Đề bài : Phát biểu cảm nghĩ về tác giả Nguyễn Du

Đức Mai Văn

m.n giúp e làm bài này với ạ! "Cảm nhận của anh chị về vẻ đẹp thiên nhiên và tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ Cảnh ngày hè"

Thời Sênh
5 tháng 12 2018 lúc 21:34

Trong những ngày từ quan về ở ẩn tại Côn Sơn, Nguyễn Trãi đã viết nhiều bài thơ đặc sắc, trong số đó có bài số 43 trong chùm thơ Bảo kính cảnh giới. Bài thơ là bức tranh phong cảnh mùa hè độc đáo nhưng thấp thoáng là niềm tâm sự của tác giả.
Câu thơ đầu tiên, ta đọc lên thoáng qua sao có vẻ an nhàn, êm đềm, thanh thoát đến thế.
“Rồi hóng mát thuở ngày trường”
Câu thơ hiện lên hình ảnh của nhà thơ Nguyễn Trãi, ông đang ngồi dưới bóng cây nhàn nhã như hóng mát thật sự. Việc quân, việc nước chắc đã xong xuôi ông mới trở về với cuộc sống đơn sơ, giản dị, mộc mạc mà chan hòa, gần gũi với thiên nhiên. Một số sách dịch là “Rỗi hóng mát thuở ngày trường”. Nhưng “rỗi” hay “rồi” cũng đều gây sự chú ý cho người đọc. Rảnh rỗi, sự việc còn đều xong xuôi, đã qua rồi “Ngày trường” lại làm tăng sự chú ý. Cả câu thơ không còn đơn giản là hình ảnh của Nguyễn Trãi ngồi hóng mát mà nó lại toát lên nỗi niềm, tâm sự của tác giả: “Nhàn rỗi ta hóng mát cả một ngày dài”. Một xã hội đã bị suy yếu, nguyện vọng, ý chí của tác giả đã bị vùi lấp, không còn gì nữa, ông đành phải rời bỏ, từ quan để về ở ẩn, phải dành “hóng mát” cả ngày trường để vơi đi một tâm sự, một gánh nặng đang đè lên vai mình. Cả câu thơ thấp thoáng một tâm sự thầm kín, không còn là sự nhẹ nhàng thanh thản nữa.
Về với thiên nhiên, ông lại có cơ hội gần gũi với thiên nhiên hơn. Ông vui thú, say mê với vẻ đẹp của thiên nhiên.
“Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”.
Cảnh mùa hè qua tâm hồn, tình cảm của ông bừng bừng sức sống. Cây hòe lớn lên nhanh, tán cây tỏa rộng che rợp mặt đất như một tấm trướng rộng căng ra giữa trời với cành lá xanh tươi. Những cây thạch lựu còn phun thức đỏ, ao sen tỏa hương, màu hồng của những cánh hoa điểm tô sắc thắm. Qua lăng kính của Nguyễn Trãi, sức sống vẫn bừng bừng, tràn đầy, cuộc đời là một vườn hoa, một khu vườn thiên nhiên muôn màu muôn vẻ. Cảnh vật như cổ tích có lẽ bởi nó được nhìn bằng con mắt của một thi sĩ đa cảm, giàu lòng ham sống với đời...
Qua cảnh mùa hè, tình cảm của Nguyễn Trãi cũng thể hiện một cách sâu sắc:
“Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”.
“Chợ” là hình ảnh của sự thái bình trong tâm thức của người Việt. Chợ đông vui thì nước thái bình, thịnh trị, dân giàu đủ ấm no: chợ tan rã thì dễ gợi hình ảnh đất nước có biến, có loạn, có giặc giã, có chiến tranh, đao binh... lại thêm tiếng ve kêu lúc chiều tà gợi lên cuộc sống nơi thôn dã. Chính những màu sắc nơi thôn dã này làm cho tình cảm ông thêm đậm đà sâu sắc và gợi lại ý tưởng mà ông đang đeo đuổi.
“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương”.
“Dân giàu đủ”, cuộc sống của người dân ngày càng ấm no, hạnh phúc là điều mà Nguyễn Trãi từng canh cánh và mong ước. Ở đây, ông đề cập đến Ngu cầm vì thời vua Nghiêu, vua Thuấn nổi tiếng là thái bình thịnh trị. Vua Thuấn có một khúc đàn “Nam Phong” khảy lên để ca ngợi nhân gian giàu đủ, sản xuất ra nhiều thóc lúa ngô khoai. Cho nên, tác giả muốn có một tiếng đàn của vua Thuấn lồng vào đời sống nhân dân để ca ngợi cuộc sống của nhân dân ấm no, vui tươi, tràn đầy âm thanh hạnh phúc. Những mơ ước ấy chứng tỏ Nguyễn Trãi là nhà thơ vĩ đại có một tấm lòng nhân đạo cao cả. Ông luôn nghĩ đến cuộc sống của nhân dân, chăm lo đến cuộc sống của họ.
Đó là ước mơ vĩ đại. Có thể nói, dù triều đình có thể xua đuổi Nguyễn Trãi nhưng ông vẫn sống lạc quan yêu đời, mong sao cho ước vọng lí tưởng của mình được thực hiện để nhân dân có một cuộc sống ấm no.
Bài thơ này đã làm rõ nỗi niềm tâm sự của Nguyễn Trãi trong thời gian ở Côn Sơn với tấm lòng yêu nước thương dân vẫn ngày đêm “cuồn cuộn nước triều Đông”. Ông yêu thiên nhiên cây cỏ say đắm. Và có lẽ chính thiên nhiên đã cứu Nguyễn Trãi thoát khỏi những phút giây bi quan của cuộc đời mình. Dù sống với cuộc sống thiên nhiên nhưng Ức Trai vẫn canh cánh “một tấc lòng ưu ái cũ”. Nguyễn Trãi vẫn không quên lí tưởng nhân dân, lí tưởng nhân nghĩa, lí tưởng: mong cho thôn cùng xóm vắng không có một tiếng oán than, đau sầu.

