“Vội vàng” là cái tôi đầy hân hoan, nồng nhiệt với từng dấu hiệu của sự sống nhưng lại đầy lo âu, phấp phỏng trước những bước đi thời gian của Xuân Diệu. Càng yêu cuộc sống bao nhiêu, Xuân Diệu càng lo sợ trước sự phai tàn của vẻ đẹp, của sự sống bấy nhiêu. Không thể thay đổi quy luật chảy trôi của thời gian nên người thi sĩ ấy đã chủ trương sống vội, sống gấp để tận hưởng trọn vẹn những khoảnh khắc của thời tươi.
Ở Xuân Diệu chúng ta thường bắt gặp một cá tính thơ khoáng đạt, khác biệt và đầy sáng tạo có thể nói “có một không hai” trong thơ ca Việt Nam. Xuân Diệu đã mở màn cho “Vội vàng” bằng bốn câu thơ ngũ ngôn mà nhìn qua tưởng chừng “lệch nhịp” với toàn bài:
“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi”
Ngay trong khổ thơ đầu tiên, Xuân Diệu đã thể hiện khát vọng táo bạo đến hoang đường. Nắng và gió đều là những hiện tượng thuộc về tự nhiên và “vận hành” theo quy luật của tự nhiên. Muốn tắt nắng, buộc gió chẳng phải quá phi lí, ngông cuồng sao? Tuy nhiên ẩn sâu trong khát vọng ngông cuồng, táo bạo ấy lại là một tình yêu cuộc sống đến tha thiết, khắc khoải. Xuân Diệu muốn tắt nắng để màu đừng nhạt, muốn buộc gió để hương đừng bay, vậy là người thi sĩ muốn lưu lại những vẻ đẹp tự nhiên, thanh khiết của cuộc đời để mãi lưu giữ khoảnh khắc của thời tươi.
Bằng đôi mắt “xanh non biếc rờn” cùng tình yêu tha thiết đối với cuộc đời, nhà thơ Xuân Diệu đã phát hiện được những vẻ đẹp rực rỡ, tươi sáng nhất nơi trần gian:
“Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi”
Xuân Diệu đã mở ra bức tranh sự sống đầy sống động với cả hình ảnh, màu sắc, âm thanh và cả những chuyển động nhẹ nhàng, tinh tế bên trong vạn vật. Điệp ngữ “này đây” gợi ra được cái háo hức, rạo rực của người thi sĩ khi giới thiệu về vẻ đẹp nơi trần gian – nơi người thi sĩ đắm say với một tình yêu mãnh liệt. Hình ảnh ong bướm, hoa cỏ, đồng nội, cành tơ, yến anh, ánh sáng là những hình ảnh đẹp đẽ, tươi non của cuộc sống thường nhật, nhưng qua lăng kính lãng mạn và tình yêu cuộc sống của nhà thơ thì những hình ảnh vốn quen thuộc ấy bỗng tươi sáng, hấp dẫn như cảnh sắc nơi thiên đường.
Thiên nhiên, sự sống trong thơ Xuân Diệu bao giờ cũng tươi tắn, mời gọi như vậy. Tuy nhiên nét đặc sắc nhất trong cảm nhận của người thi sĩ phải để đến cách so sánh “Tháng giêng ngon như cặp môi gần”. Vậy là trong cảm nhận của nhà thơ, mùa xuân cũng tươi ngon, hấp dẫn khó cưỡng như một cặp môi gần. Lấy con người là chuẩn mực đánh giá cho những vẻ đẹp của tự nhiên không chỉ thể hiện cá tính sáng tạo của nhà thơ mà còn thể hiện quan niệm mới trong sáng tác. Nếu người xưa lấy thiên nhiên để làm thước đo cho vẻ đẹp của con người thì nay Xuân Diệu đã đi ngược lại với quan niệm bất thành văn ấy để đặt con người ở vị trí trung tâm của vũ trụ và khẳng định con người mới là chuẩn mực của mọi vẻ đẹp.
Cùng với trái tim luôn rạo rực, nóng bỏng với tình yêu cuộc sống, Xuân Diệu luôn thường trực tâm trạng lo âu, phấp phỏng trước những bước đi của thời gian. Khi người ta càng yêu, càng trân trọng thì càng lo sợ nó sẽ tan biến trong cái vô hình, có lẽ Xuân Diệu cũng vậy, càng yêu cuộc đời thì càng bất an, lo lắng:
“Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già
Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất
Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật
Không cho dài thời trẻ của nhân gian”
Bằng những cảm nhận nhạy bén của mình, Xuân Diệu có thể nhìn thấy những dấu hiệu tàn phai của sự sống ngay ở thời tươi. Xuân đang tươi non, nở rộ đấy nhưng chính trong vẻ đẹp của thời tươi ấy lại là mầm mống của sự tàn phai, lụi tàn “Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua”, và tuổi trẻ cũng vậy, một khi trôi qua sẽ không bao giờ quay trở lại “Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất”. Xuân Diệu đã gắn tuổi trẻ với mùa xuân và đưa ra quan niệm của mình về thời gian: Tuổi trẻ, mùa xuân, tình yêu tuy đẹp nhưng không phải mãi mãi, vô hạn mà hữu hạn, ngắn ngủi chỉ như cái chớp mắt. Bởi vậy để sống có ý nghĩa, để tận hưởng trọn vẹn vẻ đẹp của sự sống, của tình yêu, của cuộc đời người, Xuân Diệu đã chủ trương sống “vội vàng”:
“Ta muốn ôm
Cả sự sống bắt đầu mơn mởn
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng”
Xuân Diệu đã sử dụng hàng loạt những động từ mạnh: “Ôm, riết, thâu” thể hiện khát khao chiếm lĩnh những vẻ đẹp của thời tươi. Không thể làm cho bước đi của thời gian ngừng lại thì hãy sống tận độ, sống nồng nhiệt, yêu hết mình để không có hối tiếc khi thời gian trôi đi. Quan niệm sống “vội vàng” của Xuân Diệu như lời khuyên chân thành, tha thiết đến độc giả: Hãy sống ý nghĩa, sống hết mình cho cuộc đời này và đừng để thời gian trôi qua kẽ tay một cách vô nghĩa.
Bài thơ được kết thúc bởi câu thơ tràn đầy cảm xúc “Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi”. Câu thơ là kết tinh của tình yêu và sáng tạo của người thi nhân, “xuân hồng” không chỉ gợi liên tưởng đến mùa xuân mà còn gợi ra màu sắc tươi non, hấp dẫn, “cắn” lại là hành động chiếm lĩnh đầy mạnh mẽ. Nếu xuân hồng là phần tươi ngon, hấp dẫn nhất của cuộc đời thì nhà thơ muốn chiếm lĩnh để tận hưởng trọn vẹn vẻ đẹp của trần gian.
Qua “Vội vàng”, nhà thơ Xuân Diệu không chỉ thể hiện tình yêu tha thiết với cuộc đời mà còn kín đáo thể hiện những quan niệm sống, triết lí sống đầy ý nghĩa. Với vẻ đẹp ấy, triết lí ấy, “Vội vàng” là bài thơ trữ tình có thể làm xao xuyến trái tim độc giả bao thế hệ.
