Bài 2. Khí hậu Châu Á

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Huỳnh Nhật

Nêu vĩ độ của các đới khí hậu ở châu á

Trị Võ Văn
10 tháng 9 2018 lúc 20:31

Đới khí hậu cực[sửa | sửa mã nguồn]

Thuộc phạm vi đới này có các đảo, quần đảo và một dải hẹp dọc theo duyên hải phía Bắc lục địa. Giới hạn phía Nam gần trùng với đường vĩ tuyến 71° Bắc. Do vị trí nằm trên những vĩ độ cao nên quanh năm thống trị khối khí cực khô và lạnh nên về mùa đông, ở đây có đêm địa cực kéo dài (từ 75° Bắc trở lên, đêm cực kéo dài hơn 98 ngày), nhiệt độ rất thấp. Nhiệt độ trung bình tháng 1 xuống tới -34 °C trên bán đảo Taymyr. Về mùa đông thường có gió mạnh và bão tuyết, thời tiết rất giá buốt. Về mùa hạ trái lại có ngày liên tục kéo dài (từ 75° Bắc trở lên, ngày liên tục có 102 ngày) song do cường độ bức xạyếu nên nhiệt độ mùa hạ ở đây vẫn thấp. Nhiệt độ trung bình tháng ấm nhất vẫn không thể vượt quá 5 °C. Mùa hạ thường có gió Bắc, thời tiết lạnh, hay có sương mù hoặc mưa tuyết. Lượng mưa trung bình năm 100–200 mm.

Đới khí hậu cận cực[sửa | sửa mã nguồn]

Đới khí hậu cận cực tạo thành một dải hẹp nằm ở phía Nam đới khí hậu cực. Giới hạn của đới này gần trùng với vòng cực Bắc. Trong đới này có sự thay đổi khối khí theo mùa: mùa đông là khối khí cực lục địa, còn mùa hạ là khối khí ôn đới ấm và ẩm hơn. Thời tiết giữa hai mùa phân biệt khá rõ rệt. Mùa đông rất lạnh, nhất là các vùng nằm sâu trong lục địa do sự biến tính của gió thổi từ Đại Tây Dương. Nhiệt độ trung bình tháng thay đổi từ -40 °C đến -50 °C ở vùng Trung và Đông Siberi. Màu hạ tương đối ấm, nhiệt độ trung bình tháng có thể vào khoảng 8-10 °C. Đới khí hậu cận cực có thể chia thành 3 kiểu khác nhau: Khí hậu cận cực hải dương ở phía Tây có mùa đông tương đối dịu, mùa hạ mát và ẩm ướt; Khí hậu cận cực lục địa có mùa đông rất lạnh và biên độ nhiệt giữa hai mùa lớn nhất trên Trái Đất; Khí hậu cận cực hải dương phía Đông tương tự như ở phía Tây nhưng có mùa đông lạnh hơn và thường có gió Bắc hoặc Đông Bắc, còn mùa hạ có gió Đông Nam.

Đới khí ôn đới[sửa | sửa mã nguồn]

Đới khí hậu ôn đới chiếm một dải rộng nhất. Đường ranh giới phía Nam của đới thay đổi trong khoảng 40° Bắc ở Trung Áđến 35° Bắc ở phía Triều Tiên, Nhật Bản. Trên toàn đới, tuy quanh năm chịu ảnh hưởng của khối khí ôn đới nhưng khí hậu có thay đổi từ Tây sang Đông, vì vậy có thể chia ra làm 3 kiểu chính:

