Bài 24. Khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII

Nguyễn Hữu Minh Trí

Nêu tóm tắt diễn biến của phong trào khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài TK XVIII

Thanks and Best Regards!

Kieu Diem
6 tháng 3 2020 lúc 1:10

Bài 24 : Khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Phúc
5 tháng 3 2020 lúc 21:24

Trong khoảng 30 năm giữa thế kỉ XVIII, phong trào nông dân ở Đàng Ngoài bùng lên khắp các trấn đồng bằng và vùng Thanh - Nghệ.
Những cuộc khởi nghĩa lớn là khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng (1737), khởi nghĩa Lê Duy Mật (1738 - 1770), khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương (1740 - 1751), đặc biệt là khởi nghĩa Nguyễn Hữu cầu (1741 - 1751) và khởi nghĩa Hoàng Công Chất (1739 - 1769).


Nguyễn Hữu Cầu (còn gọi là quận He) là một thủ lĩnh kiệt xuất của phong trào nông dân đương thời. Cuộc khởi nghĩa xuất phát từ Đồ Sơn (Hải Phòng), di chuyển lên Kinh Bắc, uy hiếp kinh thành Thăng Long, rồi xuống Sơn Nam, vào Thanh Hoá, Nghệ An.
Nghĩa quân nêu khẩu hiệu "Lấy của nhà giàu chia cho người nghèo", được dân chúng nhiệt tình hưởng ứng.
Hoàng Công Chất là người đứng đầu cuộc khởi nghĩa ở vùng Sơn Nam. Sau một thời gian hoạt động ở đồng bằng, Hoàng Công Chất chuyển lên Tây Bắc. Căn cứ chính của cuộc khởi nghĩa là vùng Điện Biên. Tại đây, các dân tộc Tây Bắc đã hết lòng ủng hộ Hoàng Công Chất. Ông có công bảo vệ vùng biên giới và giúp dân ổn định cuộc sống trong các bản mường.
Các cuộc khởi nghĩa trước sau đều bị thất bại, nhiều thủ lĩnh bị bắt, bị xử tử. Nhưng ý chí đấu tranh chống áp bức cường quyền của nghĩa quân đã làm cho cơ đồ họ Trịnh bị lung lay.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Team lớp A
6 tháng 3 2020 lúc 8:52

Phong trào nông dân ở Đàng Ngoài nổ ra liên tục, mạnh mẽ, cả miền xuôi lẫn miền ngược.
Các cuộc khởi nghĩa đều được quần chúng nhân dân tham gia ủng hộ rất tích cực, gây khó khăn cho triều đình Trịnh - Lê nhiều tổn thất.
Các phong trào cuối cùng đều thất bại.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trịnh Long
6 tháng 3 2020 lúc 9:09

Bổ sung

Ý nghĩa lịch sử của phong trào khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài. Ý nghĩa của phong trào đối với việc góp phần làm lung lay cơ đồ họ Trịnh, tạo tiền đề để cuộc khởi nghĩa Tây Sơn phát triển ra Đàng Ngoài, lật đổ chính quyền thối nát của vua Lê, chúa Trịnh.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Nguyen huy
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Lê Thế Luân
Xem chi tiết
Trần Thị Minh Duyên
Xem chi tiết
Thao Nguyen
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Hoàng Thị Thanh Trúc
Xem chi tiết
Gia Hưng
Xem chi tiết
Cao Phước Lâm
Xem chi tiết