Hoàn cảnh ra đời:
- “Bài ca Côn Sơn” (Côn Sơn ca) có nhiều khả năng được sáng tác trong thời gian ông bị chèn ép, đành phải cáo quan về sống ở Côn Sơn
- Trong nguyên văn chữ Hán, bài thơ được viết theo thể thơ khác nhưng ở đây được dịch bằng thể thơ lục bát
Chúc bạn học tốt!
Tham khảo:
Bài thơ “Bài ca Côn Sơn” được tác giả Nguyễn Trãi sáng tác khi ông cáo quan về ở ẩn tại Côn Sơn (1437 – 1442).
Côn Sơn là tên một ngọn núi ở xã Chí Ngại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Trên núi Côn Sơn có động Thanh Hư, dưới núi có cầu Thấu Ngọc, tất cả đều là những thắng cảnh (theo sách Quảng Dư Chí). Vào thời nhà Trần, Trúc Lâm thiền sư đã dựng am ở đây, trạng nguyên Lý Đạo Tái sau khi từ chức cũng trở về nhập thiền và trụ trì chùa Ân Tứ ở núi này.
Ông ngoại của Nguyễn Trãi là quan Tư đồ, Trần Nguyên Đán cũng thường ngâm thơ, uống rượu ở núi Côn Sơn sau khi từ chức vì can gián Hồ Quý Ly chuyên quyền mà không được. Nguyễn Trãi cũng trở về đây sau khi cáo quan, cũng gần như ồn đã thừa hưởng cơ ngơi của ngoại tổ. Bài thơ “Bài ca Côn Sơn” được viết theo nguyên tác là chữ Hán, bản dịch là thể thơ lục bát.