc” lớn. Niềm tự hào về làng của ông sụp đổ, tan tành trước cái tin sét đánh ấy. Cái mà ông yêu quí nhất nay cũng đã quay lưng lại với ông. Không chỉ xấu hổ trước bà con mà ông cũng tự thấy mất đi hạnh phúc của riêng ông, cuộc đời ông cũng như đã chết đi một lần nữa.

*Tâm trạng của ông Hai sau khi nghe tin làm được cải chính:

mặt ông vui tươi, rạng rỡ hẳn lên. về nhà, ông chia quà cho lũ trẻ xong liền chạy khắp xóm để loan tin. ông qua nhà bác Thứ và kể chuyện làng của mình => đó là niềm hạnh phúc vô bờ bến của ông Hai.

b2. Tình yêu nước, yêu kháng chiến của ông Hai

Hồi ở làng, ông rất tích cực tham gia kháng chiến, cùng anh em đào đường, đăp ụ, xẻ hào, khuân đả,.. “Ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá!” khi nghe các tin dân ta đánh Tây từ phòng thông tin. Khi nghe tin làm Chợ Dầu theo tây, ông kiên quyết không về các làng ấy nữa”Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Ông và con ông đều ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh ( cuộc đối thoại giữa hai cha con): “Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông”. Ông hoan hỉ, hồ hởi thông báo: “Tay nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ! đốt nhẵn!”.

=>Như vậy, ở ông Hai, tình yêu làng là cơ sở cho tình yêu nước, yêu kháng chiến. Song, tình yêu nước, yêu kháng chiến. Song, tình yêu nước, yêu cách mạng có ý nghĩa định hướng cho tình yêu làng.

b3. nhận xét:

Nhân vật ông Hai đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả bởi tình yêu làng, yêu nước, yêu cách mạng nồng nàn, thắm thiết. Những tình cảm ấy hài hòa, thống nhất, hòa quyện vào nhau, thật cảm động. Điều này cho thấy những chuyển biến mới trong nhân thức và tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp.

Bình luận (2)
Thảo Phương
21 tháng 7 2017 lúc 22:10

Nhanh nhé! hạn là 12h trưa mai nhé!:3

Bình luận (1)
Thảo Phương
21 tháng 7 2017 lúc 22:34

Quy cách là làm hay đc vận dụng net nhưng ko được chép hoàn toàn nhé

Bình luận (4)
 Mashiro Shiina
22 tháng 7 2017 lúc 8:47

Trong cuộc đời của mỗi con người ai cũng mong muốn sau này lớn lên sẽ trở thành một con người có ích trong xã hội, đặc biệt trong thời đại mà xã hội ta đang trên con đường đổi mới theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để đất nước có thể theo kịp các nước khác chúng ta phải có nhiều nhân tài. Và đối với thế hệ học sinh, nhiệm vụ học tập là vô cùng quan trọng vì họ chính là người chủ tương lai đất nước, họ phải là những con người có tri thức có trình độ mới có thể làm tốt vai trò quan trọng của mình sau này. Về ý thức học tập Lênin có một câu nói rất nổi tiếng “Học, học nữa, học mãi”.

Để hiểu nội dung của lời khuyên này trước hết chúng ta cần hiểu học là gì? Học là một quá trình thu nhận, tích lũy kiến thức, kĩ năng để giúp cho bản thân có thêm hiểu biết về trình độ khoa học, kĩ thuật. Học là một khái niệm rất rộng chứ không phải bó hẹp trong phạm vi ngôi trường mà ngay từ nhỏ khi sống giữa vòng tay yêu thương của cha mẹ, ông bà chúng ta đã được dạy dỗ từ cách ăn nói, ứng xử, đi đứng đối xử với người trên với bạn bè. Thế rồi khi đến trường chúng ta lại được các thầy cô dạy kiến thức về khoa học về xã hội, và dưới bàn tay chăm sóc Ân cần của các thầy cô giáo ta còn được học cả rèn luyện cả về đạo đức. Và khi đi ra ngoài xã hội ta còn được học hỏi qua bạn bè, qua những người xung quanh mình, rồi còn qua các thông tin đại chúng như đài báo sách vở… Song có một điều chúng ta cần chú ý là phải học toàn diện tránh tình trạng hỏi về bất cứ vấn đề về tự nhiên thì đều biết còn hỏi về các vấn đề xã hội thì chẳng biết gì.

“Học nữa” là học hết trình độ này chúng ta phải chuyển sang trình độ khác, từ dễ đến khó, từ phạm vi hẹp đến phạm vi rộng. Việc học không bao giờ được ngừng nghỉ mà là một mạch nối tiếp nhau và không ngừng nâng cao để ta có cơ hội trau dồi tri thức, nâng cao trình độ hiểu biết của mình. Mỗi lần nâng lên một mức học con người sẽ trưởng thành và vững chắc thêm một bước về tri thức và trình độ và đó là thứ hành trang quý giá giúp con người tự tin khi bước vào cuộc sống tự lập sau này và quan trọng nhất là có tri thức trí tuệ để có thể vận dụng tốt vào công việc và có thể sáng tạo ra những công trình khoa học, góp phần xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.

Còn “học mãi” là học liên tục, học không ngừng nghỉ suốt đời, luôn nâng cao trình độ hiểu biết của mình. Học mãi để tạo thành thói quen ham học hỏi, say mê với khoa học. Và việc học phải được liên tục không bị hạn chế bởi tuổi tác. Khi ta còn trẻ việc học tập là đương nhiên thế nhưng khi ta càng cao tuổi thì việc học không vì thế mà ngưng trệ, mà ta cũng cần chăm chỉ học hỏi hơn nữa bằng cách tự học, nghiên cứu qua sách vở. Như vậy việc học là vô tận vừa học vừa làm vô cùng có lợi bởi quá trình làm việc sẽ giúp ta hiểu được mình còn thiếu kiến thức gì và việc học sẽ bổ sung cho ta. Như vậy câu nói rất đơn giản của Lênin đã cho ta thấy cần phải học như thế nào mới giúp ta trở thành con người hoàn thiện, một người có tri thức.