Tham khảo nha:
Nếu thơ Xuân Diệu có giọng điệu say đắm, rạo rực, thơ Hàn Mặc Tử có chút điên loạn, thơ Huy Cận có nỗi buồn ảo não thì thơ Vũ Đình Liên lại mang một giọng điệu hoài cổ. Mỗi người nghệ sĩ có phong cách thơ khác nhau, đây là nét riêng biệt để họ được phân biệt với các tác giả khác và cũng là ấn tượng riêng để bạn đọc nhớ đến họ. Tuy sáng tác không nhiều nhưng Vũ Đình Liên đã để lại cho văn học Việt Nam những tác phẩm giá trị, tiêu biểu là bài thơ “Ông đồ”.
Bài thơ được sáng tác năm 1936 và được đăng trên tạp chí “Tinh hoa”. Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nền Hán học đang mất dần vị thế của mình do sự xâm nhập của nền văn hóa phương Tây. Đây cũng là lúc các ông đồ không còn được trọng vọng do thời thế đã thay đổi. Nhan đề bài thơ gợi nhớ một nét đẹp đã lùi sâu vào dĩ vãng cùng sự tiếc thương vô cùng.
Nhắc đến ông đồ là nhắc đến những thầy dạy chữ Nho ngày xưa, mỗi dịp Tết đến xuân về ông thường xuất hiện bên đường phố để viết những câu đối đỏ:
“Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua”.
Hình ảnh này đã trở nên quen thuộc bởi Tết nào ông đồ già cũng xuất hiện cùng với mực tàu và giấy đỏ. Đó là thời đắc ý, thời vàng son của ông. Như một sự tuần hoàn của chu kì thời gian, mỗi dịp chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, khi những cánh đào hồng tươi khoe sắc thắm thì đó cũng là lúc ông đồ xuất hiện. Không gian làm việc của ông là bên phố. Ta hãy hình dung dưới những bông hoa đào cùng tiết trời se lạnh có một ông đồ già đang vẽ những nét chữ điêu luyện và sự nhộn nhịp của bước chân người qua lại tạo nên một bức tranh thật tươi vui. Từ “mỗi”, “lại” đã phần nào thể hiện nhịp điệu đều đặn ấy. Hoa đào và ông đồ đã song hành, sóng đôi cùng nhau để tôn thêm vẻ đẹp của ngày Tết. Màu hồng của hoa đào, màu đen của thỏi mực, màu đỏ của giấy đã làm bức tranh thật sinh động.
Tài năng viết chữ của ông đồ được mọi người ngợi khen, thán phục:
“Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay”.
Rất nhiều người thuê ông viết chữ, họ không chỉ quý trọng những nét chữ của ông mà họ còn dành cho ông một lòng kính trọng. Ông đã phô diễn tài năng của mình qua các câu đối đỏ, qua những nét chữ rồng bay phượng múa. Phải là một người am hiểu về Hán học, chữ Nho thì ông đồ mới có thể viết những nét chữ tài hoa đến như vậy. Phép tu từ so sánh “như phượng múa rồng bay” đã thể hiện được lòng ngưỡng mộ, sự tôn trọng của Vũ Đình Liên cũng như của nhân dân ta dành cho ông đồ. Đây cũng là sự trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Chơi chữ là một thú vui thể hiện cốt cách thanh cao của người thường thức nó. Đồng thời, người viết chữ cũng được xem như một nghệ sĩ tài ba bởi nét chữ thể hiện được cái tâm, cái chí của người sáng tạo. Không những viết đẹp mà ông còn viết nhanh, điều này thật đáng khâm phục. Những nét chữ uốn lượn một cách tài tình dưới đôi tay của một người có học thức khiến ai cũng muốn thuê ông viết cho câu đối đỏ. Có thể nói, thời đắc ý ông đồ vô cùng đông khách, người ta đến với ông vì sự thán phục những nét chữ phóng khoáng. Cả người viết chữ và người chơi chữ như có mối đồng cảm sâu sắc vì họ đều là người biết yêu và thường thức cái đẹp.
Nhưng khi thời thế thay đổi cũng là lúc ông đồ không còn được trọng vọng, ngưỡng mộ:
“Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu…”
Trước đây, người thuê ông đồ viết chữ nhiều là thế nhưng nay họ đã đi đâu hết? Họ vẫn ở đó, vẫn xuất hiện trong cuộc sống thường nhật nhưng sự xâm nhập của văn hóa phương Tây đã làm những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc bị mai một. Tác giả đã miêu tả một khung cảnh quạnh hiu,vắng vẻ đến thê lương. Thời gian đã cuốn trôi đi những gì tươi đẹp của quá khứ khiến con người không khỏi xót xa, tiếc nuối. Câu hỏi tu từ: “Người thuê viết nay đâu?” vang lên với bao đau đớn. Thực tại thú chơi chữ đã không còn được ưa chuộng, người chơi chữ, mua chữ cũng ít dần đi theo năm tháng. Nỗi buồn đã nhuốm sang cả cảnh vật, sang cả những gì vô tri vô giác. Giấy đỏ cũng biết buồn nên đã chẳng còn thắm, màu giấy đã phôi phai đi rồi nhạt dần, thỏi mực đã mài nhưng không được dùng đến nay cũng đọng lại trong nghiên. Biện pháp nhân hóa đã thể hiện tâm trạng u uất của ông đồ và cũng là sự xót xa, thương cảm của nhà thơ.
Nền Hán học đã suy tàn nhưng với mong muốn lưu giữ lại những giá trị văn hóa mà ông đồ già vẫn kiên trì ngồi bên hè phố như bao năm trước:
“Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài giời mưa bụi bay”
Nhưng sự xuất hiện của ông không được mọi người chú ý, quan tâm như thời vàng son. Bóng dáng ông cứ lặng lẽ qua đường, lặng lẽ bên phố mà không một ai hay biết. Hình ảnh ông đồ đã rơi vào quên lãng. Hình ảnh ấy chỉ là “cái di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn” (Vũ Đình Liên). Sự tàn phai, úa rụng được thể hiện qua hình ảnh chiếc lá vàng cùng không khí lạnh lẽo của làn mưa bụi lất phất đã bao trùm lên toàn bộ khung cảnh khiến cảnh vật nhuốm màu sắc tâm trạng. Mọi người đã gạt ông đồ ra khỏi trí nhớ và kí ức, họ coi ông như người vô hình trong xã hội đương thời.
Vũ Đình Liên đã bộc lộ nỗi xót xa, niềm hoài cổ của mình qua khổ thơ cuối:
“Năm nay hoa đào nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?”