Bình luận (0)
Kieu Anh
7 tháng 12 2018 lúc 0:14

“Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi là một bầu không gian lưu trữ tình đặc sắc. Nó phong phú về cảnh và tình mà bài số bốn mươi ba trong chùm “Bảo kính cảnh giới” chứa đựng những nét độc đáo, thấp thoáng niềm tâm sự của tác giả. Đó là bài thơ " Cảnh ngày hè " - một trong những bài thơ tiêu biểu của Nguyễn Trãi .

Bài thơ được sáng tác khi Nguyễn Trãi cáo quan về ở ẩn tại Côn Sơn ( Thiết Bạc - Hải Dương ) . Đây có thể nói là quãng thời gian nhàn dỗi nhất trong cuộc đời của một vị đại quan.
Mở đầu bài thơ có thể nói là những giây phút hiếm hoi trong cuộc đời của Nguyễn Trãi . Câu thơ mở đầu đã giới thiệu về hoàn cảnh sống và tâm trạng của nhà thơ trong những ngày cáo quan về ở ẩn tại Côn Sơn :
" Rồi hóng mát thưở ngày trường "
Hình thức câu thơ đặc biệt , chỉ có sáu tiếng ngắt nhịp 1/2/3 . Đây là một sự sáng tạo của Nguyễn Trãi trong thể thơ thất ngôn đường luật nhấn mạnh sự nhàn rỗi , đồng thời gợi lên tư thế ung dung , thanh nhàn của nhân vật trữ tình. Một ngày như thế có thể không nhiều trong cuộc đời của một vị đại quan. Ông vốn là một người thân nhàn mà tâm không nhàn. Tâm hồn Ức Trai lúc nào cũng rộng mở trước thiên nhiên, ông từng tự nhủ : " Non nước cùng ta đã có duyên" . Cái duyên ấy đã cho ra đời một bức tranh lộng lẫy về thiên nhiên trong ngày hè. Tác giả ngồi hóng mát trong cảnh " ngày trường ". Đây là một cảm giác về thời gian của một người sống trong cảnh nhàn rỗi , thấy ngày dường như dài ra. Với Nguyễn Trãi - một vị đại quan , 1 con người luôn bận rộn thì cảm giác đó sẽ càng rõ hơn. Đặt trong hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ khi đất nước đang gặp nhiều khó khăn mà một vị đại quan " ưu thời vẫn thế " như Nguyễn Trãi lại rơi vào tình cảnh rỗi rãi như thế chắc chắn có nhiều uẩn khúc. Từ quan để về ở ẩn, phải đành “hóng mát” cả ngày trường để vơi đi một tâm sự, một gánh nặng đang đè lên vai mình. Cả câu thơ thấp thoáng một tâm sự thầm kín, không còn là sự nhẹ nhàng thanh thản nữa.

