Tập làm văn lớp 9

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Quang Mạnh

Mọi người lập dàn ý giúp mình với!

Đề bài: Suy nghĩ của em về việc tự học ở nhà và học trên lớp.

Cảm ơn mọi người!!!

B.Thị Anh Thơ
14 tháng 3 2020 lúc 11:22

Gợi ý :

Xã hội ngày càng phát triển, yêu cầu về kiến thức và trình độ ngày càng cao. Để đáp ứng được nhu cầu ấy của xã hội, con người cần phải không ngừng học tập. Hiện nay, khi mà trình độ công nghệ thông tin phát triển, có rất nhiều cách để chúng ta có thể học tập. Các bạn có thể học qua thầy cô, bạn bè, trương lớp, nhưng cũng có thể tự học. Nói về vấn đề này, sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Trong cách học phải lấy tự học làm cốt”.

Trước hết ta phải hiểu thế nào là “tinh thần tự học”? Tinh thần tự học là ý thức tự rèn luyện tích cực để thu nhận kiến thức và hình thành kỹ năng cho bản thân. Tự học là không ai bắt buộc mà tự mình tìm tòi, học hỏi để hiểu biết thêm; đó là hình thức học một cách tự giác, chủ động nắm tri thức. Tự học: là ý thức tự giác học hỏi của con người. Đây là một phương pháp học mà ở đó bản thân mỗi người phải tự mình vận động, chủ động tiếp thu, lĩnh hội tri thức. Từ đó biến những tri thức bên ngoài thành kiến thức, vốn sống của bản thân.

Người biết cách tự học là người không chỉ tiếp nhận kiến thức từ nhà trường thầy cô mà còn học hỏi ở bạn bè, tìm tòi nghiên cứu sách vở, quan sát thực tế,…

Quá trình tự học cũng có phạm vi khá rộng: khi nghe giảng, đọc sách hay làm bài tập, cần tích cực suy nghĩ, ghi chép, sáng tạo nhằm rút ra những điều cần thiết, hữu ích cho bản thân. Tự học cũng có nhiều hình thức: có khi là tự mày mò tìm hiểu hoặc có sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy cô giáo… Dù ở hình thức nào thì sự chủ động tiếp nhận tri thức của người học vẫn là quan trọng nhất.

Vậy tại sao lại nói: Trong cách học phải lấy tự học làm cốt? Cốt ở đây có nghĩa là gì?

Cốt là cốt yếu, quan trọng nhất, cơ bản, mang tính chất quyết định. Lấy tự học làm cốt tức là lấy việc tự mình tìm tòi, học tập làm điều cơ bản, quyết định. Câu nói của Chủ tịch Hồ Chí minh khẳng định vai trò, giá trị, tầm quan trọng, có ý nghĩa quyết định của việc tự học trong quá trình học tập.

Bác khẳng định vai trò to lớn của việc tự học vì trong xã hội không phải ai cũng có điều kiện được đi học. Tri thức của nhân loại thì vô hạn mà điều kiện học tập qua trường lớp của con người thì hữu hạn. Một học sinh nghèo, hàng ngày phải đi làm để kiếm sống, có thể tự học bằng thực tế cuộc sống; một bác xe ôm, có thể tự học ngoại ngữ khi bác đi chở khách người nước ngoài; một anh công nhân có thể tự học khi anh đi làm trong các công xưởng để nâng cao trình độ của bản thân,…

Hơn nữa, tri thức thì liên tục thay đổi theo thời gian, theo những kết quả nghiên cứu mới, trong khi kiến thức ở trường học thì có tính ổn định, không bắt kịp sự thay đổi đó. Không tự học thì con người sẽ tụt hâu, không bắt kịp với thời đại, không có đủ kiến thức để làm việc và tồn tại trong xã hội hiện đại. Tự học để nâng cao kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao tay nghề sẽ giúp con người có được những cơ hội tốt để phát triển bản thân và có được nhiều cơ hội thành công trong công việc, cuộc sống.

Tự học còn là quá trình giúp con con người tự bồi bổ kiến thức, rèn luyện ý chí, nghị lực, thói quen tích cực, chủ động tích lũy kinh nghiệm, không bị tụt hậu, luôn nhạy bén trong thực tế do biết áp dụng những kiến thức đã học. Từ đó tạo cho mỗi người tính tự lập và có thể làm chủ được cuộc sống của bản thân. Một người luôn có tinh thần tự học, sẽ luôn chủ động trong mọi việc, có kiến thức, kỹ năng để hoàn thành mọi công việc được giao. Tự học có ý nghĩa quan trọng tạo tiền đề cho sự sáng tạo của mỗi người trong công việc và cuộc sống.