Kiểu khí hậu ôn đới lục địa hình thành trong vùng trung tâm lục địa bao gồm khu vực dãy Ural và Đại Hưng An. Trong khu vực này, quanh năm thống trị khối khí ôn đới lục địa, mùa đông rất khô và lạnh, còn mùa hạ ấm và ẩm hơn phía Bắc, tương đối khô nóng ở phía Nam. Nhiệt độ trung bình tháng 1 thay đổi từ -4 °C trên thảo nguyên Trung Á đến -50 °C ở các vùng Siberi. Còn tháng 7, nhiệt độ thay đổi từ 15 °C ở phía Bắc đến 28 °C ở phía Nam. Mưa rơi chủ yếu vào mùa hạ nhưng lượng giảm dần theo hướng từ Bắc xuống Nam. Một dải rộng nằm ở phía Nam khu vực này kéo dài từ Trung Á đến Mông Cổ là vùng khô hạn nhất, lượng mưa hằng năm không quá 250 mm. Kiểu khí hậu ôn đới gió mùa hình thành trong miền duyên hải phía Đông, gồm lưu vực sông Amur và đảo Sakhalin. Về mùa đông, có gió Tây Bắc thổi từ lục địa ra khô và rất lạnh, còn về mùa hạ có gió Đông Nam từ biển thổi vào ấm và ẩm ướt. Mưa rơi chủ yếu vào mùa hạ, chiếm 60-70% lượng mưa cả năm. Ngoài ra, về mùa hạ thỉnh thoảng còn có bão từ phía Đông Nam xâm nhập lên làm cho thời tiết nhiễu loạn mạnh. Nhiệt độ trung bình tháng 1 từ -25 °C ở phía Bắc đến -15 °C ở phía Nam. Nhiệt độ trung bình tháng 7 từ 15-20 °C. Lượng mưa trung bình năm từ 500–700 mm. Kiểu khí hậu ôn đới hải dương chiếm phần Đông Bắc biển Okhotsk, bán đảo Kamchatka và quần đảo Kuril. Kiểu khí hậu này chịu ảnh hưởng mạnh từ biển, Hải lưu Kuril-Kamchatka lạnh và đặc biệt là hoạt động của khí xoáy trên biển Okhotsk và biển Bering. Về mùa đông ở đây chủ yếu có gió Bắc và Tây Bắc, còn mùa hạ có gió Nam và Đông Nam. Điều kiện khí hậu ở đây có sự thay đổi từ Bắc xuống Nam. Về mùa hạ mát và ẩm, nhiệt độ trung bình tháng 7 10-18 °C, mùa đông từ -10 °C đến -20 °C. Lượng mưa trung bình năm từ 700–900 mm, lớp tuyết phủ về mùa đông dày hơn 100 cm.

Đới khí cận nhiệt đới[sửa | sửa mã nguồn]

Đới khí hậu cận nhiệt đới chiếm một dải khá rộng, từ bờ Địa Trung Hải đến bờ Thái Bình Dương, có thể chia thành 4 kiểu chính như sau:

Kiểu khí hậu cận nhiệt Địa Trung Hải hình thành trong khu vực bán đảo Tiểu Á, sơn nguyên Armenia, các vùng thuộcSyria, Iraq... Điểm nổi bật của kiểu khí hậu này là mùa hạ khô và nóng, thời tiết ổn định và trong sáng, còn mùa đông trái lại do ảnh hưởng của gió Tây và hoạt động của khí xoáy nên thời tiết hay thay đổi, mát dịu và mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình tháng 1 4-12 °C, tháng 7 25-28 °C. Lượng mưa trung bình năm từ 500–700 mm. Kiểu khí hậu cận nhiệt lục địa hình thành trong các miền nội địa, bao gồm phần Nam các đồng bằng Trung Á, Nội Á và các vùng thuộc sơn nguyên Iran. Ở đây về mùa hạ chịu ảnh hưởng của khối khí nhiệt đới lục địa khô và nóng, nhiệt độ trung bình tháng 7 lên tới 30 °C, độ ẩm tương đối thấp và mưa rất hiếm. Về mùa đông do hoạt động của khí xoáy trên frong ôn đới nên có mưa, nhiệt độ thấp. Ở Tehran có năm nhiệt độ xuống thấp tới -20 °C, còn ở Trung Á tới -30 °C. Nhiệt độ trung bình tháng 1 ở các khu vực này thường từ -1 đến 0 °C. Lượng mưa hằng năm không đáng kể, 100–300 mm. Kiểu khí hậu cận nhiệt núi cao là một biến dạng đặc biệt của kiểu khí hậu cận nhiệt lục địa, hình thành trên các sơn nguyên và núi cao 3500–4000 m trở lên, chủ yếu ở Pamir và Tây Tạng. Khí hậu vẫn mang tính chất lục địa khá rõ rệt: mùa đông rất lạnh và khô, mùa hạ mát. Biên độ nhiệt giữa các mùa lớn, thời tiết trong ngày luôn luôn thay đổi, nhất là ở Tây Tạng. Lượng mưa trung bình hằng năm rất ít, vì thế các vùng núi và sơn nguyên cao phần lớn là hoang mạc núi cao. Kiểu khí hậu cận nhiệt gió mùa chiếm phần phía Đông lãnh thổ Trung Quốc, phía Nam bán đảo Triều Tiên và Nam Nhật Bản. Đặc điểm của kiểu khí hậu này đối lập với kiểu cận nhiệt Địa Trung Hải. Ở đây, mùa hạ có gió Đông Nam thổi từ biển vào, thời tiết nóng và mưa nhiều. Lượng mưa mùa hạ chiếm tới 60-75% lượng mưa cả năm. Về mùa đông có gió Tây Bắc từ lục địa thổi ra, nói chung khô và lạnh, tuy nhiên còn nhờ hoạt động của khí xoáy nên thỉnh thoảng vẫn có mưa. Lượng mưa trung bình năm 1000–15000 mm, đây là miền khí hậu ẩm ướt nhất của đới khí hậu cận nhiệt.