Vậy vì sao chúng ta phải hiểu như vậy? Trước hết việc ta học tập tốt sẽ có lợi cho chính bản thân ta, bởi nếu ta không học sau này ta sẽ không thể làm tốt công việc được. Kết quả công việc sẽ không được tốt đẹp như ta mong muốn và chúng ta sẽ không thể nuôi sống bản thân mình, không thể giúp được gia đình công như không thực hiện được nghĩa vụ cao cả của đất nước; là người làm chủ tương lai đất nước. Bác Hồ đã từng nói: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần công lao học tập của các cháu”. Đúng như vậy nếu chúng ta không học tập thì cả thế hệ trẻ sẽ chẳng có ai tài giỏi để giúp cho đất nước tiến lên, vì thế việc học tập là vô cùng cần thiết và hơn thế còn là trách nhiệm đối với mỗi người học sinh chúng ta để đưa đất nước sáng ngang với các nước khác trên thế giới. Và chúng ta không học tập tốt không nắm được những tri thức khoa học hiện đại chúng ta sẽ trở thành những người lạc hậu trước sự lớn mạnh như vũ bão của khoa học kĩ thuật trong ngày nay. Như vậy học tập tốt là giúp cho ta và cho xã hội hơn nữa là phát huy truyền thống hiếu học của ông cha ta từ xưa cho đến nay.

Ngày xưa ông cha ta đã có một truyền thống hiếu học như Mạc Đĩnh Chi là con nhà nghèo nhưng vẫn ham mê học đêm đến vì nhà nghèo không có đèn học nôn ông phải bắt đom đóm cho vào vỏ trứng để học và sau thành tài… Ngày xưa chúng ta có biết bao tấm gương chăm học tập và ngày nay chúng ta cũng cần noi gương theo cha ông.

Song việc học như thế nào để đem lai hiệu quả tốt thì chúng ta thấy cần phải học tập thật chăm chỉ học say mê hứng thú và phải luôn sáng tao, bên cạnh đó chúng ta cũng cần xem xét phương pháp học tập sao cho đại được kết quả cao. Khi đến lớp cần chăm chú nghe cô giáo giảng bài, ghi chép đầy đủ về nhà học lại và làm bài tập đầy đủ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp. Ngoài ra ta còn phải học hỏi thêm bạn bè thầy cô giáo và quan trọng là chúng ta phải luôn chủ động trong việc học tránh sự sao chép học tủ học lệch để có thể phát huy được tính sáng tạo của mình. Luôn tạo cho mình một thói quen học tập thật nghiêm túc, say mê, sáng tạo. Học phải đi đôi với hành bởi có như vậy chúng ta mới nhớ lâu kiến thức đã được học.

Câu nói trên của Lênin đã khuyên chúng ta phải học tập thật nhiều học không mệt mỏi để tạo thành nguồn kiến thức vô tận trong mỗi người để sau này trưởng thành có thể làm chủ mọi công việc, góp phần xây đựng đất nước, xã hội ngày một giàu đẹp văn minh. Đó là một lời khuyên mà mỗi học sinh chúng ta cần nhớ và làm theo.

Nguồn: 99,99% là net chứ không phải net

Bình luận (3)
Vũ Đăng Dương
22 tháng 7 2017 lúc 9:30

1,Con người có thể tìm thấy nguồn tri thức rộng lớn cho mình từ những cái mà họ bắt đầu. Và để phát triển toàn diện hơn nữa. Nguồn tri thức rộng lớn ấy đã khởi nguồn trong tiềm thức con người cái gọi là tri thức sáng tạo và tìm hiểu- cái gọi là học tập. Con người đã định hướng được tầm quan trọng của việc học từ thời xa xưa, những tri thức ấy dần dà được tích lũy và truyền đạt cho thế hệ ngày nay. Và việc học có tầm quan trọng vô cùng lớn lao. Vì ý thức được tầm quan trọng ấy của việc học, Lê-nin đã đưa ra một câu nói: “học, học nữa, học mãi”. Xét cho cùng, cái ý nghĩa nằm trong đó chứa đựng rất nhiều điều.

Câu nói đó chính là một lời khuyên, một quan niệm đúng đắn. Điều quan trọng mà việc học mang lại chính là tri thức, một thứ tri thức lớn lao, thứ tri thức quý giá của nhân loại. Thứ tri thức ấy góp phần định hướng khả năng của mỗi người, đưa con người tới bờ cõi của sáng tạo, tìm tòi và khám phá. Nó là điểm đến có giới hạn đối với sức của mỗi người mà họ tự đặt mục tiêu cho mình, để có sự cố gắng học thật nhiều hơn nữa.

Và đối với con người, sức học của họ luôn luôn có giới hạn, nhưng nguồn tri thức mãi mãi không có dấu chấm hết.