Về với thiên nhiên, ông lại có cơ hội gần gũi với thiên nhiên hơn. Ông vui thú, say mê với vẻ đẹp của thiên nhiên.
" Hòe lục đùn đùn tán lợp giương

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”

Khi hòa mình vào thiên nhiên ở nơi thôn dã , xa lánh trốn quan trường , mọi buồn phiền đều tan biến . Bằng những cảm nhận tinh thế , Nguyễn Trãi đã vẽ nên một bức tranh ngày hè rực rỡ , tràn đầy sức sống . Có thể thấy đây là bức tranh thiên nhiên rực rỡ sắc màu . Đây là những hình ảnh thiên nhiên rất đặc trưng của ngày hè : hòe , thạch lựu , hồng liên. Hình ảnh cây hòe với những tán lá xòe rộng làm nền cho bức tranh với màu xanh bạt ngàn của lá. Trên nền xanh đậm của những cánh tán lá hòe là màu đỏ rực rỡ đem lại vẻ đẹp tươi sáng cho bức tranh ngày hè. Nguyễn Trãi rất tinh tế trong việc phối hợp màu trong bức tranh. Tác giả đem chất họa vào trong thơ khiến cho từng đường nét , màu sắc phải nổi lên thành hình , thành khối. Nét độc đáo của đoạn thowncofn thể hiện ở việc tác giả sử dụng những động từ mạnh như : đùn đùn , giương , phun , tiễn . Ở đây Nguyễn Trãi đề cao ý thức sử dụng từ ngữ tiếng việt. Những từ cổ đậm chất sống lại mang giá trị biểu đạt cao như : đùn đùn , tiễn. Những tán lá hòe đua nhau xòe rộng vươn lên cao nhờ sức sống nội tại mãnh liệt trào lên cành, lên lá. Từ láy " đùn đùn " diễn tả rõ nét sức sống kì diệu ấy. Nhà thơ rất tinh tế và tài hoa khi lựa chọn từ ngữ để miêu tả chính xác những gì mình đang nhìn thấy, cảm thấy ở sự vật. Nói về sự phát triển mạnh mẽ của cây thạch lựu, tác giả chọn động từ " phun " . Động từ này thường để diễn tả một áp suất mạnh như nước nhưng Nguyễn Trãi lại đưa vào thơ mình để chỉ hoa nở tạo một ma lực cho ngôn từ. Hình ảnh thơ dưới ngòi bút của Nguyễn Trãi dường như đang cựu quậy, trỗi dậy sức sống mãnh liệt từ bên trong. Sức sống trong cây thạch lựu phun trào kết thành hững chùm hoa đỏ như những bó hoa lửu lộng lẫy , nồng nàn. Từ " phun" kết hợp với từ " thức " thiên về diễn tả trạng thái tinh thần của sự vật. Câu thơ của Nguyễn Trãi không chỉ gợi dáng vẻ lung linh rạng rỡ mà còn gợi sức sống tràn trề , mãnh liệt của cây, hoa. Cây đang ở thời khắc viên mãn nhất , cường tráng nhất . Nhìn vào hình ảnh thơ và sự quan sát tinh tế của tác giả , chúng ta có thể đoán thời gian miêu tả cảnh ngày hè có lẽ là tiết chính hạ, khi sự vật đang căn tràn nhựa sống, đang cháy hết mình, dâng cho đời những gì tinh túy nhất. Hình ảnh thơ không mới nhưng cách cảm nhận của Nguyễn Trãi rất độc đáo và mới mẻ, nói về hoa lựu Nguyễn Du viết :

" Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông "
Những câu thơ của N.Du nghiêng về miêu tả sắc đỏ của hoa , còn thơ của Nguyễn Trãi lại tập trung miêu tả sức sống của cảnh vật khiến cho bức tranh càng trở nên sinh động hơn.
Cảnh ngày hè càng thêm cuốn hút hơn khi điểm vào đó hương thơm ngày ngạt của hoa sen toát lên vẻ thanh khiết, dịu nhẹ, xua đi cái nóng oi ả của ngày hè. Hoa sen cũng đang ở độ viên mãn nhất, tỏa ngát hương thơm. Chữ " đã " được đặt giữa câu thơ vừa thể hiện sự chuyển biến mau lẹ của tọa vật , vừa cho thấy sự ngỡ ngàng của nhân vật trữ tình. Một thoáng reo vui khi thấy sen hồng nở rộ , một thoáng bùi ngùi kho thời gian trôi nhanh. Nhà thơ đã đặt cả hồn mình vào thiên nhiên , thức nhọn giác quan để cảm nhận thiên nhiên nên mới có được những vần thơ ấy. Cách ngắt nhịp linh hoạt của đoạn thơ cũng tạo ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người đọc về những ngày hè tươi đẹp, sâu đậm ,linh hoạt. Nguyễn Trãi làm thơ khi tuổi đã xế chiều , bất mãn với trốn quan trường nên về quê ở ẩn song vẫn có được cái nhìn tươi vui , lạc quan ấy. Thật đáng quý . Niềm vui ấy càng được thể hiện rõ nét hơn qua bức tranh cuộc sống ngày hè :

“Lao xao chợ cá làng ngư phủ

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”.

