MỘT HỌC SINH DÙNG NHIỆT LƯỢNG KẾ BẰNG ĐỒNG THAU CÓ KHỐI LƯỢNG m1=200g ĐỂ XÁC ĐỊNH NHIỆT DUNG RIÊNG CỦA MỘT MIẾNG KIM LOẠI KHỐI LƯỢNG 150 g . LẦN ĐẦU TIÊN HỌC SINH ĐÓ VÀO NHIỆT LƯỢNG KẾ MỘT KHỐI LƯỢNG NƯỚC M1 =200g , Ở NHIỆT ĐỘ t1=200*C VÀ ĐUN MIẾNG KIM LOẠI TRONG HỒ NƯỚC SÔI MỘT LÚC LÂU RỒI THẢ VÀO NHIỆT LƯỢNG KẾ . NHIỆT ĐỘ CUỐI CÙNG CỦA NƯỚC LÀ t2 =30*C . LẦN THỨ HAI CŨNG LÀM TƯƠNG TỰ NHƯNG DO M2=300g NƯỚC THÌ NHIỆT ĐỘ CUỐI CÙNG CỦA NƯỚC Là t3 =27,2 *C . TÍNH NHIỆT DUNG RIÊNG CỦA MIENG KIM LOẠI
Tóm tắt :
m1 = 200g = 0,2kg
c = 4200J/kg.K
t1 = 20oC
t2 = 30oC
m2 = 300g = 0,3kg
t3 = 27,2oC
mkl = 150g = 0,15kg
t = 100oC
Bài làm:
Gọi x là nhiệt dung riêng của kim loại
Gọi y là nhiệt dung riêng của đồng thau
Lần 1:
Nhiệt lượng do nhiệt lượng kế thu vào là:
Q1 = y.m1.(t2 − t1) = y.0,2.(30 − 20) = 2y(J)
Nhiệt lượng do khối lượng nước thu vào là:
Q2 = m1.c.(t2 − t1) = 0,2.4200.(30 − 20) = 8400(J)
Nhiệt lượng do miếng kim loại tỏa ra là :
Q3 = x.mkl.(t − t2) = x.0,15.(100 − 30) = 10,5x(J)
Vì Qtỏa = Qthu nên ta có phương trình:
Q1 + Q2 = Q3
⇔ 2y + 8400 = 10,5x
⇔ x = \(\dfrac{2y+8400}{10,5}\)
Lần 2:
Nhiệt lượng do nhiệt lượng kế thu vào là :
Q4 = y.m1.(t3 − t1) = y.0,2.(27,2 − 20) = 1,44y(J)
Nhiệt lượng do khối lượng nước thu vào là :
Q5 = m2.c.(t3 − t1) = 0,3.4200.(27,2 − 20) = 9072(J)
Nhiệt lượng do miếng kim loại tỏa ra là :
Q6 = x.mkl.(t − t3) = x.0,15.(100 − 27,2) = 10,92x(J)
Vì Qtỏa = Qthu nên ta có phương trình:
Q4 + Q5 = Q6
⇔ 1,44y + 9072 = 10,92x
⇔ x = \(\dfrac{1,44y+9072}{10,92}\)
Do lần thứ nhất và lần thứ hai bằng nhau nên ta có phương trình :
\(\dfrac{2y+8400}{10,5}\) = \(\dfrac{1,44y+9072}{10,92}\)
⇒ 10,92.(2y + 8400) = 10,5.(1,44y + 9072)
⇔ 21,84y + 91728 = 15,12y + 95256
⇔ 21,84y - 15,12y = 95256 - 91728
⇔ 6,72y = 3528
⇒ y = 525
⇒x = \(\dfrac{1,44.525+9072}{10,92}\) = 900
Vậy nhiệt dung riêng của miếng kim loại là 900(J/kg.K).