Đới khí nhiệt đới[sửa | sửa mã nguồn]

Ở châu Á, đới khí hậu nhiệt đới không tạo thành một dải liên tục mà chỉ chiếm phần Tây Nam châu Á bao gồm bán đảo Ả Rập, phần Nam sơn nguyên Iran cho tới Tây Bắc Ấn Độ. Trong các khu vực này quanh năm thống trị khối khí nhiệt đới lục địa và gió mậu dịch, vì thế mùa hạ rất khô và nóng còn mùa đông khô và hơi lạnh. Lượng mưa hằng năm rất ít, trung bình không có 100 mm ở vùng đồng bằng và 300–400 mm ở miền núi. Do không khí khô nên khả năng bốc hơi lớn gấp hàng chục lần khả năng mưa, gây nên tình trạng thiếu ẩm gay gắt. Điều kiện khí hậu ở đây tương tự như Sahara ở châu Phi. Nhiệt độ trung bình tháng 7 thay đổi từ 28 °C đến 30 °C, tháng 1 từ 12 °C ở phía Bắc đến 20 °C ở phía Nam. Biên độ nhiệt giữa các mùa, ngày và đêm rất lớn.

Đới khí hậu cận xích đạo[sửa | sửa mã nguồn]

Đới khí hậu cận xích đạo (hay gió mùa xích đạo) bao gồm khu vực Nam Á (Ấn Độ, Bangladesh, Bắc Sri Lanka), bán đảo Trung Ấn, Nam Trung Quốc và quần đảo Philippines. Như vậy, so với các châu lục khác thì ở châu Á, đới khí hậu này dịch lên những vĩ độ cao hơn, đồng thời ở phía Bắc, nó chuyển sang đới khí hậu cận nhiệt và mất hẳn đới khí hậu nhiệt đới. Trong đới khí hậu cận xích đạo về mùa hạ có gió mùa từ biển thổi vào, nóng, ẩm ướt và có mưa nhiều. Ngoài ra, thường có bão xâm nhập làm cho thời tiết nhiễu loạn mạnh và có mưa lớn. Do ảnh hưởng của địa hình nên sự phân bố mưa không đều: trên các sườn đón gió, mưa trung bình từ 2000–4000 mm hoặc hơn, còn trên đồng bằng, từ 1000–200 mm. Nói chung đây là nơi mưa nhiều nhất châu lục. Về mùa đông có gió mùa Đông Bắc từ lục địa thổi ra, thời tiết nhìn chung khô ráo. Tuy nhiên, như phần hoàn lưu khí quyển đã nói ở trên, về mùa này ở Bắc Ấn Độ, phía Bắc bán đảo Trung Ấn thời tiết tương đối lạnh và có mưa do ảnh hưởng của khí xoáy, chỉ có phần Nam các bán đảo này tương đối nóng, thời tiết khô và trong sáng.

Đới khí hậu xích đạo[sửa | sửa mã nguồn]

Đới khí hậu này bao gồm phần Nam đảo Sri Lanka, phần Nam bán đảo Mã Lai và phần lớn quần đảo Indonesia. Với vị trí nằm trên các đảo và bán đảo, biên độ nhiệt giữa các mùa thấp hơn và lượng mưa trung bình hằng năm cao hơn vùng xích đạo ở lục địa Phi. Biên độ nhiệt hằng năm ở đây 1-2 °C, còn lượng mưa trung bình đạt tới 2000–4000 mm. Riêng khu vực từ nửa Đông đảo Java trở về phía Đông thuộc đới khí hậu gió mùa xích đạo của bán cầu Nam nên đặc điểm khí hậu mang tính chất mùa rõ rệt.


Các câu hỏi tương tự
Đỗ Thanh Huyền
Xem chi tiết
Thanhh Nhii
Xem chi tiết
duy nguyễn nhất
Xem chi tiết
duy nguyễn nhất
Xem chi tiết
mtmrr
Xem chi tiết
nguyễn thị minh thùy
Xem chi tiết
duy nguyễn nhất
Xem chi tiết
nguyễn tấn tú
Xem chi tiết
Duy Luyến
Xem chi tiết
Lê Thế Phong
Xem chi tiết