Một vật có trọng lượng 4N trượt trên mặt bàn nằm ngang được 1m. Công
của trọng lực là:
A. 0,25J B. 1J C. 0J D. 4J
Hãy phân tích và chỉ ra ở giai đoạn nào diễn ra hiện tượng vật lí, giai đoạn nào diễn ra hiện tượng hóa học trong các hiện tượng sau:
“Khi sản xuất vôi sống, người ta đập đá vôi thành những cục nhỏ có kích thước thích hợp cho vào lò nung, nung đá vôi ta được vôi sống và khí cacbonic. Khuấy vôi sống với ít nước ta được nước vôi đặc, thêm nước vào nước vôi đặc ta được nước vôi loãng.”
I. Công cơ học - Định luật về công
Câu 1. Khi nào có công cơ học? Viết công thức tính công cơ học trường hợp có lực tác dụng F làm cho vật dịch chuyển quãng đường s, chú thích tên và đơn vị của các đại lượng có trong công thức? Cho ví dụ về trường hợp có công trong thực tế mà em biết.
II. Công suất
Câu 1. Viết công thức tính công suất, chú thích tên và đơn vị của các đại lượng có trong công thức. Công suất của một vật phụ thuộc vào yếu tố nào?
III. Cơ năng
Câu 1: Khi nào vật có cơ năng?
Câu 2: Các dạng cơ năng(động năng, thế năng đàn hồi, thế năng hấp dẫn) phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Câu 3: So sánh cơ năng của hai vật cùng khối lượng khi biết: vận tốc, độ cao của chúng so với vật mốc và độ biến dạng của chúng.
IV. Cấu tạo chất
Câu 1. Chuyển động nhiệt của các phân tử liên quan trực tiếp đến yếu tố nào?
Câu 2. So sánh khoảng cách phân tử của các chất: rắn, lỏng, khí.
Câu 3. Hiện tượng khuếch tán là gì?Cho ví dụ minh họa?
V. Nhiệt năng-Sự truyền nhiệt
Câu 1. Nhiệt năng của vật là gì? Trình bày mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ của vật?
Câu 2. Kể tên các hình thức truyền nhiệt và cho biết hình thức truyền nhiệt nào là chủ yếu của chất rắn, chất lỏng, chất khí. Hình thức truyền nhiệt nào truyền được trong chân không?
Câu 3. Nhiệt lượng là gì?
Câu 4. So sánh sự dẫn nhiệt của 3 chất: rắn, lỏng, khí. Trong chất rắn kim loại nào dẫn nhiệt tốt nhất?
Câu 5. Thả một thỏi chì được nung nóng vào cốc nước lạnh, vật nào đã truyền nhiệt năng cho vật nào? Nhiệt năng của vật nào tăng, nhiệt năng của vật nào giảm? Đây là hình thức thực hiện công hay truyền nhiệt?
Câu 6. Dùng búa đập vào miếng đồng làm miếng đồng nóng lên. Nhiệt năng của vật nào tăng? Đây là hình thức thực hiện công hay truyền nhiệt?
Câu 7. Vì sao trong chất rắn không xảy ra đối lưu?
VI. Nhiệt lượng
Câu 1: Nhiệt lượng của vật thu vào để nóng lên phụ thuộc vào yếu tố nào ? Viết công thức tính nhiệt lượng của vật thu vào để nóng lên, chú thích tên và đơn vị của các đại lượng có trong công thức.
Câu 2: Hãy cho biết đơn vị của nhiệt dung riêng ? Nói nhiệt dung riêng của nước là 42000J/Kg.K có ý nghĩa gì? Đun một lượng nước như nhau bằng 2 ấm : một ấm nhôm và một ấm đồng, ấm nào nước mau sôi hơn, ấm nào cần nhiệt lượng nhiều hơn ?(biết nhiệt lượng toả ra ở 2 bếp là như nhau, nhiệt dung riêng của nhôm lớn hơn của đồng ).
Câu 3. Phát biểu nguyên lí truyền nhiệt khi có 2 vật truyền nhiệt cho nhau.
Câu 4. Viết công thức tính nhiệt lượng của vật tỏa ra.Chú thích tên của các đại lượng có trong công thức ?
Câu 5. Viết phương trình cân bằng nhiệt trong trường hợp có 2 vật truyền nhiệt cho nhau. Thả một thỏi đồng được nung nóng vào cốc nước lạnh. So sánh nhiệt độ của thỏi đồng và nước sau khi cân bằng?
Câu 6. Thả một quả cầu bằng đồng có khối lượng 500g được đun nóng tới 150oC vào một cốc nước ở 30oC. Sau một thời gian, nhiệt độ của quả cầu và của nước đều bằng 50oC. Tính khối lượng nước, coi như chỉ có quả cầu và nước truyền nhiệt cho nhau. Biết nhiệt dung riêng của đồng và nước lần lượt là 380J/kg.K, 4200J/kg.K.