Câu nói của Lê-nin, xét cho cùng thì đó chính là chân lí của học tập, rằng việc học chưa bao giờ là trọn vẹn, chưa bao giờ là có giới hạn. Con người cho dù có học đến mấy đi chăng nữa thì nguồn kiến thức mà họ nhận được mãi mãi không bao giờ đầy, và tất nhiên là cũng không khi nào là đủ cả. Nhưng mỗi người không thể nào không cố gắng tích lũy những kiến thức của mình mà bỏ mặc nó, coi như không màng tới, như vậy là chúng ta đã bỏ lỡ cơ hội được học, được sáng tạo. Câu nói đó muốn khuyên con người phải biết cố gắng học tập, tìm hiểu, dù ít, dù nhiều, cũng là kinh nghiệm sống lớn lao cho đường đời sau này.

rong câu nói, cái “học” ở đây chứa đựng một hàm ý bao quát của việc học, nhưng cũng không là sự đơn thuần của việc học. “Học” không chỉ đơn thuần là tích lũy thật nhiều kiến thức, mà nó còn là sự trau dồi, học hỏi thêm về lối sống đạo đức, những cái hay, cái đẹp của cuộc sống, con người từ trước đến nay được hình thành qua nhiều thế hệ. Đạo đức và nhân phẩm con người là một điều không thể thiếu, vì thế, cái đó cũng cần phải học, và cái đó cũng được coi là một thứ kiến thức sống tốt đẹp mà ai cũng phải học hỏi. Câu nói của Lê-nin muốn nhấn mạnh về những tri thức trong cuộc sống, nó chưa bao giờ có hạn, con người cũng không thể tự nhận thấy những thứ mình học đã đủ, họ cần phải nhận ra, mọi điều họ biết duy chỉ là một hạt cát nhỏ trong nguồn tri thứ vô tận không điểm dừng của nhân loại, của sự sống. Vì thế, ngày nào còn sống, ngày nào còn thấy mình còn sức thì hãy cứ học, hãy cứ tiếp thu những cái mới trong cuộc sống. Cuộc đời con người là cả một quá trình học tập. chưa bao giờ ngừng sáng tạo, ngừng ý tưởng, ngừng đấu tranh, nó là một cuộc đời cần có những việc làm có ý nghĩa, khoan hãy dừng lại và buông xuôi, để thấy chính mình có thể học và làm việc, thấy mình là người không sống một cách vô nghĩa.

Và một người, nếu như không chịu khó học tập, không nhận ra chân lí của việc học, bỏ quên kiến thức và cơ hội được tích lũy kinh nghiệm cho chính họ thì cả cuộc đời chỉ sống trong thế giới kiến thức hạn hẹp, giới hạn trong tâm tưởng, tầm nhìn về xã hội, mọi thứ sẽ trở nên đơn giản, nghèo nàn và trở nên nhàm chán. Ngược lại, một người, nếu biết cố gắng nắm bắt cơ hội học hỏi thật nhiều, tích lũy kiến thức, mở lối cho tri thức của chính họ, thì họ sẽ luôn nhận thấy sự hứng thú tìm hiểu nhiều hơn, cuộc sống từ đó đối với họ là mỗi một trải nghiệm mới hơn, không bao giờ là cũ.

Con người cần học tập để có thể làm được nhiều việc có ích cho xã hội và cho bản thân, cuộc sống là vô nghĩa nếu như không biết đấu tranh cho việc học tập, ngừng tìm hiểu về cuộc sống, về tri thức tức là tự mình bỏ qua cách sống thật sự ý nghĩa, thật sự trọn vẹn.

Nhận ra được chân lí trong câu nói của Lê-nin, là chúng ta đã phần nào định hình cho mình một cuộc sống mà tự mình nhận ra nó thú vị, luôn luôn mới mẻ. Học nữa, và học mãi chính là chân lí cho việc tìm hiểu nhiều hơn, mỗi chúng ta nếu không cố gắng học tập, thì đã tự giam mình vào một cái lồng của thứ kiến thức nhỏ bé, thứ kiến thức không có giá trị.