Ông đồ đã thực sự vắng bóng, đào vẫn khoe sắc hương, cảnh vật vẫn tuần hoàn theo quy luật tự nhiên nhưng ta không còn thấy sự xuất hiện của ông đồ nữa. Sự vắng bóng của ông khiến chúng ta không khỏi thương tiếc cho một giá trị tinh thần đã không còn tồn tại. Những con người trước đây từng thuê ông đồ viết câu đối, những người từng tôn trọng ông đồ nay đã hoàn toàn thay đổi. Họ bận thích nghi với nền văn hóa mới từ Tây phương nên tâm hồn họ cũng không còn chỗ cho những tinh túy của văn hóa truyền thống. Câu hỏi tu từ vang lên ở cuối bài đọng lại bao sự cảm thương, hối tiếc cho những gì đã mất.
Bằng việc sử dụng hình ảnh hoa đào, ông đồ ở đầu và cuối bài thơ, tác giả đã khắc họa thành công hình ảnh trái ngược của ông đồ ở thời kì vàng son và ông đồ khi thất thế. Thể thơ năm chữ đã giúp nhà thơ bày tỏ cảm xúc một cách dễ dàng. “Ông đồ” là sự hoài niệm về những giá trị xưa cũ, bộc lộ niềm cảm thương sâu sắc của tác giả Vũ Đình Liên.
@Liễu Dương em cũng là 1 Susu hả??? <3
Thơ Nguyễn Bính viết nhiều về mùa xuân. Cuộc sống ở làng quê không gì vui bằng ngày xuân. Xuân là mùa hồi sinh của đất trời. Cây cối nẩy lộc, đâm chồi sau những ngày đông giá lạnh, xơ xác, tiêu điều. Mùa xuân ấm áp cũng là mùa của lễ hội. Nhiều bài thơ hay trong Thơ mới được khơi nguồn từ cảm hứng xuân. Đoàn Văn Cừ với "Đám cưới mùa xuân" đã miêu tả không khí hội xuân và thiên nhiên cũng chia sẻ niềm vui với con người:
"Sau trái đồi lấp lánh ánh sương ngân
Chỉ còn nghe văng vẳng tiếng chim xuân
Ca ánh ỏi trên cành xuân tắm nắng"
Anh Thơ trong Chiều Xuân cũng gợi được không khí xuân qua những hình ảnh thanh bình của làng quê, dòng sông , con đò, mưa bụi trên bến vắng...
"Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng
Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời"
Hàn Mặc Tử với "Mùa xuân chín" đã thâu tóm được sự sống và vẻ đẹp của bức tranh mùa xuân.
"Trong làn nắng ửng khói mơ tan
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng
Sột soạt gió trêu tà áo biếc
Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang".
Ở thơ Hàn Mặc Tử còn có một "Xuân như ý" và "Xuân đầu tiên" với cảm hứng mới lạ, tinh khôi về một đất trời xa lạ nhưng cũng không thể đẹp bằng mùa xuân giữa cuộc đời: "Mùa xuân chín". Một số nhà thơ lại cảm nhận mùa xuân của thiên nhiên và cuộc đời không qua những hình ảnh cụ thể mà ở sức xuân, hơi xuân như trường hợp Huy Cận:
"Xuân gội tràn đầy
Giữa lòng hoan lạc
Trên mình hoa cây...
Nắng vàng lạt lạt
Ngày đi chầy chầy...
... Mái rừng gió hầy
Chiêu xuân đầy lời"
(Chiều xuân)
Nguyễn Bính viết nhiều về mùa xuân, về những cảnh xuân chân thực của làng quê: "Mưa xuân", "Xuân về", ''Xuân tha hương", "Rượu xuân", "Nhạc xuân", "Thơ xuân", "Mùa xuân xanh". Mùa xuân quả là có duyên thơ với Nguyễn Bính. Những bức tranh của đồng quê và làng quê thật trong sáng, tươi vui khi xuân về. Thiên nhiên như hồi sinh, cỏ cây xanh tươi, con người lấy lại sức lực...:
"Đã thấy xuân về với gió đông
Với trên màu má gái chưa chồng
Bên hiên hàng xóm cô hàng xóm
Ngước mắt nhìn trời đôi mắt trong".
(Xuân về)
Ở khổ thơ trên, Nguyễn Bính chưa trực tiếp tả cảnh vật mùa xuân. Chỉ với một tín hiệu nhỏ, khi ngọn gió đông về đã thấy hơi xuân ấm áp. Cô gái làng quê là người nhạy cảm nhất với những dấu hiệu giao mùa. Cặp mắt trong ngước nhìn trời, và đôi má ửng hồng của cô gái là những dấu hiệu phản quang chính xác của mùa xuân. Nguyễn Bính trong hài "Xuân về" đã miêu tả thật đẹp làng quê trong khung cảnh mùa xuân với "trời quang nắng mới hoe" và đồng quê “Lúa thì con gái mượt như nhung”. Và đặc biệt là phong tục và văn hóa của làng quê trong ngày xuân, các cô gái "yếm đỏ khăn thâm trẩy hội chùa" và những cụ già "Tay lần tràng hạt miệng nam mô'' nói lên nếp sống gần gũi từ lâu đời.
"Mưu xuân" lại giới thiệu một khung cảnh đặc biệt của mùa xuân. Mưa xuân, đêm hội chèo, sự hò hẹn của đôi lứa và những nỗi niệm vui buồn của cô gái quê. Mở đầu bài thơ, Nguyễn Bính giới thiệu khung cảnh một gia đình sống nền nếp với nghề canh cửi, có mẹ già và cô giá tuổi hoa niên. Cô gái như đỡ lời tác giả và tự nói về mình:
"Em là con gái trong khung cửi
Dệt lụa quanh năm với mẹ già
Lòng trẻ còn như cây lụa trắng
Mẹ già chưa bán chợ làng xa".
Dịu dàng, ngây thơ và trong trắng. Khuôn khổ của đời sống gia đình và công việc lao động cần mẫn quanh năm tưởng như tách biệt cuộc sống của người con gái với thế giới bên ngoài. Hình ảnh thơ gợi nhớ đến câu ca "Thân em như tấm lụa đào - Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai". Ở đây hình ảnh cây lụa trắng gợi lên một cái trinh trắng của cô gái ít giao lưu tiếp xúc. Có lẽ còn lâu lắm cô gái mới nghĩ đến chuyện gia đình. Nguyễn Bính đã đưa khung cảnh thiên nhiên của một đêm xuân để gợi mở cho câu chuyện:
"Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay
Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy".
Chỉ có hai câu thơ mà xốn xang và gợi không khí quá. Những cụm từ "phơi phới bay "lớp lớp rụng vơi đầy" vừa diễn tả đúng trạng thái của hiện tượng lại mang màu sắc thẩm mĩ riêng biệt. Bình thường là những giọt mưa rơi, nhưng với "Mưa xuân" Nguyễn Bính viết mưa bay là đúng và phơi phới bay" lại rất gợi tả. Hoa xoan quen thuộc ở vùng quê không khoe hương, khoe sắc. Nhưng hình ảnh gợi cảm nhất của những chùm hoa xoan là khi tàn rụng, những cánh hoa nhỏ bay lớp lớp phủ trên đường. Anh Thơ đã rất có lí và nghệ thuật khi viết "Bên chòm xoan, hoa tím rụng tơi bời!''. Cùng với hiện tượng đó, Nguyễn Bính rất sáng tạo khi viết "Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy". Tô Hoài đã nhắc đến hai câu thơ trên của Nguyễn Bính với lời khen trân trọng:
"Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay
Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy".
