Chức năng của hormon thay đổi
Cơ thể phát triển chiều cao cho đến tuổi dậy thì nhờ các sụn. Hormon tăng trưởng của thùy trước tuyến yên (STH hay còn gọi GH) không có tác dụng trực tiếp lên xương hay sụn mà tác động lên các tế bào gan để tổng hợp nên chất Somatomedin và chất này tác động lên mô của sụn và xương. Thừa hormon tăng trưởng sẽ gây bệnh khổng lồ nếu trước tuổi dậy thì và bệnh to đầu chi nếu sau tuổi dậy thì. Thiếu hormon này, người bệnh sẽ bị bệnh lùn.
Sự sinh nhiệt lượng, sự phát triển và sự sinh sản. T3, T4 là các hormon cơ bản của tuyến giáp có vai trò quan trọng trong các phản ứng tổng hợp cũng như thoái giáng tất cả các men trong cơ thể tại các cơ và mô thần kinh, trong đó sản sinh ra nhiều nhiệt lượng để cung cấp cho các quá trình trên. Thừa T3, T4 sẽ gây bệnh cường giáp - basedow và thiếu chúng lại gây ra bệnh suy giáp trạng.
Các tuyến sinh dục phát triển được là nhờ có hormon FSH và LH của thùy trước tuyến yên tiết ra từ tuổi dậy thì. Tại buồng trứng, FSH làm cho các tế bào hạt phát triển, biệt hóa thành các nang, đồng thời tổng hợp chất Aromataza, là một men cho phép biến đổi hormon nam thành hormon nữ, tổng hợp prolactin để kích thích tuyến sữa. Tại tinh hoàn, FSH tác động trên tế bào Sertoli khi có mặt chất Testosterol để thúc đẩy sự sinh tinh trùng và tổng hợp prolactin. Hormon LH có mặt tại buồng trứng để kích thích các tế bào buồng trứng tiết chất Androgen. LH gây phóng noãn và kích thích sản xuất Progesterol (hormon sinh dục nữ) tại các tế bào của hoàng thể. Tại tinh hoàn, LH duy trì và kích thích sự tiết Testosterol (hormon sinh dục nam, chịu trách nhiệm về sự phát triển giới tính: mọc râu, giọng trầm, cơ bắp, tác phong nam giới...). Thừa, thiếu hai loại hormon này ảnh hưởng lớn đến vấn đề giới tính cũng như cơ quan sinh dục.