Việc tự học sẽ giúp con người hiểu vấn đề một cách sâu sắc, giải quyết vấn đề nhanh chóng chính xác. Việc tự học có thể được coi là chiếc chìa khóa đưa ta đến kho tàng tri thức, là điều kiện giúp ta thành công trong học tập. Nếu chúng ta biết tự học cho bản thân thì chúng ta chắc chắn sẽ thành công và nâng cao được tri thức của chính mình. Những người có tinh thần tự học sẽ chủ động suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, nghiên cứu và nắm được bản chất vấn đề. Tinh thần tự học có thể giúp con người tiếp thu được kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau như sách, báo, từ truyền hình ti vi, từ bạn bè hoặc từ những người xung quanh, những kinh nghiệm sống của nhân dân. Khi ta có tinh thần tự học, ta sẽ có ý thức chủ động ghi nhớ các bài giảng trên lớp, tiết kiệm được thời gian, có thể tiếp thu một lượng kiến thức lớn mà vẫn hiểu và nắm chắc bài học. Khi chúng ta đã tự học chắc được lí thuyết, chúng ta biết chủ động luyện tập thực hành, giúp ta có thể nhanh chóng hình thành kĩ năng, ghi nhớ kiến thức rất tốt. Có rất nhiều những danh nhân đã thành nhân tài của đất nước từ việc họ tự học như: Lương Thế Vinh, Mạc Đinh Chi, Hồ Chí Minh… Đây là những người có sự kiên trì trong quá trình tự học và là những tấm gương mà chúng ta cần noi theo. Chính Hồ Chí Minh là một tấm gương tự học sáng ngời. Trong suốt cuộc đời của mình, Bác luôn tự học. Bác học mọi lúc mọi nơi, học qua sách vở, học qua những người bạn, học qua công việc… Đặc biệt, không thể không nhắc tới việc tự học ngoại ngữ của Bác Hồ. Ngoài các ngoại ngữ phổ biến như Pháp, Anh, Trung Quốc, Ý, Đức, Nga, Bác Hồ còn thông thạo khá nhiều ngoại ngữ khác. Hay như Mạc Đĩnh Chi vì nhà nghèo, không có tiền mua dầu thắp sáng nên ông đã bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng thay đèn để học bài. Hay nhà toán học Lương Thế Vinh từ một đứa trẻ chăn trâu vẫn luôn tu chí học hành, hoặc không ai xa là Bác Hồ từ một anh Ba phụ bếp, người thợ ảnh ở ngõ nhỏ đến người thợ quét tuyết trong công viên, Bác vẫn không ngừng tiếp thu và học tập để nâng cao hiểu biết về văn hóa, lịch sử nhân loại, rút ra những kinh nghiệm bổ ích và Người đã trở thành một danh nhân văn hóa thế giới…

Thực vậy, việc tự học có ý nghĩa rất lớn trong đời sống của chúng ta. Vậy, tự học như thế nào thì đem lại hiệu quả.

Tự học có nhiều hình thức như: Tự học ở trường, tự học ở nhà, tự họcngoài xã hội…. Nghe giảng trên lớp cũng cần có sự tích cực học tập. Không phải thầy ghi gì, giảng gì người học cứ cắm đầu ghi chép và học thuộc theo nội dung đã chép được. Khi nghe giảng, người học phải chon lọc những gì cần học ghi vào vở, thực hành nội dung cơ bản rồi mới ghi chép. Người học phải trình bày ý kiến của mình đối với những vấn đề chưa rõ, chưa hiểu với người dạy để nắm chắc kiến thức, hiểu được bản chấ của kiến thức.

