Hình ảnh ông đồ già trong bài thơ gắn bó với vật dụng :
A. Chiếc cày, con trâu, tẩu thuốc. B. Nghiên bút, mực tàu, giấy đỏ, bức liễn.
C. Bàn ghế, giáo án, học sinh. D. Chiếc gậy, quẻ xâm, vật dụng bói toán.
3. Hình ảnh ông đồ gắn liền với thời điểm “mỗi năm hoa đào nở”, điều đó có ý nghĩa như thế nào?
4. Trong bài thơ, nhân vật trữ tình được gọi theo những cách khác nhau: ông đồ già, ông đồ, ông đồ xưa. Hãy phân tích cách gọi như vậy?
5. “Niềm hoài cổ” là một trong những thi cảm chính trong bài thơ “Ông đồ”. Kể tên một một văn bản cũng nói về thi cảm này (chỉ rõ tên tác giả) và chỉ rõ “niềm hoài cổ” ở đây là gì?
6. Viết đoạn văn theo phép diễn dịch khoảng 8 câu trình bày cảm nhận của em về hình ảnh ông đồ trong hai khổ thơ đầu của bài thơ. Trong đoạn có sử dụng một câu cầu khiến. (Gạch chân và chỉ rõ).
Bài 1: Hai câu thơ, văn sau đây chỉ ra thuộc phép tu từ nào?
- Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu.
- Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa rộng cày.
Bài 2: Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo của những câu thơ sau:
a, Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ
( Hồ Chí Minh, Ngắm trăng)
b, Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng
( Nguyễn Khoa Điềm, Khúc hát ru những em bé lớn lên trên lưng mẹ )
Câu 28. Hình ảnh nào được lặp lại ở khổ thơ đầu và cuối bài thơ “Ông đồ”:
A. Giấy đỏ
B. Mực
C. Hoa đào
D. Người thuê viết
Câu 29. Bài thơ “Ông đồ” sáng tác năm nào?
A. 1935
B. 1936
C. 1937
D. 1938
Câu 30. Bài thơ “Ông đồ ” sử dụng phương thức biểu đạt chính là:
A. Tự sự B. Miêu tả
C. Biểu cảm D. Thuyết minh
Câu 31. Dấu hiệu nhân biết câu nghi vấn:
A. Có từ "hay" để nối các vế có quan hệ lựa chọn.
B. Có các từ nghi vấn.
C. Khi viết ở cuối câu có dấu chấm hỏi.
D. Một trong các dấu hiệu trên đều đúng.
Câu 32. Trong các câu nghi vấn sau, câu nào không có mục đích hỏi?
A. Bố đi làm chưa ạ?
B. Trời ơi! Sao tôi khổ thế này?
C. Bao giờ bạn được nghỉ tết?
D. Ai bị điểm kém trong buổi học này?
Câu 33. Đoạn văn sau có mấy câu nghi vấn?
“Văn là gì? Văn là vẻ đẹp. Chương là gì? Chương là vẻ sáng. Nhời (lời) của người ta rực rỡ bóng bẩy, tựa như có vẻ đẹp, vẻ sáng, cho nên gọi là văn chương.”
A. 2 câu
B. 3 câu
C. 4 câu
D. 5 câu
Câu 34. Câu nghi vấn trong đoạn văn dưới đây dùng để làm gì?
“Một người hàng ngày chỉ cặm cụi lo lắng vì mình, thế mà khi xem truyện hay ngâm thơ có thể vui, buồn, mừng, giận cùng những người ở đâu đâu, vì những chuyện ở đâu đâu, há chẳng phải là chứng cớ cho cái mãnh lực lạ lùng của văn chương hay sao?”
A. Hỏi
B. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc
C. Đe dọa
D. Khẳng định
Câu 35. Câu nghi vấn dưới đây được dùng để làm gì ? Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng ? (Nam Cao, Lão Hạc)
A. Phủ định
B. Đe doạ
C. Hỏi
D. Biểu lộ tình cảm, cảm xúc
Câu 36. Các chức năng tiêu biểu của câu cầu khiến là gì?
A. Dùng để ra lệnh hoặc sai khiến
B. Dùng để yêu cầu hoặc đề nghị
C. Dùng để van xin hoặc khuyên bảo
D. Một trong các chức năng trên
Câu 37. Câu cầu khiến: " Đừng hút thuốc nữa nhé! " dùng để:
A. Khuyên bảo
B. Ra lệnh
C. Yêu cầu
D. Yêu cầu, ra lệnh
Câu 38. Chọn từ cầu khiến vào chỗ trống trong câu sau:
“Nay chúng ta ….. làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không”
A. Nên
B. Đừng
C. Không
D. Hãy
Câu 39. Hình thức nào để nhận diện câu cầu khiến trong những câu sau?
“Đang ngồi viết thư, tôi bỗng nghe tiếng ai đó vọng vào:
- Mở cửa!”
A. Từ cầu khiến
B. Ngữ điệu cầu khiến
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
Câu 40.Trong những câu nghi vấn sau, câu nào dùng để cầu khiến?
A. Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không? (Ngô Tất Tố)
B. Người thuê viết nay đâu? (Vũ Đình Liên)
C. Nhưng lại đằng này đã, về làm gì vội? (Nam Cao)
D. Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không? (Tô Hoài)
Mỗi năm Hoa đao nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm Tắc ngợi khen tài:
"Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay"
Câu 1: Nêu hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ của bài thơ"Ông đồ"
Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong 2 câu thơ:
"Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay"
Câu 3: Hình ảnh"hoa đào" và "ông đồ" cũng được nhắc đến trong một khổ thơ khác của bài.Hãy ghi lại chính xác khổ thơ đó và nêu ngắn gọn nội dung của khổ thơ.
Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu...
(Ông đồ – Vũ Đình Liên, Ngữ Văn 8, Tập 2)
a. Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ.
b. Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó.
Chỉ ra và phân tích hiệu quả của BP Nghệ thuật được sử dụng trong 2 câu thơ sau:
" Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu"
<Ngữ Văn 8-tập 2 Tác phẩm ông đồ>
Phân tích cái hay của hai câu thơ sau:
“Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu”
(Ông đồ – Vũ Đình Liên)
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu
Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài giòi mưa bụi bay
Viết 1 đoạn văn từ 12-15 câu theo cách quy nạp trình bày suy nghĩ của em về hình ảnh trong khổ thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng từ ngữ cảm thán (gạch chân dưới từ ngữ cảm thán ấy)