Các em nghe và viết theo lời đọc của thầy cô giáo.
Các em nghe và viết theo lời đọc của thầy cô giáo.
Từ mỗi tờ giấy, cô giáo đã làm ra những gì trong bài "Bàn tay cô giáo"
Đọc thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Bàn tay cô giáo
Một tờ giấy trắng
Cô gấp cong cong
Thoắt cái đã xong
Chiếc thuyền xinh quá !
Một tờ giấy đỏ
Mềm mại tay cô
Mặt trời đã phô
Nhiều tia nắng tỏa.
Thêm tờ xanh nữa
Cô cắt rất nhanh
Mặt nước dập dềnh
Quanh thuyền sóng lượn.
Như phép mầu nhiệm
Hiện trước mắt em:
Biển biếc bình minh
Rì rào sóng vỗ…
Biết bao điều lạ
Từ bàn tay cô.
- Phô : bày ra, để lộ ra.
Ai là người cắt dán bức tranh trong bài thơ ?
A. Cô giáo
B. Học sinh
C. Cô giáo cùng học sinh
Vì sao lại nói :
“ Biết bao điều lạ
Từ bàn tay cô.” ?
A. Vì đôi bàn tay cô khéo léo lạ thường
B. Vì các bạn nhỏ chưa được nhìn thấy cảnh biển nên rất lạ
C. Vì đôi bàn tay cô giáo đã giúp các bạn nhỏ thấy được bao điều lạ
Trong mắt các bạn nhỏ, đôi bàn tay cô trông như thế nào?
A. Rất đẹp
B. Rất mềm mại và khéo léo
C. Rất cẩn thận và tỉ mỉ
Ngoài được nghe cô giáo kể, các bạn học sinh còn tìm hiểu về Việt Nam bằng cách nào ?
A. Xem truyền hình
B. Qua in-tơ-nét
C. Đọc sách, báo
2,dòng thơ''Biết bao điều lạ /Từ bàn tay cô''muốn nói điều gì ?
I. ĐỌC HIỂU
Đọc thầm bài văn sau:
Những bông hoa tím
Cồn cát cao trên kia là chỗ cô Mai nằm nghỉ. Những cây dương đang độ lớn vây quanh mộ cô. Hôm trước mẹ dắt Nhi ra thăm mộ, mẹ đọc hàng chữ đỏ khắc trên bia: "Nguyễn Thị Mai, dân quân, hi sinh ngày 10-10-1968". Mẹ không nói gì cả. Nhi cảm thấy bàn tay mẹ siết chặt lấy bàn tay bé nhỏ của Nhi. Ngày ấy, mẹ cùng cô Mai ở chung tiểu đội dân quân. Đêm nào mẹ cũng đi tuần trên bãi.
Những người già trong làng kể lại rằng: Chiều nào, cô Mai cũng ra cồn cát đó với một khẩu súng trường. Và trên nền cát trắng tinh, nơi ngực cô Mai tì xuống đón đường bay của giặc, mọc lên những bông hoa tím. Ngày chiếc máy bay bốc cháy đâm đầu xuống biển cũng là ngày cô Mai hi sinh. Những bông hoa ấy vừa nở, mùi thơm bay về tận làng làm nôn nao cả lòng người những buổi chiều như chiều nay.
Lũ trẻ ngồi im nghe các cụ già kể chuyện. Hôm sau chúng rủ nhau ra cồn cát cao tìm những bông hoa ấy. Lúc về, tay đứa nào cũng đầy một nắm hoa. Nhi gọi mẹ ríu rít:
- Mẹ ơi, những cồn cát cao sau làng, chỗ nào cô Mai cũng tì ngực xuống để bắn máy bay. Con thấy toàn hoa là hoa!
(Trần Nhật Thu)
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Vì sao khi đứng trước mộ của cô Mai, mẹ lại siết chặt bàn tay bé nhỏ của Nhi?
A. Vì mẹ muốn Nhi im lặng để tưởng nhớ cô Mai.
B. Vì mẹ căm giận kẻ thù đã giết chết cô Mai.
C. Vì mẹ rất xúc động khi nhớ đến người đồng đội đã hi sinh nên siết chặt tay Nhi để kìm bớt xúc động.
Đọc truyện và trả lời các câu hỏi sau:
Ai có lỗi ?
Tôi đang nắn nót viết thì Cô-rét-ti chạm khuỷu tay vào tôi làm cho cây bút nguệch ra một đường rất xấu. Tôi nổi giận. Cô-rét-ti cười, đáp : "Mình không cố ý đâu !" Cái cười của cậu làm tôi càng tức. Tôi nghĩ cậu vừa được phần thưởng nên kiêu căng.
