Dẫn chứng: Người xưa có dạy: “Ơn ai một chút chẳng quên”;
- Không có gì trong cuộc đời này tự nhiên mà có. Bất kì điều gì cũng được tạo dựng bởi công sức của con người hoặc tạo hóa. Do đó, khi được thừa hưởng bất kì thành quả nào, ta cũng phải ghi nhớ về cội nguồn của nó, người tạo ra nó.
+Nhìn hình hài đẹp đẽ của mình, ta phải biết ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ
+ ăn bát cơm dẻo thơm, chúng ta phải nhớ ơn người nông dân một nắng hai sương ngoài đồng ruộng: “Ai ơi bưng bát cơm đầy / Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”.
+ Được sống trong xã hội yên ổn, thanh bình, ta tự hào, khâm phục, biết ơn công sức, xương máu mà cha ông đã đổ xuống để giành lấy.
+ Thể hiện ở chính sách của Đảng và Nhà nước đối với thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, các mẹ Việt Nam anh hùng….
+ Biết được con chữ, kiến thức, người học khắc ghi công lao tận tụy của thầy…
+ Xây dựng bảo tàng lịch sử, bảo tàng cách mạng, nhà truyền thống….nhắc nhở mọi người phải sống xứng đáng với truyền thống bất khuất, hào hùng của dân tộc.
Dẫn chứng 1: Biết ơn những vị anh hùng đã có công giữ nước
Dẫn Chứng 2: Biết ơn những người đã làm ra của cải vật chất ( bác sĩ, công dân, nông dân,.....)
Dẫn chứng 3: Tình cảm, lòng biết ơn với cha mẹ