"Tầm vóc, thật tầm vóc mỗi câu thơ Nguyễn Bính!"
Thiên nhiên nhiều màu vẻ ấy đã làm mất đi không khí và cảm xúc bình lặng, nhất là gánh chèo làng Đặng đi qua ngõ càng gợi lên không khí vui chơi hội hè của làng quê. Cô gái nết na và kín đáo không còn giữ được sự bình thản. Có thể giấu được mẹ già và người xung quanh nhưng không thể tự giấu được mình. Dường như có một cô gái khác tình tứ hơn đã nhập vào mình:
”Lòng thấy giăng tơ một mối tình
Em ngừng thoi lại giữa tay xinh
Hình như hai má em bừng đỏ
Có lẽ là em nghĩ đến mình".
Nguyễn Bính đã diễn tả tình yêu của cô gái quê thật nhẹ nhàng tinh tế; khởi đầu là những rung cảm thật nhẹ như tơ vương, gợi chút xao xuyến trong lòng. Những rung động lớn dần, con thoi cần mẫn của khung cửi không đi về được theo nhịp bình thường khi trái tim cô gái đã có những nhịp đập khác thường Dấu hiệu ngừng công việc của cô gái đang độ tuổi yêu đương để theo đuổi hết ý nghĩ của lòng mình đã được nhắc đến trong thơ xưa. Sư Huyền Quang trong bài "Xuân nhật tức sự" đã miêu tả cảm xúc của cô gái đẹp tuổi đôi tám với cảnh sắc mùa xuân, cô gái đã dừng mũi kim thêu để cảm nhận cho hết xuân ý, xuân tình:
"Người con gái đẹp tuổi đôi tám chầm chậm thêu
Dưới bóng hoa tử kinh, chim hoàng li nhảy nhót
Đáng kêu là cái ý thương xuân vô hạn
Đọng lại tất cả ở lúc dừng kim không nói năng".
Sự việc vẫn được tiếp nối và phát triển. Hình bóng người con trai đến đây đã xuất hiện trong ý nghĩ của cô gái mà cô như cảm thấy có chút ngượng ngùng. Không soi gương mà biết má mình bừng đỏ. Đó là trạng thái tự nhận biết của các cô gái trẻ đang yêu đương. Khổ thơ với những từ ngữ gợi không khí như xưa: "giăng tơ", "thoi xinh" nhưng lại rất mới mẻ với trạng thái diễn tả không xác định qua các từ "có lẽ", hình như chấp nhận một tình cảm thực của lòng mình trong yêu đương cũng e ấp, ngượng ngùng. Phải chăng đó là đặc điểm của các cô gái còn ngây thơ, trong trắng? Nhưng rồi người đọc cũng khó đoán định được diễn biến của tâm tình và sự việc.
"Mưa xuân'' cũng như nhiều bài thơ khác của Nguyễn Bính thường có yếu tố của cốt truyện. Từ tâm tình đã chuyển dần sang hành động. Cô gái nghĩ đến chàng trai và những lời hò hẹn. Trời đã tối, hàng xóm đã lên đèn, mưa xuân vẫn bay và bao phủ bầu trời đêm. Nguyễn Bính đã miêu tả những chi tiết nghệ thuật gợi cảm. Cô gái như có chút đắn đo, ngập ngừng trước trời mưa lạnh, nhưng ý nghĩ ấy nhanh chóng bị lướt qua khi nghĩ đến sự có mặt của chàng trai trong đêm hội:
"Em ngửa bàn tay trước mái hiên
Mưa chấm bàn tay từng chấm lạnh
Thế nào anh ấy chẳng sang xem!"
Tình yêu như có sức mạnh kì diệu đã tiếp sức cho cô gái đang tuổi yêu đương. Thật khó hình dung những đổi thay của cô gái quê, lúc đầu còn e ấp, ngượng ngùng và sau đó đã trở nên mạnh dạn, kiên quyết hơn. Dường như không có gì cản trở được tình yêu. "Mưa bụi nên em không ướt áo - Thôn Đoài cách có một thôi đê". Cô gái xin phép mẹ và vội vàng đi. Những chi tiết trên gợi nhớ đến một nàng Kiều "xăm xăm băng lối vườn khuya một mình" và khi gặp người yêu Thuý Kiều giãi bày những ý nghĩ chân thực, đáng trọng, đáng yêu và cũng gợi bao thương cảm:
"Nàng rằng: "Quãng vắng đêm trường”,
Vì hoa nên phải đánh đường tìm hoa.
Bây giờ rõ một đôi ta,
Biết đâu rồi nữa chăng là chiêm bao?".
Nhưng dù sao nàng Kiều cồn được bù đắp, còn gặp gỡ được người yêu để tâm tình. Hình ảnh cô gái trẻ mải miết tìm người yêu trong đêm hội, không thiết đến chuyện xem hát cũng nói lên mãnh lực của tình yêu và gợi biết bao thương cảm ở người đọc. Không còn là chuyện lầm lẫn trong hẹn hò. Nguyễn Bính đã đẩy tứ thứ vận động và phát triển đến cao điểm của những tương phản mang tính bi kịch: niềm tin yêu mong đợi của tuổi trẻ mạnh dạn dân thân và sự bất ngờ đến đau đớn của cảnh ngộ, tình yêu tin cậy chung thuỷ và sự bội bạc phũ phàng, khung cảnh hội hè vui vẻ và cảnh cô đơn, tủi phận của riêng ai:
"Chờ mãi anh sang anh chẳng sang
Thế mà hôm nọ hát bên làng
Năm tao bày tuyết anh hò hẹn
Để cả mùa xuân cũng nhỡ nhàng".
Trong ý thơ có lời trách cứ, giận hờn. Chính ở phút giây đáng giận, đáng căm ghét này, cô gái vẫn tỏ ra hiền dịu và chỉ biết trách cứ chàng trai. "Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn" nhưng đã sớm quên lời hẹn ước. Từ đây tứ thơ và cảm xúc thơ mang nặng tủi buồn. Nếu ở những khổ thơ đầu nhân vật trữ tình còn mong đợi, còn náo nức, còn hăng hái thì đến đây tất cả như đảo ngược. Thời gian trôi qua chưa lâu và cũng vẫn là đêm xuân ấy nhưng sự cảm nhận của người trong cuộc về thời gian đã hoàn toàn khác biệt: "Để ả mùa xuân cũng nhỡ nhàng". Sự lỡ hẹn trong tình yêu đôi lứa có thể dẫn tới sự nhỡ nhàng. Tác giả không nổi hẳn vào cảnh ngộ của nhân vật mà chọn một cách nói tinh tế và giàu tính nghệ thuật hơn. Từ đây, mùa xuân với đơn vị thời gian vốn có đã được tác giả sử dụng với nhiều dụng ý nghệ thuật. Con đường trở về với cô gái chắc chắn là con đường Xa. Nếu trước đây "Thôn Đoài cách có một thôi đê" thì bây giờ là "có ngắn gì đâu một dải đê”. Nếu trước đây mưa xuân còn nhẹ hạt "Mưa bụi nên em không ướt áo" thì bây giờ "Áo mỏng che đầu mưa nặng hạt". Và nỗi tủi thân của cô gái canh khuya lặn lội đường trường. Nguyễn Bính đã thật sự cảm thương nhân vật qua những dòng thơ. Tác giả cũng không thể an ủi được gì hơn và cũng muốn để cho nhân vật được lặng lẽ với tâm trạng riêng của mình:
"Mình em lầm lụi trên đường về
Có ngắn gì đâu một dải đê!