2,Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 đã xây dựng thành công hình ảnh những con người Việt Nam kiên cường, bất khuất với một tinh yêu quê hương đất nước tha thiết, sâu nặng. Bên cạnh hình ảnh những chiến sĩ trực tiếp chiến đấu trên mặt trận còn có những con người hi sinh lặng thầm nơi hậu phương đế góp phần vào thắng lơi của kháng chiến. Đó là những người nông dân có lòng yêu nước thiết tha, bình dị, sâu sắc. Truyện ngắn Làng của Kim Lân đã xây dựng thành công hình ảnh nhân vật ông Hai - một người nông dân chân chất nhưng mang nặng tình yêu làng và lòng yêu quê hương, có tinh thần kháng chiến mạnh mẽ.
Phải di tản cư do làng bị địch chiếm đóng nhưng ông lại không lúc nào nguôi nỗi nhớ về làng mìríh. Đó là nỗi nhớ da diết của một con người cả đời gắn bỏ sâu nặng với mảnh đất nơi mình sinh ra, lớn lên. Tình yêu ấy được Kim Lân cảm nhận một cách sâu sắc và thể hiện hết sức giản dị. chân thành.
Những ai đã đọc Làng đều cảm nhận được ở ông Hai tình yêu, sự gắn bó sâu sắc với làng xóm, với quê hương. Đối với người nông dân chất phác ấy, tình cảm với làng quê, thôn xóm là tình cảm tự trong tim, ngấm sâu vào máu thịt. Cũng như bao người dân lao động khác, cả một đời ông Hai gắn bó với mảnh đất quê nghèo mà nặng sâu ân tình. Cái làng Chợ Dầu ấy đã trở thành nguồn vui sống của ông. Tác giả đã để cho ông Hai bộc lộ tình yêu đó một cách chân thật, nồng nhiệt, vừa có những .nét quen thuộc vừa có những nét riêng biệt chỉ có ở ông Hai. Yêu làng, ông yêu tất cả nhửng gì thuộc về làng, thậm chí yêu cả những cái mà ông và biết bao người đã phải khổ sở vì nó. Ông Hai tự hào vì làng Chợ Dầu của ông có những ngôi nhà ngói san sát, sầm uất, đường trong làng toàn lát bằng đá xanh, trời mưa đi từ đầu làng đến cuối xóm bùn không dính đến gót chân. Tháng năm ngày mười phơi rơm và thóc tốt thượng hạng, không có lấy một hat thóc đất... Ông tự hào về tất cả những nét độc đáo, những thứ đả làm nên bề dày lịch sử của làng ông.
Nhưng tình yêu làng của người nông dân ấy không bất biến mà thay đổi theo thời gian, theo sự biến chuyển của thời đại. Kháng chiến nổ ra mang theo những luồng tư tưởng mới chiếu rọi tâm hồn ông. Giờ đây, đối với ông Hai, cái lăng cụ Thượng, cái sinh phần kia đều đáng căm thù; niềm tin về làng là những ngày khởi nghĩa dồn dập, những buổi tập quán sự có cụ râu tóc bạc phơ cũng vào gậy tham gia; những hố, những ụ, những hào ,chòi phát thanh. Tất cả những điều đó, từ những cái nhỏ nhặt cho đến điều lớn lao, đều trở thành đối tượng của tình yêu tha thiết, đậm sâu trong ông. Qua những lời khoe của ông Hai, ta có cảm tưởng như cảnh vật, làng xóm đã hằn in trong ông chiếm trọn con tim, khối óc người nông dân ấy.
Yêu làng, ông Hai có nhu cầu thể hiện, thổ lộ tình vêu ấy với tất cả mọi người. Đi đến đâu ông cũng khoe về cái làng của ông. Ông say sưa kể về làng của mình mà không cần biết người nghe có chú ý hay không. Mỗi khi bắt đầu nói về làng, “hai con mắt ông sáng hẳn lên, cái mắt biến chuyển”. Chỉ một chi tiết ấy thôi, Kim Lân đã khắc họa thành công tình cảm thiêng liêng của ông Hai dành cho mảnh đất quê mình. Tình yêu ấy luôn ấm nóng trong trái tim ông và càng trở nên mạnh mẽ hơn khi ông phải xa làng. Trong những ngày xa quê, sống nơi sơ tán xa lạ. chính tình yêu làng đã trở thành sức mạnh trong ông. Những khi mệt nhọc, chỉ cần nghĩ về làng, kể chuyện làng là ông quên hết tất cả.
Nếu như cuộc sống cứ diễn ra yên bình như thế thì tình yêu làng của ông Hai mới chỉ là “tâm lí làng xã” của những người dân quê Việt Nam - những con người cả đời gắn bó với luỹ tre, cây đa, bến nước, sân đình; yêu nơi “chôn rau cắt rốn” bằng một tình yêu bản năng, máu thịt. Kim Lân đã để cho nhân vật trải qua tình huống truyện độc đáo: ông Hai nghe tin làng theo Tây. Đây chính là tác nhân làm bùng nổ tình yêu nước thiết tha, sâu đậm của ông. ở người nông dân ấy, tình yêu làng gắn liền với lòng yêu nước: Ta bắt gặp ở đây chân lí về cội nguồn của lòng yêu nước theo quan điểm của nhà văn Liên Xô (cũ) I. Ê-ren-bua: “Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất.. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”'.
Nghe tin làng theo giặc, “cổ ông nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân.., ông lão lảng đi, tưởng như không thể thở đượ”. Trong ông đã diễn ra một cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt: ông tủi nhục, đớn đau, ông tự giày vò, ông hồi nghi rồi lại tự nhủ mình phải tin vì mọi chuyện đã hết sức rõ ràng. Cuốì cùng, ông cay đắng rít lên: “Chúng bay ăn miệng cơm hay ăn miệng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này...”. Tiếng rít ấy là tiếng nói của lòng căm hờn, sự căm giận đang ngùn ngụt trong lòng ông Hai. Trong ông đang có cuộc giằng co dữ dội: Ông yêu làng, làng ông đáng tự hào là thế, mà giờ lại theo Tây. Tình cảm của ông phải thế nào đây? Nhưng sự giằng co- ấy nhanh chóng đi đến kết luận: “Làng thi yêu thật, nhưng làng theo Tây thì ta phải thù”. Một thái độ dứt khoát, một tình yêu mạnh mẽ nhưng không mù quáng. Tình yêu làng trong ông rất mãnh liệt, nhưng làng phải gắn với nước. Giờ đây, làng Chợ Dầu của ông theo Việt gian, tức là hại nước, hại cách mạng thì không thế yêu làng như xưa được nữa. Niềm đau, sự oán trách cũng như thái độ kiên quyết... tất cả, tất cả đều là biểu hiện sống động nhất của tình yêu nước trong ông Hai.

