Hòa tan hoàn toàn 11,6g hh A gồm Fe và Cu vào 87,5g HNO3 50,4% sau khi KL tan hết được ddX và V lít hh khí B( tỉ lệ mol 3:2 ) . Cho 800 ml dd KOH 1M vào dd X được tủa Y và dd Z. Lọc lấy Y rồi nung trong không khí đến khối lượng không đổi được 16g chất rắn. cô cạn dd Z được chất rắn T nung T đến khối lượng không đổi được 41,05g chất rắn
1. tính %m kim loại trong A 2 C% chất tan trong X 3. xác định các khios trong B và tính V
Các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
1) Chất rắn T chắc chắn phải có KNO3. KNO3 -----> KNO2 + 1/2O2
Nếu trong T không có KOH, vậy khối lượng chất rắn thu được sau khi nhiệt phân T là khối lượng của KNO2.
mKNO2 = 0,5. 85 = 42,5 > 41,05
Vậy trong T phải có KOH.
Điều này có nghĩa là trong dd Z đã không còn ion của hai kim loại Cu và Fe.
Gọi số mol Fe và Cu là x, y thì:
56x + 64y = 11,6
80x + 80y = 16 (khối lượng hai oxit)
=> x = 0,15
y = 0,05
2) Gọi số mol KNO3 và KOH dư là a, b thì:
a + b = 0,5 (bảo toàn nguyên tố K)
85a + 56b = 41,05 (khối lượng sau khi nhiệt phân)
=> a = 0,45 ( = nKOH phản ứng); b = 0,05
Nếu HNO3 dư, vậy thì Fe sẽ trở thành Fe3+. Vậy số mol KOH phản ứng > 0,15.3 = 0,45 mol => vô lí
Vậy HNO3 hết.
Gọi số mol Fe2+, Fe3+ trong dd X là c, d thì: c + d = 0,15 (bảo toàn Fe)
Fe2+ + 2OH- -----> Fe(OH)2 và Fe3+ + 3OH- -----> Fe(OH)3
2c + 3d = 0,45 - 0,05.2 ( =nKOH - nCu2+)
=> c = 0,1; d = 0,05
3) Giả sử trong B không có N2O. Bảo toàn N: n khí = nHNO3 - nKNO3 = 0,25 mol
mà tỉ lệ mol hai khí là 3:2 => số mol mỗi khí là 0,15 và 0,1 mol
Số mol electron mà hai kim loại nhường = nKOH phản ứng = 0,45 mol
Vậy: 0,15.n + 0,1.m = 0,45
=> n = 1, m = 3 là phù hợp
=> B gồm NO2 và NO