Ngay sau khi lên ngôi vua, Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc tử giám ở kinh thành Thăng Long, mở trường học ở các lộ, mở khoa thi và cho phép người nào có học đều được dự thi. Đa số dân đều có thể đi học, đi thi trừ những kẻ phạm tội và làm nghề ca hát.
Ở các đạo, phủ có trường công. Nhà nước tuyển chọn người giỏi, có đạo đức để làm thầy giáo. Nội dung học tập thi cử là các sách của đạo Nho. Thời Lê sơ, Nho giáo chiếm địa vị độc tôn ; Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế.
-Nhà nước rất quan tâm đến giáo dục,đến việc đào tạo nhân tài
-Nhà nước lấy giáo dục,khoa cử làm phương thức chủ yếu để tuyển dụng quan lại
-Nhà nước có nhiều hình thức khuyến khich,động viên mọi người học tập,thi cử như lập bia khắc tên những người đỗ tiến sĩ vào bia đá,những người đỗ cao đều được bổ sung làm quan
Giáo dục và khoa cử thời Lê sơ phát triển do các nguyên nhân sau:
- Nhà Lê luôn đề cao vao trò của giáo dục trong hình thức và hành động. Giáo dục tri thức phải đi đôi với giáo dục đạo đức.
- Nhà Lê luôn thay đổi và sáng tạo sao cho phù hợp với thực tế xã hội và khả năng của người học, nhằm khơi gợi tính chủ động của người học.
- Thường xuyên đẩy mạnh việc thi cử nghiêm túc nhằm chọn được người tài. Tuy nhiên hạn chế những quy định khắt khe, không cần thiết trong hoạt động dạy học để người học dễ dàng nắm bắt và thực hiện.
- Khi nghiên cứu luôn đề ra những yêu cầu giáo dục phải gắn liền với những điều kiện lịch sử cụ thể.
- Có những chính sách đãi ngộ học tập.
- Xây dựng, đa dạng hóa lại các loại hình nhà trường, đáp ứng nhu cầu học tập của tầng lớp nhân dân. Tránh tình trạng phân biệt giáo dục đẳng cấp, hướng đến nền giáo dục bình đẳng ( đa số dân đều có thể đi học )
- Giáo quan giảng dạy tại các trường được tuyển chọn chặt chẽ từ các nhà nho ở các địa phương, đảm bảo chất lượng dạy học.
- Có khu trữ sách ( tương đương thư viện ) cho học sinh làm tư liệu học tập và khu nhà ở tập thể cho các giám sinh từ nơi xa đến.