+ Tiếng khóc của Hồng khi nói chuyện với cô là : tiếng khóc thể hiện sự đau đớn tủi cực của Hồng khi phải nghe những lời thâm độc , cay nghiệt của người cô
+ Tiếng khóc của Hồng khi gặp mẹ là : tiếng khóc thể hiện niềm vui sướng mãn nguyện vừa mừng , vừa tủi , vừa xúc động khi được âu yếm , vỗ về trên vòng tay ấm áp , yêu thương của mẹ
"Trong lòng mẹ" của Nguyên Hồng là một đoạn trích hồi kí vô cùng hay và lôi cuốn. Trong truyện, tôi ấn tượng nhất với những giọt nước mắt của chú bé Hồng trong cả hai hoàn cảnh : lúc cậu trò chuyện với bà cô và lúc gặp lại mẹ mình. Ở cả hai hoàn cảnh, chú bé Hồng đều thể hiện một trạng thái tình cảm giống nhau, đó là "khóc" tuy nhiên không phải cả hai lần chú đều khóc vì một cảm xúc nhất định. Khi trò chuyện với bà cô, bị bà cô nói xấu, mỉa mai mẹ để cậu khinh miệt và ruồng rẫy mẹ mình, cậu đã khóc trong nỗi tủi nhục, cậu đã khóc trong tâm trạng đau đớn, và cậu đã khóc vì thương mẹ mình do vất vả và đồng thơi thương cả bản thân vì sự cô đơn, thiếu tình cảm. Khi bị bà cô kể chuyện về sự sinh đẻ của mẹ bằng việc nân dài chữ em bé và câu chuyện của cô Thông, cậu thậm chí còn khóc không ra tiếng, cổ họng nghẹn ứ lại; lúc này, cậu thực sự đã cảm thấy uất ức, căm thù đến tột cùng với những cổ tục phong kiến cũ, đến nỗi cậu còn muốn "vồ, cắn, nhai, nghiến chúng cho kì nát vụn mới thôi". Như vậy, những giọt nước mắt của Hồng trong cuộc trò chuyện với bà cô là những giọt nước mắt thể hiện rõ sự đau thương, hờn tủi và uất ức của cậu. Còn ở hoàn cảnh thứ hai, khi gặp lại mẹ, Hồng cũng "òa lên khóc rồi cứ thế nức nở". Tuy nhiên, đây không còn là những giọt nước mắt bất hạnh trên nữa mà trở thành những giọt nước mắt của sự hạnh phúc, vui mừng và vô cùng sung sướng khi được ở trong vòng tay của mẹ, nó đã khiến cho cậu quên ngay đi những lời nói cay nghiệt của bà cô kia. Như vậy, cả hai lần, những giọt nước mắt trong tiếng khóc của nhân vật chú bé Hồng đã thể hiện rõ sự yêu thương, kình trọng mẹ và những cổ tục đã đày đọa mẹ và bao người phụ nữ khác, giúp cho người đọc thích thú và khơi được cảm xúc của mình qua tác phẩm.