Áo mỏng che đầu mưa nặng hạt
Lạnh lùng thêm tủi với canh khuya".
Không có một âm thanh nào của cuộc sống và thiên nhiên tạo vật. Không có một hình ảnh nào lấp lánh mở ra một tia hi vọng. Chỉ có nỗi buồn của nhân vật và sự cảm thương ở người đọc. Tứ thơ đã dần khép lại với những hình ảnh da diết gợi cảm. "Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay", câu thơ gợi không khí và xôn xao ấy không còn nữa, ý thơ khép lại mưa xuân với những hình ảnh nặng nề và tủi buồn:
"Bữa ấy mưa xuân đã ngại bay
Hoa xoan đã nát dưới chân giày
Hội chèo làng Đặng về ngang ngõ
Mẹ bảo: "Mùa xuân đã cạn ngày"."
Nguyễn Bính đã tỏ ra hăng hái trong nghề khi vận dụng lại hàng loại những ý thơ và hình ảnh thơ ban đầu với những sắc thái mới tương phản, đối lập. Mưa xuân không "phơi phới" mà đã "ngại bay", hoa xoan bị chà đạp trên lối đi về. Cảnh tượng ấy phải chăng cũng phù hợp với cảnh ngộ của con người? "Mùa xuân đã cạn ngày", câu nói của người mẹ như khép lại. Nếu còn chăng chính là nỗi buồn của người con gái, một nỗi buồn phải âm thầm chịu đựng. Tuổi trẻ tin cậy vẫn chưa mất hẳn niềm hi vọng. Một câu hỏi không thể tìm được lời đáp "Bao giờ em mới gặp anh đây?". Những cô gái làng quê trong trắng, chung tình trong thơ Nguyễn Bính vẫn chờ đợi. Mùa xuân qua, lại chờ đợi một mùa xuân tới. Cô lái đò chờ đợi đến ba xuân mà vẫn vô vọng. Người con gái trong "Mưa xuân" liệu có đi lại con đường ấy. Mùa xuân của đất trời hàng năm lại trở lại. Mưa xuân lại phơi phới bay, nhưng mùa xuân của cuộc đời thì chỉ đến có một lần. Bài thơ "Mưa xuân'' đã ghi lại cả hai mùa xuân ấy và gợi lên bao ngậm ngùi xót xa về số phận và hạnh phúc của tuổi trẻ trong cuộc đời cũ những tháng năm qua.
Hồ Chí Minh là một lãnh tụ cách mạng, một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam. Trong những di sản mà Người để lại cho đời thì thi ca chiếm vị trí quan trọng. Thơ Hồ Chí Minh thể hiện tình yêu đời, yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước thắm thiết, thể hiện một nghệ thuật thơ mang đậm màu sắc cổ điển và hiện đại. "Ngắm trăng" là bài thơ số 20, được rút ra trong tập "Nhật kí trong tù". Tác phẩm được viết theo thể thơ tứ tuyệt ngắn gọn, giản dị nhưng hàm súc, mở ra thế giới tâm hồn, tình cảm phong phú của Bác trong hoàn cảnh tối tăm gian khổ của ngục tù.
Tháng 8 năm 1942, Hồ Chí Minh từ Pác Pó (Cao Bằng) bí mật lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế cho cách mạng Việt Nam nhưng khôn ngờ đến Quảng Tây, Người bị chính quyền tàu Tưởng bắt giam vô cowsvaf giải qua 30 mươi nhà giam của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây, bị đày đọa trong hơn một năm trời. Người viết tập thơ "Nhật kí trong tù" để nhằm múc đích giải khuây nhưng qua tập thơ, người đọc vẫn thấy được chân dung tâm hồn con người Hồ Chí Minh - một tinh thần lạc quan, một phong thái ung dung thanh thản, một bản lĩnh thép cứng cỏi phi thường của người chiến sĩ cộng sản và một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm yêu thương con người, yêu thiên nhiên tha thiết của Bác. Bài thơ "Ngắm trăng" được Bác viết vào trong hoàn cảnh ngục tù nhưng trước vẻ đẹp của ánh trăng đêm, Bác đã thoát khỏi xiềng xích gông cùm của cảnh tù mà vượt ngục bằng tinh thần đến với thiên nhiên tự do mênh mông khoáng đạt. Có thể nói, bài thơ là minh chứng tiêu biểu cho tâm thế: "Thân thể ở trong lao/ Tinh thần ở ngoài lao" của Người.
Trước hết hai câu thơ mở đầu là lời giới thiệu về hoàn cảnh trong chốn ngục tù và nỗi niềm băn khoăn mộng mơ của người nghệ sĩ:
Ngục trung vô tửu diệc vô hoa
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
dịch thơ:
Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Điệp từ "vô" (không) được nhắc lại hai lần có tác dụng nhấn mạnh đến những cái không có đáng lẽ ra không thể thiếu trong lúc này: không rượu, không hoa. Và đối lập với cái không bên trên là "cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ". Câu hỏi tu từ ở câu thơ thứ hai "nại nhược hà?" (như thế nào) thể hiện sự băn khoăn, bồn chồn, bối rối của người nghệ sĩ khi đứng trước "cảnh đẹp": không có rượu, cũng chẳng có trăng để thưởng ngoạn trăng đêm cho trọn vẹn thì biết làm sao?. Sự tiếc nuối, băn khoăn là biểu hiện của một tấm lòng thành thực, của tâm hồn yêu thiên nhiên đắm say, ngây ngất và khát khao được đằm mình cùng với ánh trăng. Vượt thoát ra khỏi khuôn khổ câu chữ, câu thơ vừa cho thấy một tâm hồn nghệ sĩ của Hồ Chí Minh, lại vừa cho thấy một bản lĩnh thép của ngừoi chiến sĩ cộng sản. Dù đối diện với khó khăn, với gông cùm xiềng xích nơi ngục tù, Bác vẫn mở lòng ra mà đón nhận tất cả vẻ đẹp của thiên nhiên, của ánh trăng đêm nơi nhà giam lạnh lẽo.Lời thơ đã cho thấy một tâm hồn thanh cao, yêu cái đẹp vượt lên trên hoàn cảnh nghiệt ngã của người tù Hồ Chí Minh.