Những diễn biến trong cảm xúc, tâm trạng, những suy nghĩ và cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt của ông Hai trong những ngày nghe tin làng theo Tây chính là tình huống giúp Kim Lân khắc họa rõ nét hơn bức chân dung tinh thần và lòng yêu nước sâu nặng, tình yêu làng tha thiết của ông Hai. Ông thấy tủi hổ vì niềm tự hào bấy lâu nay của ông giờ thành ra như thế. Ông chỉ biết “cúi gằm mặt xuống mà đi”, ông thương lũ con ông vì chúng có một quê hương đáng xấu hổ: “nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ tràn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu”. Suốt những ngày đó, ông không dám đi đâu, chỉ “nằm rũ ở trên giường, không nói gì”, “quanh quẩn trong cái gian nhà chật chội mà nghe ngóng”, lúc nào cũng nơm nớp lo âu. Ta bỗng hiểu hơn tại sao tác giả lại kể và tả tỉ mỉ những biểu hiện của tình yêu làng nơi ông Hai những ngày làng còn chưa bị đồn là theo Tây. Nó là sự đối nghịch với thái độ kiên quyết khi nghe tin làng làm Việt gian, là sự khẳng định mạnh mẽ tình yêu nước lớn lao trong ông. Tình yêu ấỵ không chỉ là bản năng mà đã trở thành ý thức của một công dân. Nó gắn liền với tình cảm dành cho kháng chiến và đối với Cụ Hồ, được thể hiện thật cảm động khi ông giãi bày tâm sự với đứa con út ngây thơ. Thực chất đó là lời thanh minh với Cụ Hồ, với anh em đồng chí và là lời tự nhủ của chính ông trong những lúc căng thẳng, thử thách. Ông mong “anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ soi xét cho bố con ông”. Những lời bộc lộ chân tình ấy là biểu hiện của tấm lòng trung thành tuyệt đốì với cách mạng, với kháng chiến mà biểu tượng là Cụ Hồ; cũng là thể hiện tình yêu đất nước thiết tha của ông Hai. Tình cảm của một người nông dân nghèo đối với đất nước và kháng chiến thật sâu nặng và thiêng liêng: “chết thì chết có bao giờ dám đơn sai”.
Niềm vui sướng vỡ òa khi ông Hai biết rằng làng mình vẫn là làng Kháng chiến Không còn nỗi tủi nhục đè nặng trong lòng, ông lại tiếp tục khoe về làng Chợ Dầu anh dũng của mình, “lại ngồi, trên chiếc chõng tre, vén quần lên tận bẹn mà nói chuyện về cái Làng của ông”. Người nông dân vốn gắn bó với nhà cửa ruộng vườn... Phải bỏ nhà ra đi họ đã xót xa lắm, ông Hai cũng thế. Nhưng ta lại bắt gặp hình ảnh ông Hai tất bật đi khoe cái tin “Tây nó đốt hết nhà tôi rồi, hết hẳn”, ông sung sướng bởi việc Tây đốt nhà là biểu hiện của làng ông trong sạch, làng ông không làm Việt gian. Làng vẫn là tình yêu, là niềm tự hào tha thiết của ông Hai. Nhà ông bị đốt hết nhưng như thế có là gì. Đó chỉ là một phần ông cống hiến cho đất nước. Tài sản riêng mất mát nhưng cách mạng, đất nước sẽ vững mạnh hơn, đó mới thực sự là niềm vui, là hạnh phúc.
Tình yêu làng, yêu nước, hòa quyện trong tâm hồn người nông dân mộc mạc, chất phác thật đẹp biết bao. Làng của Kim Lân là một khúc ca về tình yêu quê hương đất nước mà những người lao động nghèo là những thanh âm trong trẻo, réo rắt nhất, để lại bao dư âm lắng đọng trong lòng độc giả.



Bình luận (0)
nguyen ngoc nha minh
22 tháng 7 2017 lúc 12:55

1.

Lê nin đã từng nói học học nữa học mãi, truyền thống đó đã ngấm vào máu thịt của con người Việt Nam, những truyền thống đó đã vẻ vang và tạo nên những truyền thống mang những giá trị lớn lao và mang ý nghĩa sâu là giáo dục mỗi người chúng ta.

Mỗi người từ khi sinh ra đến khi trưởng thành đều cần phải có những kiến thức quan trọng nó không chỉ góp phần trong cuộc sống của chúng ta mà nó mở rộng tầm hiểu biết sâu rộng thầm kín trong mỗi con người chúng ta, những câu nói hay để lại giá trị cho cả một dân tộc đã là bài học quý giá và nó được xem như là liều thuốc tinh thần cảnh tỉnh và thúc dục chúng ta cần phải cố gắng học tập để cùng góp phần xây dựng một đất nước văn minh giàu đẹp hơn. Câu nói của Lên Nin trên đã tạo nên một nền tảng mạnh mẽ trong mỗi con người nó không chỉ tạo những giá trị lớn về lòng thức tỉnh chúng ta cần phải học tập và rèn luyện bản thân , ngoài ra chúng ta cũng cần tạo nên những niềm tin to lớn cho những tầm hiểu biết sâu rộng mà ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển vì vậy sự hiểu biết và vốn hiểu biết từ bên ngoài đã tác động đến mỗi con người chúng ta.

Học học nữa học mãi đó là một câu nói về sự học hỏi của chúng ta là không ngừng, nó tạo nên những niềm tin và những ý thức tự học của mỗi người, tầm quan trọng đó là một nền tảng tinh thần to lớn đã tác động đến con người chúng ta, chúng ra không chỉ dừng lại ở việc học bắt buộc trên chương trình mà chúng ta cũng cần phải có những thói quen tốt đó là tìm hiểu những kiến thức khác không ngừng học hỏi và phát triển bản thân một cách toàn diện, học học nữa học mãi con đường học là không bao giờ ngừng nghỉ, nó chỉ ngừng nghỉ khi chúng ta đã nhắm mắt xuôi tay những hành động đó chứng tỏ chúng ta biết nắm vững những kinh nghiệm mà ông cha ta đã để lại, học tập là vô cùng quan trọng chúng ta cần phải ý thức và cảnh giác được điều đó có như vậy mới phát triển bản thân một cách sâu rộng và vô cùng hấp dẫn tới sự chú ý của người khác.

Những kinh nghiệm quý báu đó đã được nhân dân ta tiếp thu và ngày càng có những tiếp thu mang tính tích cực hơn, chúng ta nắm được tầm quan trọng của nó vì vậy trong quá trình phát triển nó chúng ta cần phải có những niềm tin tươi sáng và tốt đẹp về một thời kì của dân tộc Việt Nam, mỗi người đều cần phải ra sức học tập có học tập mới nâng cao được tri thức của mình, nó góp phần quan trọng trong việc nâng cao trình độ dân trí. Mỗi ngày chúng ra đều cần phải học tập cho bản thân, nó góp phần làm cho bản thân ngày càng giàu đẹp và văn minh hơn, những điều đó không chỉ đem lại những điều thật sự tuyệt vời mà nó có ý nghĩa rất sâu sắc.

