Một khối gỗ hình hộp chữ nhật có tiết diện đáy là 40 cm2, cao là 10cm. Có khối lượng là 160g.
Thả khối gỗ vào nước, tìm chiều cao của khối gỗ nổi trên mặt nước. Biết D nước là 1000kg/m3
Post này không phải để hỏi cách giải, mình cần vài bạn pro Lý vào xem cách giải của mình xem có sai sót gì không.
Tóm tắt:
Vvật = S.h = 40.10 = 400cm3=0,0004m3
P = 10.m = 10.0,16 = 1,6 N
Giải:
Khi khối gỗ nổi trên mặt nước thì FA = P
=> dnuoc.Vc = dv.V (Vc là thể tích phần chìm trong nước của vật, Vn là thể tích phần nổi của vật)
=> \(10.D_{nuoc}.V_c=\dfrac{P_v}{V_v}.V_n\)
\(10.1000.V_c=\dfrac{1,6}{0,0004}.V_n\)
\(10000.V_c=4000V_n\Rightarrow V_c=0,4V_n\)
Mặt khác, Vvật= Vc + Vn = 0,4Vn + Vn= 1,4Vn
Chiều cao phần nổi là: \(h_n=\dfrac{V_n}{V_v}.h_v=\dfrac{V_n}{1,4V_n}.10\approx7,14\left(cm\right)\)
Thấy tính nó ra kết quả ko tròn là lo lắm các bác ạ, ông nào xem hộ bài em làm cái.
(n là nổi, v là vật)
Sai ở bước : \(10.1000.V_c=\dfrac{P_V}{d^{ }_v}.V_n\)
Ở đây Vnổi là ko đúng, phải là V mới đúng. Để mình làm lại:
Vì vật ở trạng thái lơ lửng nên:
FA = P
dn.VC = 10.m
10.Dn.VC = 10.m
\(\Rightarrow V_C=\dfrac{m}{D_n}=\dfrac{0,16}{1000}=0,00016\left(m^3\right)\)
+ Thể tích cả vật:
V = S.h = 0,004.0,1 = 0,0004 (m3)
+ Thể tích phần nổi:
Vn = V - Vc = 0,0004 - 0,00016 = 0,00024 (m3)
+ Chiều cao phần vật nổi trên mặt nước:
\(h_n=\dfrac{V_n}{S}=\dfrac{0,00024}{0,004}=0,06\left(m\right)=6\left(cm\right)\)
Mình làm xong rồi. Chúc bạn học tốt
Nếu ko có ai thì mong các thầy cô giúp đỡ :(