Violympic Vật lý 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hung nigga

Nguyên nhân gây ra tiếng sấm và tiếng sét là gì?

Ngô Bá Hùng
25 tháng 7 2019 lúc 15:28

Nguyên nhân gây ra tiếng sấm và tiếng sét:

Do sự cọ xát mạnh giữa những giọt nước trong luồng không khí bốc lên cao tạo thành các đám mây dông bị nhiễm điện. Khi đó giữa các đám mây này hoặc giữa chúng với mặt đất xuất hiện tia lửa điện phát ra ánh chớp chói lòa. Do nhiệt độ cao của tia lửa điện, không khí dãn nở đột ngột, phát ra tiếng nổ gọi là tiếng sấm (khi có tia lửa điện giữa hai đám mây) hoặc tiếng sét (khi có tia lửa điện giữa đám mây và mặt đất)

Tô Ngọc Hà
25 tháng 7 2019 lúc 15:25

Khi hai đám mây tích điện trái dấu lại gần nhau, hiệu điện thế giữa chúng có thể lên tới hàng triệu vôn. Giữa hai đám mây có hiện tượng phóng tia lửa điện và ta trông thấy một tia chớp. Vài giây sau ta mới nghe thấy tiếng nổ, đó là sấm (do vận tốc ánh sáng nhanh hơn vận tốc của tiếng động nên ta trông thấy tia chớp trước). Khi đám mây dông tích điện đi gần mặt đất tới những khu vực trống trải, gặp một vật có độ cao như cây cối, người cầm cuốc xẻng… thì sẽ có hiện tượng phóng tia lửa điện giữa đám mây và mặt đất. Đó là hiện tượng sấm sét.

Nguyễn Kim Hưng
25 tháng 7 2019 lúc 21:36

Khi hai đám mây tích điện trái dấu lại gần nhau, hiệu điện thế giữa chúng có thể lên tới hàng triệu vôn. Giữa hai đám mây có hiện tượng phóng tia lửa điện và ta trông thấy một tia chớp. Vài giây sau ta mới nghe thấy tiếng nổ, đó là sấm. Khi đám mây dông tích điện đi gần mặt đất tới những khu vực trống trải, gặp một vật có độ cao như cây cối, người cầm cuốc xẻng… thì sẽ có hiện tượng phóng tia lửa điện giữa đám mây và mặt đất. Đó là hiện tượng sấm sét.

Vũ Minh Tuấn
26 tháng 7 2019 lúc 10:55
Nguyên nhân gây ra hiện tượng sấm sét:

Khi hai đám mây tích điện trái dấu lại gần nhau, hiệu điện thế giữa chúng có thể lên tới hàng triệu vôn. Giữa hai đám mây có hiện tượng phóng tia lửa điện và ta trông thấy một tia chớp. Vài giây sau ta mới nghe thấy tiếng nổ, đó là sấm (do vận tốc ánh sáng nhanh hơn vận tốc của tiếng động nên ta trông thấy tia chớp trước). Khi đám mây dông tích điện đi gần mặt đất tới những khu vực trống trải, gặp một vật có độ cao như cây cối, người cầm cuốc xẻng… thì sẽ có hiện tượng phóng tia lửa điện giữa đám mây và mặt đất. Đó là hiện tượng sấm sét.

Chúc bạn học tốt!

nguyễn huy hoàng
27 tháng 7 2019 lúc 13:42

Vũ Minh Tuấn chép mạng hả

kayuha
28 tháng 7 2019 lúc 22:47

Các đám mây giông được tích điện là do các điện tích được phân tách ra khi các hạt nước và hạt băng trong đám mây giông cọ xát vào nhau, sau đó chủ yếu do đối lưu mà các

Tuy sấm và sét là hai hiện tượng khác nhau nhưng dường như chúng xảy ra đồng thời nên để chúng tôi coi như là một hiện tượng. Điện tích dương dồn hết về phía đỉnh đám mây, còn các phần tích điện âm về phần chân đám mây. Hai miền điện tích khác dấu của đám mây giông cũng gióng như 2 bản của một tụ điện khổng lồ. Không khí ở giữa chúng là chất cách điện, lúc đầu ngăn không cho các điện tích chạy lại gặp nhau và nâng dần hiệu điện thế giữa hai cực của bản tụ điện. Giữa phần chân đám mây giông và mặt đất tích điện (do hưởng ứng tĩnh điện) cũng là một tụ điện với không khí cách điện nằm giữa hai bản tụ. Hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện đủ lớn để đánh thủng chất điện môi (không khí giữa hai bản) thì có tia lửa (sét) phóng qua.


Các câu hỏi tương tự
Su Su
Xem chi tiết
Minh Trúc Trần
Xem chi tiết
Ngọc Hằng Phạm
Xem chi tiết
Đàm Khánh Nguyễn
Xem chi tiết
Lê Thị Thanh Quỳnh
Xem chi tiết
Bình Nguyễn Ngọc
Xem chi tiết
Hồ Hà Thi Quân
Xem chi tiết
Sơn Khuê
Xem chi tiết
Ngọc Vi
Xem chi tiết