Chương I- Cơ học

Nguyễn Thị Hồng Diễm

I. Trắc nghiệm khách quan: 18-3

Câu 1: Trong các hiện tượng sau đây hiện tượng nào KHÔNG do áp suất khí quyển gây ra.

A. Một cốc đựng đầy nước được đậy bằng miếng bìa khi lộn ngược cốc thì nước không chảy ra ngoài.

B. Con người có thể hít không khí vào phổi

C. Chúng ta khó rút chân ra khỏi bùn

D. Vật rơi từ trên cao xuống

Câu 2: Lực đẩy Acsimét phụ thuộc vào các yếu tố:

A. Trọng lượng riêng của vật và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

B. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của vật.

C. Trọng lượng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

D. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

Câu 3: Trong các câu sau, câu nào đúng?

A. Lực đẩy Ac si met cùng chiều với trọng lực.

B. Lực đẩy Ac si met tác dụng theo mọi phương vì chất lỏng gây áp suất theo mọi phương.

C. Lực đẩy Ac si met có điểm đặt ở vật.

D. Lực đẩy Ac si met luôn có độ lớn bằng trọng lượng của vật.

Câu 4: Công thức tính lực đẩy Acsimét là:

A. FA= D.V B. FA= Pvật C. FA= d.V D. FA= d.h

Câu 5: Có một vật nổi trên mặt một chất lỏng. Lực đẩy Ac-si-mét tác dụng lên vật được tính như thế nào?

A. Bằng trọng lượng riêng của chất lỏng nhân với thể tích của vật.

B. Bằng trọng lượng của phần vật nổi trên mặt chất lỏng.

C. Bằng trọng lượng của phần vật chìm trong chất lỏng.

D. Bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

Câu 6: Chọn câu trả lời sai Công suất có đơn vị là:

A. Oát (w) B. Kilôoát (kw) C. Kilôoát giờ (kwh) D. Mã lực.

Câu 7: Áp suất là :

A Lực tác dụng lên mặt bị ép. B. Lực tác dụng lên một đơn vị diện tích

C. Lực ép vuông góc với mặt bị ép. D. Độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.

Câu 8: Khi cầm một tảng đá ở trong nước ta thấy nhẹ hơn khi cầm nó trong không khí. Sở dĩ như vậy là vì:

A. khối lượng của tảng đá thay đổi B. khối lượng của nước thay đổi

C. có lực đẩy của nước D. có lực đẩy của tảng đá

Câu 9: Trong các ví dụ về vật đứng yên so với các vật mốc, ví dụ nào sau đây là sai?

A. Ôtô đỗ trong bến xe là đứng yên, vật mốc chọn là bến xe.

B. Các học sinh ngồi trong lớp là đứng yên so với học sinh đang đi trong sân trường.

C. So với hành khách ngồi trong toa tàu thì toa tàu là vật đứng yên.

D. Quyển sách nằm yên trên mặt bàn, vật mốc chọn là mặt bàn.

Câu 10: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào không có công cơ học?

A. Người lực sỹ đang nâng quả tạ từ thấp lên cao.

B. Người công nhân đang cố đẩy hòn đá nhưng hòn đá không di chuyển

C. Người công nhân đang đẩy xe goòng làm xe chuyển động.

D. Người công nhân đang dùng ròng rọc kéo vật nặng lên cao.

Câu 11: 20m/s = ... km/h:

A. 36km/h B.0,015 km/h C. 72 km/h D. 54 km/h

Câu 12: Bỏ đinh sắt vào một cái ly . Nếu rót thủy ngân vào ly thì hiện tượng gì sẽ xảy ra? Biết trọng lượng riêng của sắt là 78000N/m3, trọng lượng riêng của thủy ngân là 136 000 N/ m3.

A.Đinh sắt chìm dưới đáy ly.

B.Đinh sắt nổi lên.

C.Lúc đầu nổi lên sau lại chìm xuống.

D. Đinh sắt lơ lửng trong thủy ngân.

Câu 13: Móc 1 quả nặng vào lực kế ở ngoài không khí, lực kế chỉ 30N. Nhúng chìm quả nặng đó vào trong nước số chỉ của lực kế thay đổi như thế nào?

A.Tăng lên B. Giảm đi C. Không thay đổi D. Chỉ số 0.

Câu 14: Một vật ở trong nước chịu tác dụng của những lực nào?

A. Lực đẩy Acsimet B. Lực đẩy Acsimét và lực ma sát

C. Trọng lực D. Trọng lực và lực đẩy Acsimét

Câu 15: Công thức tính công cơ học

A: A= F + s B: A = C: A = D. A = F.s

II . Phần tự luận:

Câu 16. Người ta dùng một cần cẩu để nâng một thùng hàng khối lượng 2500kg lên độ cao 12m. Tính công thực hiện được trong trường hợp này.

Câu 17. Tính công suất của một người đi bộ, nếu trong 2 giờ người đó đi 10000 bước và mỗi bước cần một công là 40J.

------------ Hết ------------

tan nguyen
21 tháng 3 2020 lúc 14:54

câu 16

giải

công thực hiện trong trường hợp này là

\(A=F.S=P.t=2500.10.12=300000\left(J\right)\)

vậy.....

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
tan nguyen
21 tháng 3 2020 lúc 14:57

giải

đổi 2h=7200s

tổng số công mà người đó thực hiện khi đi được 10000 bước chân là

\(A=10000.40=400000\left(J\right)\)

công suất của người đi bộ là

\(P=\frac{A}{t}=\frac{400000}{7200}=\frac{500}{9}\)(W)

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Xạ Điêu
Xem chi tiết
hung
Xem chi tiết
QuangDũng..☂
Xem chi tiết
Khánh Nguyễn
Xem chi tiết
Trang Vũ Huyền
Xem chi tiết
Khánh Nguyễn
Xem chi tiết
Khánh Nguyễn
Xem chi tiết
Dương Hải Băng
Xem chi tiết
longhieu
Xem chi tiết