Tự học ở nhà tức là phải tự học lại các kiến thức về lý thuyết đã đượchọc trên lớp vận dụng lý thuyết vào làm bài tập thực hành. Tự sưu tầmthêm các bài tập nâng cao để làm. Tự giác, tích cực đọc, nghiên cứu trước bài mới trước khi được học, đọc sách tham khảo về các kiến thức có liên quan đến môn học, đồng thời tự nghiên cứu sáng tạo ra các cách làm bài tập, giải bài tập hay bằng con đường ngắn nhất, nhanh nhất và dễ hiểu nhất. Từ việc nắm được khoa học từ sách vở người học phải biết vận dụng kiến thức đó vào thực tế đời sồng. Tấm gương của bạn Phạm Văn Nghĩa là một minh chứng cho tinh thần tự học. Em đã biết vận dụng những điều đã học từ nhà trường để thụ phấn cho cây, tạo ra ròng rọc kéo nước từ giếng sâu. Sự sáng tạo trong học tập của em đã gúp cho cây trồng nhà mình có năng suất cao, gúp mẹ em vơi bớt được phần nào nỗi nhọc nhằn vất vả. Chính vì vậy Phạm Văn Nghĩa đã được thành doàn thành phố Hồ ChíMinh phát động phong trào học tập tấm gương Phạm Văn Nghĩa.

Đọc sách là một việc quen thuộc của người tự học và mỗi người có thói quen đọc sách khác nhau. Tuy nhiên, cần phải rèn luyện những kỹ năng, thói quen tốt để việc đọc sách thực sự có hiệu quả . Đây là một phương pháp tự học thuận tiện và khá hiệu quả. Chỉ cần có sách, bạn có thể tự học mọi lúc, mọi nơi, khi bạn muốn mà không phụ thuộc vào bất cứ ai. Khi đọc sách, có những kiến thức nào mới, bổ ích, chúng ta có thể ghi chép lại vào sổ tay. Sau đó, mỗi lần cần, chúng ta sẽ xem lại quyển sổ tay của mình để áp dụng vào cuộc sống.

Tự học còn là quan sát, tìm hiểu trong thực tế cuộc sống ở lĩnh vực bộ môn mình nghiên cứu. Đây là một phương pháp mà nhà văn, nhà triết học Ru-xô rất đề cao. Ông coi trọng việc đi bộ ngao du, vừa đi vừa tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu. Đây là cách học trực quan sinh động, thực tế và rất có ý nghĩa. Những kiến thức, những bài học mà con người thu được trong thực tế cuộc sống vô cùng dễ nhớ, dễ hiểu và gần gũi, có ích với cuộc sống của chúng ta.

Về tinh thần tự học, không chỉ ở Việt Nam mà lịch sử khoa học-nghệ thuật thế giới đã có những tấm gương tự học vĩ đại: nhà bác học Ê-đi-xơn, tác giả của hàng ngàn phát minh khoa học có ích cho nhân lọai, đại văn hào Nga Mácxim Gorki, người coi cuộc sống là “những trường đại học của tôi”….

Tóm lại, trong cuộc sống của chúng ta, tự học là một con đường ngắn dẫn trến tri thức, khoa học. Lê nin từng nói: "Học, học nữa, học mãi", vậy với tinh thần luôn luôn tự mình học hỏi, con người sẽ được "học mãi" trong đời sống của mình.

Khách vãng lai đã xóa
Miinhhoa
14 tháng 3 2020 lúc 22:18

gợi ý : hay việc này không đối lập nhau mà nó bổ khuyết cho nhau

- học kiến thức trên lớp nhưng về nhà bản thân không tự học thì cũng giống nước đổ đầu vịt

- học trên lớp : giúp ta tiếp thu kiến thức từ thầy cô,bạn bè,điều gì không hiểu thì có thể trao đổi với mọi người,vì thế kiến thức trên lớp rất cần thiết.tuy nhiên chỉ học ở trên lớp thôi thì chưa đủ ,một người có học giỏi đến đâu mà về nhà ý thức tự học kém thì cũng vất.Việc tự học ở nhà ,làm bài tập về nhà ,học thuộc bài cũ,đọc trước bài mới giúp ta đến lớp tiếp thu kiến thức được nhanh hơn và không lo khi kiểm tra đầu giờ .(tự lấy d/c nha c).Việc học ở lớp hay ở nhà thì đều cần thiết và quan trọng như nhau nhưng mỗi học sinh cần phải tạo cho mình ý thức ở bản thân.

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Thị Thu Thủy
Xem chi tiết
thanhnguyen25007
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thu Thủy
Xem chi tiết
Nghiêm Phương Linh
Xem chi tiết
Minh Dương
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Vũ Thu Hiền
Xem chi tiết
Long Hoàng
Xem chi tiết
Trần Thamh Châm
Xem chi tiết