Và khi phải đứng trước cảnh đẹp mà không biết phải ứng xử làm sao vì thiếu thốn đủ điều, Bác đã tìm đến cách giải quyết hoàn cảnh đó thật khéo léo, chân tình: lấy tấm lòng để đáp lại tấm lòng, lấy tình yêu với trăng mà đối lại với vầng trăng - người bạn tri kỉ của mình. Đó là cách ứng xử đầy nghĩa tình, đầy lãng mạn, mộng mơ:
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.
Qủa là một cuộc kì duyên hội ngộ!. Bất chấp cả không gian xung quanh, của chiếc "song sắt" chắn ngang trước mặt, người và trăng, trăng và người cứ hướng về nhau bằng một tấm lòng đối đãi người tri kỉ. Người thì hướng ra ngoài song để ngắm nhìn vẻ đẹp của trăng, còn trăng cũng vượt qua song sắt để đến bên người. Một không gian hoàn toàn tĩnh lặng trong những phút giây giao hòa mãnh liệt nồng nàn giữa người và trăng. Nghệ thuật nhân hóa ở câu thơ cuối đã làm cho vầng trăng trở nên có tâm hồn, có ánh mắt, có dáng hình cụ thể và cũng biết đồng cảm, sẻ chia để trở thành kẻ tâm giao, người tri kỉ, bạn bè của người tù. Thật là một khoảnh khắc lãng mạn, giàu chất thơ, chất họa, ánh trăng đã xoa tan đi cảnh ngục tù tăm tối, làm cho hồn người trở nên sáng trong, thanh bạch. Câu thơ dựng lên một bức tranh đêm với cảnh người tù ngắm trăng thật đẹp, thật ấm áp, tươi vui, thể hiện sự giao cảm đặc biệt của người với trăng.
"Ngắm trăng" mang đậm màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại. Màu sắc cổ điển được thể hiện ở đề tài (Vọng nguyệt), thi liệu (rượu, hoa, trăng), thể thơ tứ tuyệt, cấu trúc đăng đối (hai câu cuối). Còn vẻ đẹp hiện đại thể hiện ở tâm hồn lạc quan, luôn ngập tình yêu thiên nhiên, tình yêu cuộc sống và bản lĩnh phi thường luôn hướng về ánh sáng của người chiến sĩ cộng sản...
Nguyễn Khuyến là một nhà thơ được độc giả biết đến với những bài thơ luôn có những nét mộc mạc, lối suy nghĩ đơn giản, dễ hiểu nhưng bao hàm trong đó là những tình cảm thiết tha, hết lòng vì mọi người. ông đã có những bài thơ rất hay để nói về tình bạn của mình với những lời tâm tình, thể hiện tình bạn trong sáng, hết lòng vì nhau mà không có điều gì ngăn cách. Và trong số những bài thơ ấy, “bạn đến chơi nhà” là minh chứng rõ nhất cho điều đó.
Đã bấy lâu nay bác tới nhà
Mở đầu bài thơ như một lời tâm tình của tác giả, cũng như một lời nói thân mật của một người bạn dành cho tri kỉ của mình. Trong đó chúng ta cũng cảm nhận được sự thân ái, và thoải mái khi được gặp lại những người có cùng tâm tình của mình trong hoàn cảnh đã rất lâu rồi mới được gặp nhau.
Trẻ thời đi vắng chợ thời xa
Ao sâu, sóng cả khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Đầu trò tiếp khách, trầu không có
Cả sáu câu tiếp theo, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật để liệt kê ra hàng loạt những khó khăn hiện tại của mình. Tuy cũng có những sự phóng đại ở đó, nhưng chúng ta không thể phủ nhận được rằng trong hoàn cảnh ấy, gia đình của nhà thơ thực sự không có gì “ra trò” để đãi khách.
Lúc người bạn tới chơi, trong gia đình lúc này chẳng có ai ngoài nhà thơ nghèo cả. Tất cả người trẻ đã đi ra ngoài rồi, không còn ai để nhờ mua đồ tiếp khách được nữa. Có cái chợ là nơi mua bán tất cả những đồ cần thiết thì lại quá xa, khiến cho chủ nhà không biết phải làm như thế nào hết.
Người chủ nhà ấy đã nghĩ ngay tới việc xem trong gia đình mình còn có gì có thể làm để chiêu đãi khách hay không. Không có những đồ đắt giá ở ngoài thì mình sẽ làm cho khách những đồ từ chính cây nhà lá vườn cũng được. ấy vậy mà, tác giả lại vô cùng thất vọng bởi ở nhà cũng chẳng có gì khả thi để dùng được. Hai người già thì sao có thể bắt cá giữa những đợt sóng lớn hay bắt gà ở trong khoảng vườn rất rộng được đây. Ngay cả những món rau dân dã cũng không có sẵn ở trong vườn. Hàng loạt những dẫn chứng của tác giả như lời than trách “cải chửa ra cây”, “cà mới nụ”, “bầu vừa rụng rốn”, “mướp đương hoa”, … Trong đầu của người chủ nhà, dần dần từng thứ được đưa ra, từ những thứ cao sang cho tới những thứ gần gũi và bình dị đối với món ăn thường ngày của mỗi người vậy mà vẫn không có đủ để dành cho bạn.
Cuối cùng, ngay cả tới miếng trầu được mệnh danh là “đầu câu chuyện” cũng chẳng có để đưa cho bạn mình - những thứ vốn được coi là những thứ cơ bản nhất trong những cuộc gặp mặt. Thế nhưng, cho dù có rất nhiều lí do đi chăng nữa thì câu thơ cuối cùng, tất cả lại như được vỡ òa trong cảm xúc và trở thành linh hồn của cả bài thơ.
Bác đến chơi đây ta với ta
Tất cả những thứ vật chất giờ đã không còn quan trọng nữa. chỉ cần có tấm lòng, có sự chân thành là đủ. Đã không còn là hai con người, tác giả và cả người tri kỉ đã giống nhu nhau “ta với ta”. Đó cũng chính là điều đáng quý nhất trong mối quan hệ của con người và con người.
Qua bài thơ trên, ta cảm nhận được một cách sâu sắc về tình bạn của nhà thơ Nguyễn Khuyến và người bạn của mình. Đó là một tình bạn không màng vật chất mà chỉ có sự chân thành và tấm lòng đối xử với nhau. Đó làm một điều rất đáng được trân trọng và học tập trong mối quan hệ của chúng ta.
Mở bài:
– Hồ Xuân Hương là nữ thi sĩ nổi tiếng của nước ta cuối thể kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX. Bà đã gửi gắm vào thơ những điều suy tư, trăn trở trước hiện thực phức tạp của xã hội phong kiến.
– Bài thơ Bánh trôi nước là loại thơ vịnh vật, kín đáo phản ánh thân phận phụ thuộc và phẩm giá cao quý của người phụ nữa.
Thân bài:
* Câu 1 & 2: Hình ảnh bánh trôi nước và ý nghĩa ẩn dụ của nó:
– Bánh trôi là thứ bánh hình tròn làm bằng bột nếp, nhân bằng đường đỏ, lụôc trong nước sôi, chìm nổi vài ba lần là chín.