Mỗi người đều cần phải học hỏi và phát huy những kinh nghiệm của bản thân qua đó cùng góp phần xây sựng một đất nước giàu đẹp và văn minh lịch sụ hơn. Chúng ta không chỉ học và hoàn thành những chương trình bắt buộc trên lớp mà chúng ta cần phải học hỏi nhiều kiến thức khác không chỉ những kiến thức trên sách vở mà chúng ta cần phải học hỏi những kiến thức ngoài thực tế nó đem lại cho chúng at một tầm hiểu biết mới sâu rộng hơn, mang cho chúng ta một tầm hiểu biết toàn diện và trong đó con người cần phải học và học nữa học mãi, học không ngừng nghỉ và điều đó mới tạo cho chúng ta có một thói quen tốt từ đó giúp chúng ta phát triển bản thân toàn diện và nó gắn bó chặt chẽ tới con người và nhiều những vấn đề mang tính chất quan trọng và nó ảnh hưởng sâu sắc tới mỗi con người chúng ta.

Học học nữa học mãi là câu nói mà vị lãnh tụ Lê Nin đã để lại nó vừa có ý nghĩa giáo dục ý thức tự học và tìm hiểu của con người, qua đó còn thức tỉnh những con người chúng ta có ý thức hơn trong việc rèn luyện để có thể tự mình học hỏi và phát triển được những vốn kiến thức và tầm hiểu biết mang tính hiệu quả và tích cực đến con người, mỗi chúng ta đều phải tự phát triển bản thân trên đà phát triển của xã hội, khi xã hội ngày càng phát triển con người thường có những xu hướng đó là lệ thuộc vào công nghệ mà không chịu học hỏi tiếp thu những điều đó có ý nghĩa tiếp thu và sự thức tỉnh sâu sắc, chúng ta cần phải ý thức được một điều rằng khi xã hội ngày càng văn minh lịch sự thì con người càng phải có những hiểu biết riêng nó tạo nên một thói quen tốt và lịch sụ của con người.

Câu nói đó như một lời nhắn nhủ và nó là kim chỉ lan để chúng ta học tập và phát huy, câu nói đó đã để lại bài học sâu sắc cho mỗi chúng ta về tinh thần tự học tập và phát huy theo truyền thống tốt đẹp của dân tộc, những truyền thống đó sẽ được người đời lưu giữ và bảo tồn phát triển hơn.

2.

