Để cứ mỗi năm rằm tháng tám
Tựa lưng trông xuống thể gian cười.
"Rằm tháng tám" là thời điểm mặt trăng viên mãn tròn đầy nhất. Đó cũng là thời điểm cả nhân gian ngước nhìn chiêm ngưỡng mặt trăng. Khi ấy, nhân loại sẽ dáo dác khi thấy một Tản Đà ngông ngạo "tựa lưng" cùng chị Hằng xinh đẹp, thần phép. Với tư thế ngồi "tựa lưng" thân thiết, tình tứ, từ trên cao lơ lửng của vũ trụ, họ cùng nhìn xuống mà nở nụ cười thách thức nhân gian ô trọc, bé nhỏ, hèn mọn. Hình ảnh này đã thể hiện đậm nét sự lãng mạn và cái ngông của Tản Đà, bộc lộ một nguồn xúc cảm mới, đầy cá tính đa tình, phóng túng. Không chỉ vậy, cái cười ở đây của nhà thơ vừa thể hiện niềm vui vì đã thoả mãn được cái khát vọng thoát li mãnh liệt, xa lánh hẳn được sự bụi bặm của cõi trần, vừa là tiếng cười mỉa mai, khinh bỉ cõi trần - nó thật nhỏ bé trước con mắt và tầm vóc lớn lao của nhà thơ.
Truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê có một nhan đề thật thơ mộng và thật hay. Tác phẩm viết về những cô gái tuổi mới lớn làm nhiệm vụ san lấp hố bom trên tuyến đường Trường Sơn máu lửa. Cuộc sống chiến đấu gian lao và nguy hiểm nhưng không làm họ tắt đi niềm yêu đời, yêu sống. “Những ngôi sao xa xôi” trên bầu trời đêm sâu thẳm là hình ảnh thực mà các cô gái thường ngắm nhìn mỗi khi có thời gian. Họ gửi và đó những mộng mơ, những khao khát thời thiếu nữ. “Những ngôi sao xa xôi” có lẽ cũng là hình ảnh mà những người chiến sĩ trên tuyến đường ấy đã cảm nhận được khi nhìn vào đôi mắt những cô gái ấy: “Có cái nhìn sao mà xa xăm”... Nhan đề rất gợi ấy đã giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, bay bổng của những người nữ thanh niên xung phong ngay cả khi họ cận kề với sự chết chóc, hiểm nghèo. Đó thực sự là một nhan đề đầy tính nhân văn.