Một vật chịu tác dụng đồng thời của hai lực có độ lớn 8N và 6N. Xác định độ lớn của lực tổng hợp tác dụng lên vật trong các trường hợp:
a. Hai lực cùng hướng
b. Hai lực ngược hướng
c. Hai lực vuông góc
Một vật chịu tác dụng của một lực F không đổi có độ lớn 5 N, phương của lực hợp với phương chuyển động một góc 60°. Biết rằng trong thời gian 4 giây vật đi được quãng đường là 6 m. Công suất trung bình của lực F trong thời gian trên bằng
A. 3,75 W
B. 7,5 W
C. 30W
D. 15 W
Một vật khối lượng 10 kg đang đứng yên chịu tác dụng một lực 5 N theo phương ngang. Xác định : Công suất tức thời của lực tại giây thứ tư. Cho biết công suất tức thời tính theo công thức : P = Fv, với F là lực tác dụng và v là vận tốc tức thời của vật.
Một xe lăn chịu tác dụng của lực kéo 50N có phương ngang chuyển động được quãng đường 100m cùng với hướng lực tác dụng trong thời gian 2 phút. Tính công và công suất của lực kéo
Tác dụng lực không đổi 150N theo phương hợp với phương ngang góc 30 0 vào vật khối lượng m làm vật chuyển động được quãng đường 20m. Công của lực tác dụng có giá trị
A. 1500J
B. 2598J
C. 1732J
D. 5196,2J
Một xe lăn chịu tác dụng của lực F=100N có phương nằm ngang và chuyển động đc quãng đường 100cm ngược hướng của lực.Tính công của lực tác dụng nên xe trong quá trình dịch chuyển trên
Vật chuyển động thẳng trên đoạn đường AB chịu tác dụng của lực F 1 theo phương ngang và tăng tốc từ 0 lên 10m/s trong thời gian t. Trên đoạn đường BC vật chịu tác dụng lực F 2 theo phương ngang và tăng tốc đến 15m/s cũng trong thời gian t. Tỉ số = F 2 F 1 ?
A. 2
B. 1,5
C. 1
D. 0,5
Để xách một túi đựng thức ăn, một người tác dụng vào túi một lực bằng 40 N hướng lên trên. Hãy miêu tả "phản lực" (theo định luật III) bằng cách chỉ ra
a. Độ lớn của phản lực.
b. Hướng của phản lực.
c. Phản lực tác dụng lên vật nào?
d. Vật nào gây ra phản lực này?
Một lực tác dụng vào một vật trong khoảng thời gian 3 s làm vận tốc của nó tăng từ 0 đến 24 cm/s (lực cùng phương với chuyển động). Sau đó, tăng độ lớn của lực lên gấp đôi trong khoảng thời gian 2 s và giữ nguyên hướng của lực Vận tốc của vật tại thời điểm cuối bằng
A. 40 cm/s.
B. 56 cm/s.
C. 64 cm/s.
D. 72 cm/s.
Vật chịu tác dụng lực ngang F ngược chiều chuyển động thẳng trong 6s. Vận tốc giảm từ 8m/s còn 5m/s. Trong 10s tiếp theo lực tác dụng tăng gấp đôi về độ lớn còn hướng không đổi. Vận tốc của vật ở điểm cuối là:
A. v 2 = 2 m / s
B. v 2 = - 2 m / s
C. v 2 = - 5 m / s
D. v 2 = 5 m / s