Kim Lân là nhà văn có vốn sống vô cùng phong phú và sâu sắc về nông thôn Việt Nam.Các sáng tác của ông đều xoay quanh cảnh ngộ và sinh hoạt của người nông dân. Văn bản “Làng” đươc sáng tác vào thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ,với nhân vật chính là ông Hai ,một lão nông hiền lành ,yêu làng ,yêu nước và gắn bó với kháng chiến .
Ông Hai cũng như bao người nông dân quê từ xưa luôn gắn bó với làng quê của mình.Ông yêu quí và tự hào về làng Chợ Dầu và hay khoe về nó một cách nhiệt tình, hào hứng.Ở nơi tản cư ông luôn nhớ về làng,theo dõi tin tức kháng chiến và hỏi thăm về Chợ Dầu .Tình yêu làng của ông càng được bộc lộ một cách sâu sắc và cảm động trong hoàn cảnh thử thách . Kim Lân đã đặt nhân vật vào tình huống gay gắt để bộc lộ chiều sâu tình cảm của nhân vật.Đó là tin làng chợ Dầu lập tề theo giặc.Từ phòng thông tin ra,đang phấn chấn,náo nức vì những tin vui của kháng chiến thì gặp những người tản cư,nghe nhắc đến tên làng,ông Hai quay phắt lại,lắp bắp hỏi,hy vọng được nghe những tin tốt lành,nào ngờ biết tin dữ:“Cả làng Việt gian theo Tây ”.Tin bất ngờ ấy vừa lọt vào tai đã khiến ông bàng hoàng, đau đớn :“Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại,da mặt tê rân rân ,ông lão lặng đi tưởng như đến không thở được,một lúc lâu ông mới rặn è è nuốt một cái gì vướng ở cổ.Ông cất tiếng hỏi,giọng lạc hẳn đi ”nhằm hy vọng điều vừa nghe không phải là sự thật.Trước lời khẳng định chắc chắn của những người tản cư,ông tìm cách lảng về.Tiếng chửi văng vẳng của người đàn bà cho con bú khiến ông tê tái :“cha mẹ tiên sư nhà chúng nó ,đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương,cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát”.Về đến nhà ông chán chường “nằm vật ra giường”,nhìn đàn con nước mắt ông cứ giàn ra “ chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư?Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?”.Ông căm thù những kẻ theo Tây,phản bội làng,ông nắm chặt hai tay lại mà rít lên: “chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này ”.Niềm tin,nỗi ngờ giằng xé trong ông.Ông kiểm điểm lại từng người trong óc, thấy họ đều có tinh thần cả “có đời nào lại cam tâm làm cái điều nhục nhã ấy ”.Ông đau xót nghĩ đến cảnh “người ta ghê tởm,người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước”.Suốt mấy ngày liền ông chẳng dám đi đâu,“chỉ ở nhà nghe ngóng binh tình”,lúc nào cũng nơm nớp tưởng người ta đang để ý,đang bàn tán đến cái chuyện làng mình.Nỗi ám ảnh,day dứt,nặng nề biến thành sự sợ hãi thường xuyên trong ông.Ông đau đớn,tủi hổ như chính ông là người có lỗi...
Tình thế của ông càng trở nên bế tắc,tuyệt vọng khi bà chủ nhà có ý đuổi gia đình ông với lý do không chứa người của làng Việt gian.Trong lúc tưởng tuyệt đường sinh sống ấy,ông thoáng có ý nghĩ quay về làng nhưng rồi lại gạt phắt ngay bởi “về làng tức là bỏ kháng chiến,bỏ Cụ Hồ ”,là “cam chịu quay trở lại làm nô lệ cho thằng Tây”. Tình yêu làng lúc này đã lớn rộng thành tình yêu nước bởi dẫu tình yêu,niềm tin và tự hào về làng Dầu có bị lung lay nhưng niềm tin và Cụ Hồ và cuộc kháng chiến không hề phai nhạt.Ông Hai đã lựa chọn một cách đau đớn và dứt khoát:“Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù!”.Dù đã xác định thế nhưng ông vẫn không thể dứt bỏ tình cảm của mình đối với quê hương.Bởì thế mà ông càng xót xa,đau đớn... Trong tâm trạng bị dồn nén và bế tắc ấy,ông chỉ còn biết tìm niềm an ủi trong lời tâm sự với đứa con trai nhỏ.Nói với con mà thực ra là đang trút nỗi lòng mình.Ông hỏi con những điều đã biết trước câu trả lời:“Thế nhà con ở đâu?”,“thế con ủng hộ ai ?”…Lời đứa con vang lên trong ông thiêng liêng mà giản dị:“Nhà ta ở làng Chợ Dầu”,“ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm !”…Những điều ấy ông đã biết,vẫn muốn cùng con khắc cốt ghi tâm.Ông mong “anh em đồng chí biết cho bố con ông, tấm lòng bố con ông là như thế đấy,có bao giờ dám đơn sai,chết thì chết có bao giờ dám đơn sai ”.Những suy nghĩ của ông như những lời nguyện thề son sắt.Ông xúc động,nước mắt “chảy ròng ròng trên hai má”.Tấm lòng của ông với làng,với nước thật sâu nặng,thiêng liêng.Dẫu cả làng Việt gian thì ông vẫn một lòng trung thành với kháng chiến,với Cụ Hồ …
May thay,tin đồn thất thiệt về làng Chợ Dầu được cải chính .Ông Hai sung sướng như được sống lại.Ông đóng khăn áo chỉnh tề đi với người báo tin và khi trở về “cái mặt buồn thỉu mọi ngày bỗng tươi vui rạng rỡ hẳn lên ”.Ông mua cho con bánh rán đường rồi vội vã,lật đật đi khoe với mọi người.Đến đâu cũng chỉ mấy câu“Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ !Đốt sạch !Đốt nhẵn ! Ông chủ tịch làng tôi vừa mới lên trên này cải chính.Cải chính cái tin làng chợ Dầu chúng tôi Việt gian theo Tây ấy mà .Láo!Láo hết! Toàn là sai sự mục đích cả .” “Ông cứ múa tay lên mà khoe với mọi người”.Ông khoe nhà mình bị đốt sạch,đốt nhẵn như là minh chứng khẳng định làng ông không theo giặc. Mất hết cả cơ nghiệp mà ông không hề buồn tiếc,thậm chí còn rất sung sướng,hạnh phúc.Bởi lẽ,trong sự cháy rụi ngôi nhà của riêng ông là sự hồi sinh về danh dự của làng chợ Dầu anh dũng kháng chiến.Đó là một niềm vui kỳ lạ,thể hiện một cách đau xót và cảm động tình yêu làng,yêu nước,tinh thần hy sinh vì cách mạng của người dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược .
Cách miêu tả chân thực,sinh động,ngôn ngữ đối thoại,độc thoại và độc thoại nội tâm đa dạng,tự nhiên như cuộc sống cùng với những mâu thuẫn căng thẳng,dồn đẩy, bức bối đã góp phần không nhỏ tạo nên thành công của câu chuyện, đồng thời còn thể hiện sự am hiểu và gắn bó sâu sắc của nhà văn với người nông dân và công cuộc kháng chiến của đất nước.
Qua nhân vật ông Hai ta hiểu thêm về vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược :Yêu làng,yêu nước và gắn bó với kháng chiến.Có lẽ vì thế mà tác phẩm “Làng ” xứng đáng là một trong những truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại

Bình luận (0)
Phạm Mỹ Duyên
26 tháng 10 2017 lúc 10:55

bài này mik tự làm còn nhìu thiếu sót có j góp ý nha

Einsten đã nói “điều chúng ta biết chỉ là một giọt nước. Điều chúng ta không biết mênh mông như đại dương”.Bởi vậy chúng ta ko ngừng nỗ lực học tập để góp phần vào đại dương ko biet đó,kho tàng tri thức của nhân loại ngày càng lớn mạnh,như câu nói của Lê nin: “học,học nữa,học mãi”

Thật vậy câu nói đó quả là 1chân lý hay và đúng đắn.Vậy câu nói đó có ý nghĩa gì?Học là quá trình tiếp nhận thêm kiến thức của bản thân bằng cách tự tìm hiểu qua sách báo , hay do người khác truyền đạt lại cho bạn.Và những kiễn thức đó bao gồm tổng hợp cả về tự nhiên và xã hội cũng như những kinh nghiệm sống.Hoc nữa, học mãi là kiên trì phấn đấu học từ khi còn là đứa trẻ và cho đến khi bạn "trờ về cát bụi",người xưa còn có câu “học khôn đến chết, học nết đến già” để đề cao việc học mãi.

Tuy vậy học thế nào là được,có phải là hoc thật nhiều hay ko? Phai học thật nhiều là 1 cách để tiếp thu thật nhiều kiến thức ,hiểu biết vs the giới xung quanh va để áp dụng vào cuộc sống.Người ko tri thức rất khó hòa nhập vào cuộc sống văn minh,tiến bộ đang ngày càng đi lên .Và luôn tự ti về bản thân mình vs mọi người xung quanh .Vì thế chung ta phải học để khẳng định mình,để khiến mọi người nhìn ta vs con mắt khác ko phải là khinh bỉ mà là kính trọng.Ko chỉ để khẳng định mình mà còn dạy ta cách làm người ,đạo đức và kĩ năng sống.Cũng như câu “Học để làm người”để răn dạy phải cố gắng chăm chỉ học tập để trở thành nguoi tốt. Vả lại học,học nữa ,học mãi còn có ý nghĩa nhắc nhở những người đã giỏi cũng ko nen tự kiêu tự mãn, mà phải còn cố gắng hơn để giỏi hơn, để kiến thức như giọt nước ngày càng lớn hơn trong đại dương bao la kia .