Cuộc sống nơi thôn dã được gợi lên qua hình ảnh quen thuộc : chợ cá làng Ngư Phủ , tiếng ve , lầu tịch dương. Với những âm thanh tươi vui , rộn rã và việc đảo hai từ láy tượng thanh lên đầu câu đã làm cho bưc tranh ngày hè thêm sôi động nhưng vẫn giữ được vẻ yên bình vốn có của đời sống thôn quê. Tiếng " lao xao " nơi chợ cá của làng ngư phủ trong một buổi chiều thật ấm áp, điều đó cho thấy cuộc sống của con người nơi đây đã đầy đủ, nhộn nhịp. Tiếng ve là nét đặc trưng của mùa hè vang lên inh ỏi nhưng không chói gắt bởi cách so sánh tài tình " tiếng ve như tiếng đàn " . Những chú ve đang tấu lên những nốt nhạc , khúc hát hân hoan mừng cuộc sống ấm no , hạnh phúc của nhân dân. Tâm hồn nhà thơ đang tràn ngập một niềm vui. Chỉ khi được thả hồn với thiên nhiên , được nghe " tiếng đời lăn náo nức " thì Nguyễn Trãi mới thấy lòng mình thanh thản, hân hoan đến thế. Việc sử dụng hai cụm từ Hán Việt : " Làng ngư phủ " và " lầu tịch dương " khiến cho bức tranh nhuốm màu cổ kính , nhờ đó vẻ thanh bình, yên ả của làng quê đươc tô đậm

Trước cảnh thiên nhiên cuộc sống sôi động, trong lòng nhà thơ bỗng rấy lên bao cảm xúc . Cảm xúc ấy được dồn nén trong 2 câu thơ kết:
“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng

Dân giàu đủ khắp đòi phương".

Chúng ta có thể thấy lại một lần nữa Nguyễn Trãi nhắc đến tiếng đàn nhưng không phải là nói về âm thanh quen thuộc mà là tiếng đàn mơ ước và khát vọng. Ức Trai ao ước có được cây dàn của vua Thuấn để đàn một khúc nam phong- mong cho gió thuận để dân làm được nhiều của cải . Câu thơ nhắc đến điển tích Ngu Cầm , là tiếng đàn của Ngu Thuấn, l triều đại lí tưởng của TQ . Xã hội thanh bình , nhân dân ấm no , hạnh phúc đã thể hiện khát vọng của N. Trãi về một cuộc sống thái bình , ấm no cho nhân dân. Khát vọng đo được thể hiện đậm nét qua câu thơ cuối bài . Đây là một câu thơ đặc biệt chỉ có 6 tiếng trong thể thơ đường luật với cách ngắt nhịp 3/3 trái lệ thường tạo nên sự dồn nén cảm xúc của cả bài thơ . Khát vọng hòa bình , hạnh phúc cho nhân dân là khát vojnng suốt cuộc đời của vị đại quan này , chưa bao giờ con người vĩ đại ấy hết lo cho dân , cho đất nước cho dù bây giờ ông đang cáo quan về ở ẩn :
" Bui một tấm lòng chung lẫn hiếu

Mặt trăng khuyết , nhuộm trăng đen "

Chữ " hiếu " N.Trãi nhắc tới trong thơ của mình không chỉ là hiếu với vua mà là hiếu với dân. Đó là tư tưởng thân dân tiến bộ theo quan điểm của N. Trãi. Ông luôn lấy dân làm gốc , coi trọng dân. Trong đại cáo bình ngô , ông từng viết :

" Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo "
Tư tưởng này không mới . Đó là sự tiếp nối quan điểm của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn : " Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ làm gốc ". Tư tưởng ấy thể hiện một nhân cách lớn - nhân cách cao đẹp .

Bài thơ này đã làm rõ nỗi niềm tâm sự của Nguyễn Trãi trong thời gian ở Côn Sơn với tấm lòng yêu nước thương dân vẫn ngày đêm “cuồn cuộn nước triều Đông”. Ông yêu thiên nhiên cây cỏ say đắm. Và có lẽ chính thiên nhiên đã cứu Nguyễn Trãi thoát khỏi những phút giây bi quan của cuộc đời mình. Dù sống với cuộc sống thiên nhiên nhưng Ức Trai vẫn canh cánh “một tấc lòng ưu ái cũ”. Nguyễn Trãi vẫn không quên lí tưởng nhân dân, lí tưởng nhân nghĩa, lí tưởng mong cho thôn cùng xóm vắng không có một tiếng oán than, đau sầu.