Lát sau, để trả thù, tôi đẩy Cô-rét-ti một cái đến nỗi hỏng hết trang tập viết của cậu. Cậu ta giận đỏ mặt, giơ tay dọa tôi, nói :"Cậu cố ý đấy nhé !"
Thấy thầy giáo nhìn, cậu hạ tay xuống, nhưng lại nói thêm : "Lát nữa ta gặp nhau ở cổng."
Cơn giận lắng xuống. Tôi bắt đầu hối hận. Chắc là Cô-rét-ti không cố ý chạm vào khuỷu tay tôi thật. Tôi nhìn cậu, thấy vai áo cậu sứt chỉ, chắc vì cậu đã vác củi giúp mẹ. Bỗng nhiên tôi muốn xin lỗi Cô-rét-ti, nhưng không đủ can đảm.
Tan học, tôi thấy Cô-rét-ti đi theo mình. Tôi đứng lại, rút cây thước kẻ cầm tay. Cậu ta đi tới, tôi giơ thước lên.
- Ấy đừng ! - Cô-rét-ti cười hiền hậu
- Ta lại thân nhau như trước đi !
Tôi ngạc nhiên, ngây ra một lúc, rồi ôm chầm lấy bạn. Cô-rét-ti nói :
- Chúng ta sẽ không bao giờ giận nhau nữa, phải không En-ri-cô ?
- Không bao giờ! không bao giờ ! - Tôi trả lời.
Về nhà, tôi kể chuyện cho bố mẹ nghe, tưởng bố sẽ vui lòng. Nào ngờ bố mắng: “Đáng lẽ chính con phải xin lỗi bạn vì con có lỗi. Thế mà con lại giơ thước dọa đánh bạn”.
- Kiêu căng : cho rằng mình hơn người khác, coi thường người khác.
- Hối hận : buồn, tiếc vì lỗi lầm của mình.
- Can đảm : không sợ đau, không sợ xấu hổ hay nguy hiểm.
- Ngây: đờ người ra, không biết nói gì, làm gì.
Cô- rét- ti làm gì khiến cho En-ri- cô nổi giận ?
A. Cô-rét-ti nói xấu En-ri-cô
B. Cô-rét-ti vẽ lên vở En-ri-cô
C. Cô-rét-ti chạm vào khuỷu tay En-ri-cô khiến nguệch ra một đường xấu trên vở
I. ĐỌC HIỂU
Đọc thầm bài văn sau:
Những bông hoa tím
Cồn cát cao trên kia là chỗ cô Mai nằm nghỉ. Những cây dương đang độ lớn vây quanh mộ cô. Hôm trước mẹ dắt Nhi ra thăm mộ, mẹ đọc hàng chữ đỏ khắc trên bia: "Nguyễn Thị Mai, dân quân, hi sinh ngày 10-10-1968". Mẹ không nói gì cả. Nhi cảm thấy bàn tay mẹ siết chặt lấy bàn tay bé nhỏ của Nhi. Ngày ấy, mẹ cùng cô Mai ở chung tiểu đội dân quân. Đêm nào mẹ cũng đi tuần trên bãi.
Những người già trong làng kể lại rằng: Chiều nào, cô Mai cũng ra cồn cát đó với một khẩu súng trường. Và trên nền cát trắng tinh, nơi ngực cô Mai tì xuống đón đường bay của giặc, mọc lên những bông hoa tím. Ngày chiếc máy bay bốc cháy đâm đầu xuống biển cũng là ngày cô Mai hi sinh. Những bông hoa ấy vừa nở, mùi thơm bay về tận làng làm nôn nao cả lòng người những buổi chiều như chiều nay.
Lũ trẻ ngồi im nghe các cụ già kể chuyện. Hôm sau chúng rủ nhau ra cồn cát cao tìm những bông hoa ấy. Lúc về, tay đứa nào cũng đầy một nắm hoa. Nhi gọi mẹ ríu rít:
- Mẹ ơi, những cồn cát cao sau làng, chỗ nào cô Mai cũng tì ngực xuống để bắn máy bay. Con thấy toàn hoa là hoa!
(Trần Nhật Thu)
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Vì sao câu chuyện về cô Mai có tên là "Những bông hoa tím"?
A. Vì cô Mai thích hoa tím.
B. Vì hoa tím tượng trưng cho sự chung thuỷ.
C. Vì hoa tím mọc lên nơi ngực cô Mai tì xuống để bắn máy bay giặc.