Câu 7. Thả một quả cầu bằng nhôm có khối lượng 800g được đun nóng tới 200oC vào một cốc có chứa 1 lít nước. Sau một thời gian, nhiệt độ của quả cầu và của nước đều bằng 50oC. Tính nhiệt độ ban đầu của nước, coi như chỉ có quả cầu và nước truyền nhiệt cho nhau. Biết nhiệt dung riêng của nhôm và nước lần lượt là 880J/kg.K, 4200J/kg.K.
CÂU HỎI NÂNG CAO:
Câu 1. Giải thích vì sao vào ban ngày gió lại thổi từ biển vào đất liền, còn ban đêm gió lại thổi từ đất liền ra biển. Biết nhiệt dung riêng của đất bằng 800J/Kg.K nhỏ hơn nhiệt dung riêng của nước bằng 4200J/Kg.K
Câu 2. Tại sao vào mùa lạnh, sờ tay vào miếng đồng ta cảm thấy lạnh hơn khi sờ vào miếng gỗ?
Câu 3: Tìm một ví dụ chứng tỏ một vật không phải lúc nào cũng có cơ năng, nhưng lúc nào cũng có nhiệt năng.
Câu 4. Giải thích vì sao trong ấm điện đun nước, dây đun được đặt gần sát đáy ấm mà không đặt phía trên.
Câu 5. Vì sao ở những nhà máy người ta thường xây ống khói rất cao?
thế năng trọng trường của quả bóng trong trường hợp nào lớn nhất khi được đưa lên cao cách mặt đất....... A.2m B.5m C.8m D.9m
Câu 1. Hãy giải thích vì sao chất rắn có hình dạng nhất định còn chất lỏng và chất khí không có hình dạng nhất định.
Câu 2. Hãy giải thích vì sao khi đun nóng vật rắn thì thể tích vật được tăng lên.
Câu 3. Hãy đề nghị phương pháp tách riêng các chất trong các hỗn hợp sau:
a. Dầu ăn và nước.
b. Hỗn hợp gồm nước, acetic acid và ethanol. Biết nhiệt độ sôi của chúng lần lượt là: 100OC, 118 OC và 78 OC.
Câu 51: Nếu 2 chất khác nhau nhưng có ở cùng nhiệt độ và áp suất, có thể tích bằng nhau thì
A. cùng khối lượng. B. cùng số mol. C. cùng tính chất hóa học. D. cùng tính chất vật lí.
Câu 59: Người ta thu được khí oxi vào ống nghiệm đặt thẳng đứng và úp ngược là vì:
A. Oxi nặng hơn không khí. B. Oxi nhẹ hơn không khí. C. Oxi ít tan trong nước. D. Oxi không tác dụng với nước.
Câu 60: Có thể thu khí hiđro bằng phương pháp đẩy nước và đẩy không khí vì hiđro:
A. Là chất khí. B. Nhẹ hơn không khí và ít tan trong nước. C. Nặng hơn không khí. D. Có nhiệt độ hóa lỏng thấp.
Câu 61: Muốn thu khí NH3 vào bình thì có thể thu bằng cách nào sau đây?
A. Để đứng bình. B. Đặt úp ngược bình. C. Lúc đầu úp ngược bình, khi gần đầy rồi thì để đứng bình. D. Cách nào cũng được.
Câu 62: Người ta có thể thu những khí nào sau đây bằng cách đẩy không khí và để úp miệng bình thu khí: Cl2, H2, CH4, CO2?
A. CH4, CO2. B. Cl2, H2. C. H2, CH4. D. Cl2, CO2.
Câu 63: Cho các khí: CO2, H2O, N2, H2, SO2, N2O, CH4, NH3. Khí có thể thu được khi để đứng bình là
A. CO2, CH4, NH3. B. CO2, H2O, CH4, NH3. C. CO2, SO2, N2O. D. N2, H2, SO2,N2O, CH4, NH3.
Câu 64: Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế và thu khí oxi như hình vẽ dưới đây vì oxi
A. nặng hơn không khí. B. nhẹ hơn không khí. C. rất ít tan trong nước. D. nhẹ hơn nước.
Trong 3 bình giống hệt nhau và có chứa thể tích oxi như nhau. Đồng thời ta cho vào 3 bình: bình 1 một cục than đang cháy, bình 2 hai cục than đang cháy, bình 3 ba cục than đang cháy ( các cục than có kích thước như nhau).
Em hãy nhận xét về hiện tượng xảy ra trong phòng thí nghiệm?
Khi kéo vật chuyển động
thẳng đều trên mặt phẳng nằm ngang thì hai lực nào sẽ cân bằng nhau?
Dấu hiệu chính để phân biệt hiện tượng hóa học và hiện tượng vật lý là
A sự thay đổi về hình dạng của chất.
B sự xuất hiện chất mới.
C sự thay đổi về trạng thái của chất.
D sự thay đổi về kích thước của chất.
1 vật treo lên lực kế đọc được 2,2N , khi nhúng vào nước là 1,9N biết trọng lượng riêng của nước là 1000N/mét khối. Tính khối lượng của vật.