Kiên trì ,bền trí học là chìa khóa giúp ta mở rộng kho tàng của ta,nhân loại .Như những nhà khoa hoc , bác hoc lỗi lạc nổi tiếng : Albert Einstein, Isaac Newton, Galileo…mà giờ đây chúng ta còn ghi nhớ.Các ngài ko tự dưng mà giỏi mà là sự gắng học.Cho nên ta phải noi guong các ngài để ko chỉ cho chúng ta mà cho đất nước ta thêm giàu đẹp,cường thịnh và hạnh phíc.Vì thế khi còn ở trường ,đi học ta phải có thái độ nghiem tuc ,tự giác va cham ngoan .Hoc mọi lúc ,mọi nơi,vs thay co , ban be ,anh chi ,…du the nao di nua ta cung phai hoc ko chi vi tien , bang cap ,diem so hay lam cho cha me vui long ma la vì su hieu biet chung ta nhu cau noi cua Lxeneska “ phải luôn luôn học tập chừng nào còn một đều chưa biết”.

Cuoi cung điều quan trọng mà tôi muốn nói ,đó là việc hoc vô cùng quan trọng vs chung ta.Chung ta hay quan tam no vi no rat quý cũng như câu ngạn ngữ Nga “bộ lông làm đẹp con công, học vấn làm đẹp con người”.Hay làm dẹp chính mình bằng cách học.

Bình luận (0)
Lưu Thị Kim Huệ
3 tháng 1 2019 lúc 14:24

Bài làm

Học , học nữa, học mãi

Trước yêu cầu ngày càng cao của xã hội và sự phát triền nhanh chóng của khoa học- kĩ thuật, đòi hỏi học sinh chúng ta cũng như tất cả mọi người phải không ngừng học tập để có trình độ đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. Vì thế, Lê -nin đã từng nhắc nhở: “ Học, học nữa, học mãi”. Câu nói đó đã trở thành chân lí cho mọi thời đại.

Vậy học là gì? Học là một công việc mà mỗi chúng ta phải làm hằng ngày và có thể là suốt đời. Học là một hoạt động tư duy trí tuệ, tiếp nhận những tri thức của xã hội loài người để mở mang hiều biết của mình. Xã hội ngày càng tiến bộ bao nhiêu thì khoa học ngày càng phát triển bấy nhiêu, làm cho nhiều vấn đề này sinh trong cuộc sống cần được tiếp thu và giải quyết. Muốn theo kịp đà tiến hoá của xã hội loài người thì phải học tập, học không ngừng nghỉ, học tập suốt đời. Lê-nin đã khuyên chúng ta không ngừng học tập để nâng cao kiến thức.

Tại sao lại còn phải học nữa và học mãi? Bởi điều ta biết chỉ là những giọt nước nhỏ bé, điều ta chưa biết là biển cả, cho nên, chúng ta không được thảo mãn với những gì mà mình đã có, mà cần luôn học tập để nâng cao trình độ. Mỗi lần học tập để nâng cao trình độ, ta sẽ cảm thấy kiến thức của mình thu được quá ít so với biển kiến thức mênh mông của nhân loại. Vì thế, con người cần tiếp tục học, học không ngừng, học ở mọi lúc mọi nơi, học để hiểu biết hơn.

Vì sao chúng ta phải hiểu như vậy? Trước hết là vì bản thân chúng ta. Nếu không học, chúng ta sẽ không có tri thức, thiếu hiểu biết để vận dụng vào cuộc sống, kết quả công việc sẽ không tốt đẹp như ta mong đợi. Người xưa có câu: “ Nhân bất học bất tri lí- Ấu bất học lão hàn vi”. Bởi vậy, chúng ta cần phải học để có trình độ, có kiến thức, để có việc làm tốt nuôi sống bản thân mình, giúp đỡ gia đình và phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xa hơn nữa là bước tới tầm cao của nhân loại. Học và chỉ có học nữa, học mãi thì đó sẽ là chìa khoá mở cửa cho mọi kho báu trên đời.

Nhưng để học, học nữa, học mãi thì phải làm thế nào? Những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường phải học như thế nào cho có hiều quả? Với con người có nhiều cách học khác nhau; nhưng quan trọng nhất học phải đi đôi với hành. Chúng ta được học qua nhà trường, qua sách vở thì phải học có lí thuyết vững vàng, phải biết kết hợp làm cho lí thuyết gắn liền với thực tế. để bổ sung kiến thức, chúng ta cần nghiên cứu và tham khảo thêm nhiều sách vở, các thông tin khác..Là học sinh chúng ta phải có tính tự giác trong học tập, học từ thầy, cô, bạn bè, sách vở,… phải biết dựa vào những điều đã học được để vận dụng vào cuộc sống. Cần say me, sáng tạo trong học tập.

Câu nói của Lê- nin luôn mang một giá trị to lớn, khích lệ chúng ta cần chăm chỉ, cần cù học tập thường xuyên mới đảm bảo cho mình một cuộc sống tiến bộ không ngừng.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Quý Thiện Nguyễn
Xem chi tiết
My Trương
Xem chi tiết
Lovers
Xem chi tiết
Tuong Vy Dang Ngoc
Xem chi tiết
Ngu Văn Người
Xem chi tiết
VỘI VÀNG QUÁ
Xem chi tiết
Đặng Khánh Ngọc
Xem chi tiết
Boydf Anfood
Xem chi tiết
phạm hương trà
Xem chi tiết