– Mượn những đặc điểm đó, Hồ Xuân Hương ám chỉ thân phận lênh đênh chìm nổi của người phụ nữ. Họ bị lễ giáo phong kiến ràng buộc, bị tước quyền làm chủ bản thân, hoàn toàn phụ thuộc vào người khác.
* Câu 3 & 4: Phảm giá trong sách, cao quý của người phụ nữ:
– Tiếp tục vẫn là một hình ảnh có nghĩa ẩn dụ: Rắn nạt mặc dầu tay kẻ nặn/ Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
– Ngầm khẳng định: Cuộc đời dù có ba chìm bảy nổi, đầy gian nan, thử thách,… người phụ nữ vẫn giữ trọn phẩm chất cao quý (tấm lòng son) của mình.
– Cách nói khiêm nhường nhưng cứng cỏi như một lời thách thức với các thế lực bạo tàn đang chà đạp lên quyền sống và nhân phẩm người phụ nữ.
Kết bài:
– Bài thơ Thất ngôn tứ tuyệt 28 chữ mà hàm chứa sâu xa ý nghĩa nhân sinh
– Cách nhìn và cách nghĩ tiến bộ của Hồ Xuân Hương đậm tính nhân văn do đó mà bài thơ sống mãi với thời gian.
Thông qua dàn ý này, trung tâm gia sư chúng tôi hy vọng không chỉ các bạn yêu văn mà ngay cả những bạn không chuyên văn cũng hoàn toàn có thể viết được một bài phân tích cơ bản và đủ ý trên nền dàn ý này. Chúc các bạn học tốt và ngày càng yêu môn văn hơn.
Nhà thơ Trần Đăng Khoa rất nổi tiếng với tài năng của mình và được khẳng định bởi nhiều tác phẩm trong kho tàng văn học Việt Nam. Và trong giai đoạn đất nước ta còn nghèo nàn và sống chủ yếu vẫn là nghề nông nghiệp truyền thống tác phẩm tuyệt vời “Hạt gạo làng ta” dưới cái nhìn đầy quen thuộc dễ hiểu chân thực về tình yêu tác giả dành cho “Sản vật” quê nhà.
Được viết theo lối thơ hiện đại với ngôn từ phóng khoáng không hề gò bó, tứ thơ kiểu mới giàu cảm xúc, dễ thể hiện tình cảm. Ở khổ đầu bài thơ, tâm hồn của tác giả hòa quyện với hình ảnh hạt gạo đậm sâu sắc từ những cảnh vật thân thuộc quê nhà. Hạt gạo ấy ngon vì được thấm đượm “vị phù sa”- Sông Kinh Thầy quê tác giả chảy qua đồng ruộng phong cảnh yên bình ấy còn có thêm “Hương sen thơm” , trong đó còn có lời ru ngọt ngào của người mẹ hiền hòa hòa quyện đậm vị
Hạt gạo làng ta Có vị phù sa Của sông Kinh Thầy Có hương sen thơm Trong hồ nước đầy Có lời mẹ hát Ngọt bùi đắng cay…
Độ ngon của hạt gạo còn phụ thuộc và được thử thách bởi thời tiết thiên nhiên cũng là để quyết định mỗi một vụ mùa thành công hay không sau bao cực nhọc của người nông dân. Được tác giả tả chi tiết tháng bảy từ bao đời thiên nhiên luôn khắc nghiệt với những cơn bão lớn gây thiệt hại to lớn đến hoa màu rồi đến tháng ba với những cơn mưa kéo dài, rồi mùa hè đến mang theo cái oi bức đặc biệt là tháng sáu nóng nực ảnh hưởng đến mọi cảnh vật xung quanh, đặc biệt cây lúa với vụ mùa người nông dân vẫn phải vất vả ra đồng cấy. Hạt gạo làng ta Có bão tháng bảy Có mưa tháng ba Giọt mồ hôi sa Những trưa tháng sáu Nước như ai nấu Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy…
Hình ảnh những hạt gạo còn gắn liền với lịch sử xa xưa lâu đời cùng theo người ra chiến trường, là quà , tình cảm của hậu phương gửi ra tiền tuyến, hạt gạo dẻo thơm là sức sống, để tăng cường sức khỏe cho người lính tiếp tục đứng vững chiến đấu kiên cường. Hình ảnh Hào giao thông được tác giả nhắc tới vì đây là hình ảnh không thể nào quên được trong cuộc chiến đấu chống Mỹ, chống Pháp gian khổ trường kỳ là nơi cư trú an toàn, để thuận tiện cho hoạt đông di chuyển của người lính. Và hình ảnh những cô gái đeo sung đạn vàng trĩu nặng lung vẫn hăng hái đi cấy là một biểu tượng cho tinh thần vừa phải gia tăng sản xuất kết hợp chiến đấu bảo vệ quê hương mình.
Hạt gạo làng ta Những năm bom Mỹ Trút trên mái nhà Những năm cây súng Theo người đi xa Những năm băng đạn Vàng như lúa đồng Bát cơm mùa gặt Thơm hào giao thông…
Khổ thơ tiếp theo, thấy được sự đóng góp công sức nhỏ bé của thế hệ trẻ như tác giả giúp đỡ bố mẹ chúng với trách nhiệm tự giác, chăm chỉ, đối lập với vóc dáng người nhỏ bé nhưng công việc hết sức nặng như người lớn mang lại nỗi xúc động, dễ thương lớn.Khá khen các em nhỏ biết Tranh thủ sắp xếp giữa việc học chữ và phụ giúp gia đình. Hình ảnh những thiếu niên cổ còn đeo khăn quàng đỏ, đỗi những chiếc mũ đan, gánh những mẻ đất mẻ phân giúp cho việc lao động trên cánh đồng dễ dàng hơn.
Hạt gạo làng ta Có công các bạn Sớm nào chống hạn Vục mẻ miệng gàu Trưa nào bắt sâu Lúa cao rát mặt Chiều nào gánh phân Quang trành quết đất
Ở khổ thơ cuối, tầm quan trọng của hạt gạo được ví như hạt vàng. Đem lại nguồn sống quý giá từ lâu đời của dân tộc. Hạt vàng lấp lánh sáng ngời hình ảnh của thành quả lao động cực nhọc của người nông dân. Niềm tự hào sản vật quê nhà cũng là sự tự hào sâu sắc với quê hương của tác giả Hạt gạo làng ta Gửi ra tiền tuyến Gửi về phương xa Em vui em hát Hạt vàng làng ta…
Sự sâu lắng của bài thơ còn đọng lại trong tim mỗi người, biết trân quý hơn về ý nghĩa cúa sự lao động sớm nắng chiều mưa của người dân chân lấm tay bùn để tạo ra hạt vàng đáng quý- Hạt gạo không chỉ là sản phẩm vật chất mà còn là sản phẩm tinh thần vô giá. Và bài thơ tuyệt vời này đã được phổ nhạc dễ đi vào lòng người mọi thế hệ bởi những lời ca tiếng hát ngân nga, là lời cảm ơn sâu sắc tới nhà thơ Trần Đăng Khoa, càng yêu thêm quê hương ta.