Bình luận (0)
Ann Đinh
7 tháng 12 2018 lúc 21:24

"Rồi hóng mát thuở ngày trường

Hòe lục đùn đùn tán rợp giương

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương

Lao xao chợ cá làng Ngư phủ

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương"

Tác giả đã đón nhận cảnh ngày hè trong tư thế ung dung, thoải mái khi ở ẩn, lúc nhà vua không còn trọng dụng tới nữa. Bức tranh cảnh ngày hè được tác giả vẽ lên thật rực rỡ và tươi đẹp với nhiều màu sắc. Đó là màu xanh của cây hòe, màu đỏ của hoa lựu, màu hồng của hoa sen, màu vàng lung linh của ánh nắng chiều. Tất cả hòa quyện lại với nhau. Tạo nên cảnh vật đặc trưng của mùa hè. Không chỉ cảm nhận bằng thị giác, tác giả còn cảm nhận cảnh vật bằng thính giác và khướu giác. Ông thấy mùi hương của ao sen, thấy âm thanh "lao xao" của làng chài, "dắng dỏi" của tiếng ve. Bức tranh cảnh ngày hè đã trở nên sinh động hơn, đặc sắc hơn với âm thanh và mùi vị. Mặc dù khung cảnh mà tác giả miêu tả là cuối ngày, khi mặt trời lặn nhưng mọi vật vẫn tràn đầy sức sống với những từ ngữ "đùn đùn", "giương", "phun", "tiễn", "lao xao", "dắng dỏi". Những từ ngữ đó cũng góp phần thể hiện những điều trong lòng tác giả - ước mong được cống hiến cho nhân dân, cho đất nước. Nhiệt huyết đó như muốn phun ra, trào ra và lan tỏa đi khắp nơi. Trong sáu câu thơ này, tác giả đã thay đổi, không đi theo tính quy phạm của văn học phong kiến nữa. Ông miêu tả cảnh ngày hè với những sự vật vô cùng gần gũi với cuộc sống hằng ngày.

Hai câu cuối của bài thơ đã được tác giả gửi gắm trọn vẹn tâm tư và suy nghĩ:

"Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng

Dân giàu đủ khắp đòi phương"

Tuy tác giả đón nhận cảnh ngày hè với tư thế ung dung trong một ngày nhàn rỗi nhưng ông vẫn luôn suy nghĩ, lo lắng cho nhân dân, cho đất nước. Cảm nhận cảnh ngày hè nhưng tác giả vẫn quan tâm tới cuộc sống của nhân dân. Thế nên ông nghe thấy âm thanh tấp nập, lao xao của làng chài. Ông quan tâm tới nhân dân, lo cho dân cho nước. Chính vì vậy, ông ước mong mình có cây đàn của vua Ngu Thuấn. Với cây đàn đó, Nguyễn Trãi có thể mang tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân và đất nước.

Bài thơ "Cảnh ngày hè" được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật có chen hai câu thơ lục ngôn. Tuy vậy, nhà thơ lại không tuân theo bố cục: Đề - Thực - Luận - Kết của thể thơ Đường luật. Chính vì thế, bài thơ mang nét đặc sắc riêng của một nhà thơ kiệt xuất của dân tộc Việt Nam. Không chỉ thế, bài thơ còn có hình ảnh hoa lựu khiến ta liên tưởng tới hai câu thơ của Nguyễn Du:

"Đầu tường hoa lựu lập lòe đơm bông"

Câu thơ của Nguyễn Du mang đậm chất tạo hình nhưng câu thơ của Nguyễn Trãi lại thể hiện được cá tính về nhiệt huyết của mình. Điều đó cho thấy rõ hơn tài năng của Nguyễn Trãi về thơ văn.

Bài thơ "Cảnh ngày hè" đặc sắc về cả nội dung và nghệ thuật. Qua đó, ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi. Ông là người yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước. Nhưng trên hết, ông là một người vừa có tài, vừa có tâm bởi ông luôn lo lắng cho nhân dân, cho đất nước. Ông muốn cống hiến nhiệt huyết của mình để nhân dân hạnh phúc, ấm no, đất nước giàu mạnh. Tư tưởng của Nguyễn Trãi như một bài học gửi gắm cho thế hệ trẻ về lòng yêu nước, ước mong cống hiến cho đất nước.

Bình luận (0)