Các c từ đầu đến cuối chỉ có một bạn là trl tốt nhất, còn lại đa số đều nhầm thời gian tác giả sinh sống. VD: Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến đều sống trước những năm 1932; Trần Đăng Khoa thì lại sống sau năm 1945; Hồ Chí Minh cũng không đúng. Khuynh hướng chung đây nhé:
Khuynh hướng chung của thời kỳ Thơ mới những năm 1932-1945 là khuynh hướng lãng mạn, là lý tưởng thẩm mỹ cái "tôi" của tác giả, thẩm mỹ hóa cái cuộc sống rối ren, tơi bời của xã hội nửa thực dân, nửa phong kiến và là tâm trạng buồn sầu, ưu uất, lạc lõng giữa vòng đời.
Tính khuynh hướng của nghệ thuật lãng mạn rất đa dạng, có khi lãng mạn, mộng mơ, ai ca, thần bí, anh hùng, triết học, cũng có khi lãng mạn anh hùng, lãng mạn công dân hay lãng mạn xã hội,... Nhưng nét bao trùm chủ nghĩa lãng mạn là mộng mơ. Các nhà thơ muốn thoát khỏi những điều kiện ngột ngạt của xã hội bảo hộ thời thơ mới bằng cách tưởng tượng, trốn vào trong cái thế giới vô cùng lý tưởng ấy. Đối với chủ nghĩa lãng mạn, chỉ có cái gì khác thường, khác người, khác đời, và sự đối lập giữa mộng và thực là đáng kể. Trong hoàn cảnh mất nước, sống giữa cái xã hội hủ lậu, ngột ngạt ấy thì sự đối lập là dễ hiểu.
Trong văn học thời kỳ này, thơ cũng như văn xuôi, cá nhân tự khẳng định, tự biểu hiện ra niềm vui, mơ ước, khát vọng. Cảm hứng sáng tác gắn liền với ý thức cá nhân; thơ mới là thơ của cái "tôi", một cái "tôi" chưa bao giờ được biết đến trong thơ cổ điển. Cái "tôi" bấy giờ không làm việc "tải đạo" nữa mà vượt lên những công thức ước lệ, khuôn khổ định
Buồn, cô đơn là tâm trạng của một cá thể thi nhân nhưng lại là nét chung của các nhà thơ trong trường phái này. Đây không phải là một hiện tượng lạ mà do những nguyên nhân khách quan chung. Họ không biết phải làm gì, phải đi theo hướng nào giữa cái xã hội tan tác ấy. Họ cũng không chấp nhận được cuộc sống tầm thường, tẻ nhạt như mọi người xung quanh. Do đó, họ cảm thấy lạc lõng, bơ vơ giữa xã hội.
Trong thơ mới có nhiều rạo rực, âu lo, có nhiều khát vọng một cách vội vã, căng thẳng, chính cái mới này đã quyết định sự ra đời của thơ mới.
Không phải do t soi kĩ, vì các cậu copy sai lệch đề bài như vậy sẽ rất dễ mất thiện cảm với người đặt câu hỏi. Các cậu đều chỉ lên mạng tìm bừa một nhà thơ rồi copy mà không chịu tìm hiểu. Như thế sẽ làm mất giá trị của môn văn cũng như trang web học 24h này.
Từ lâu nhà trường và thầy cô phụ trách lớp thường khuyến khích các em phải thường xuyên đọc sách, việc này nhằm mục đích dể các em đọc suông sẽ, trôi trãi các bài học ở các môn học, đồng thời hiểu được ý nghĩa của bài văn, câu truyện và các môn học khác nhằm nâng cao trình độ học tập của học sinh.
Thời gian gần đây, nhà trường có giới thiệu tập thơ “ Góc sân và khoảng trời” của nhà thơ Trần Đăng Khoa, đây là một trong ba tập thơ của ông được nhà nước trao giải thưởng năm 2002.
Tuy em chưa đọc để khắc sâu cả tập thơ, song một điều dễ nhớ và dễ cảm nhận đối với thơ Trần Đăng Khoa là các bài thơ của ông viết bằng lối văn ngắn gọn, xúc tích dễ hiễu và nó luôn gắn liền với thực tế.. Hồn thơ chính là tình cãm rất thực của ông gởi gấm vào từng câu, từng chữ của bài thơ.
Sau đây là trích đoạn của một số bài thơ trong tập thơ này:
(1) CON BƯỚM VÀNG
Con bướm vàng
Con bướm vàng
Bay nhẹ nhàng….
…Con bướm vàng
Nó vỗ cánh
Vút lên cao….
Bài thơ này được viết lúc ông 8 tuổi, vì mãi đuổi theo bướm để cơm trương nên bị mẹ mắng.
(2) ẢNH BÁC
Nhà em treo ảnh Bác Hồ
Bên trên là một lá cờ đỏ tươi…
…..Bác lo bao việc trên đời
Ngày ngày Bác vẫn mĩm cười với em.
Bài này cũng được viết lúc ông 8 tuổi, tác giả miêu tả tình cảm của Bác Hồ đối với các em thiếu nhi. Từ trong nhà, cảnh vật ngoài sân, đến sự chú ý canh chừng tàu bay Mĩ nên xuống hầm trốn….
Về khoảng trời thì có các bài như:
(3) CÂY ĐA
Làng em có cây đa
Bên mương nước giữa đồng….
…Trưa nắng lóe trên đầu
Các bác làm nghỉ mát…
…Vòm đa rì rào xanh
Ve kêu muôn lá quạt.
Khoảng trời của nhà thơ là làng xóm, cây đa, mương nước, chim chóc, ve, bác nông dân, con trâu, cái cày….tất cả hội tụ, khi cần để tựa vào bóng râm của cây đa.
(4) MÁY CÀY XÌNH XỊCH
Máy cày xình xịch
Máy cày xình xịch
Về đồng làng em….
….Ngày mai cây lúa vươn cao
Mời anh lái máy ghé vào đồng em…
Về sau khi nhà thơ lớn lên thì tình cảm trong thơ của ông cũng lớn dần theo năm tháng, khoản trời của ông cũng rộng hơn, xa hơn, về mặt quan hệ cũng sâu sắc hơn, sự ảnh hưởng của thiên nhiên hay của chiến tranh cũng được nhà thơ miêu tả rất cụ thể.
(5) MƯA
Bài thơ rất dài, rất nhiều câu, mỗi câu 1,2,3,4 nhiều nhất là 5 chữ diễn tả rất thật về cảnh vật, nào là mối già, mối con, gà, ông trời mặc áo giáp đen, mía múa gươm,kiến…lá khô, bụi, bưởi bế con…sấm chớp… tất cả tạo nên một hiện tượng âm sắc,náo nhiệt, ồn ào
Hổn loạn trước và trong sự tác động của thiên nhiên vào cuộc sống….
*Tóm lại: Tập thơ “Góc sân và khoảng trời”của nhà thơ Trần Đăng Khoa đã phản ánh rất thực về sự tác động của thiên nhiên hoặc của chiến tranh vào cuộc sống, cũng như tình cảm của ông với quê hương, làng xóm.