Văn bản ngữ văn 9

Nguyễn Kế Thùy Linh

Hello. Hiện tại mình muốn mở rộng vốn từ, khả năng cảm thụ văn học và đưa cảm xúc vào bài nghị luận 1 cách tốt nhất. Mình không biết cách diễn đạt hay cho lắm đâu, hoặc nếu diễn đạt thì mình cũng tự thấy rằng cách viết của mình hơi nhạt và nếu cố gắng thì 1 học sinh bình thường cũng có thể viết được như thế nhưng mình muốn thi chuyên văn. Hãy chia sẻ với mình bằng comment nhe

Nguyen
21 tháng 3 2019 lúc 19:19

Cứ cố gắng cảm nhận tác phẩm thật tốt vào, phải cảm nhận bằng cảm xúc thật lòng thì mới viết hay được, cứ đưa hết suy nghĩ của mình vào hoặc có thể thêm biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, so sánh, nhân hóa nữa cả nghị luận vào cho hay.

Bình luận (2)
Ngô Thùy Dung ^-^
21 tháng 3 2019 lúc 19:51

Thế thì bn nên đọc văn mẫu, sau đó thử làm 1 bài văn có phong cách viết riêng của mik. Còn nếu muốn mở rộng vốn từ bn chỉ có thể đọc hoặc là đi và tìm hiểu (dù là thời đại 4.0 nhưng mik vẫn thích những kinh nghiệm có đc từ việc trải nghiệm thực tế hơn! ) Bn cần tìm ra phong cách viết của bản thân kết hợp vs chút cảm xúc! Còn cảm xúc từ đâu ra? Để có đc cảm xúc bn cần hòa mik vs nhân vật, vs tính cách, vs tâm trạng lúc bấy giờ của họ! Nói chung để làm đc 1 bài văn hay bn cần có: "kiến thức" , "thông tin" và "cảm xúc"!

Bn mún thi chuyên Văn thì bản thân bn phải lỗ lực cố gắng!

Hãy đặt hết tâm huyết của bn vào bài văn, hãy làm cho bài văn ấy có "hồn"! Hồn ở đây ko mang ý nghĩa ma rợn mà nó làm 1 thứ vô chi vô giác như biết vui biết buồn! Hãy cố gắng nhé, đừng dựa vào bất cứ ai, đừng cho phép bản thân gục ngã, hãy tự tin và bước đi!

Bình luận (0)
Trần Phan Thanh Thảo
21 tháng 3 2019 lúc 22:30

Mình chỉ muốn khuyên bạn như thế này:

- Mỗi buổi tối trước khi đi ngủ bạn hãy dành ra một ít thời gian đọc 1,2 bài văn. Cứ đọc mãi một cuốn sách văn tham khảo cho tới khi nắm rõ ý chính của từng bài rồi hẳn sang sách khác. Mình đã thử cách này và rất thành công. (Nên nhớ chỉ đọc, chứ không học thuộc nhé)

- Thường xuyên sử dụng kiến thức thực tế. Cái này hơi khó, nhưng mình nghĩ bạn nên thực hiện một cuộc trải nghiệm trên sách, vở hoặc máy tính một vấn đề nào đó trong xã hội. Càng hiểu biết nhiều thì bài văn của mình sẽ được chặt chẽ hơn.

Đây là một số đóng góp của mình!!! Chúc bạn học tốt!! :)

Bình luận (0)
Mun Chăm Chỉ
21 tháng 3 2019 lúc 23:48

Mình cũng là một đứa chuyên văn, nhưng không hẳn là đọc nhiều sách sẽ làm được văn hay, vì đó là một chuyện khác. Thông thường, chỗ mình nếu muốn được giải hsg, hay muốn chứng minh thực lực thì thường là các giáo viên sẽ kì vọng vào khả năng trúng đề nhiều hơn là dựa vào năng lực của học sinh. Nếu về phần cảm thụ, mình chia sẻ một ít về kinh nghiệm của mình ( Mình mạnh về phần đó ).

Đầu tiên, khả năng cảm thụ có thật sự hay hay không thì phần nhiều nó sẽ dựa vào tố chất có sẵn để định đoạt, văn mà. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng, không có tố chất thì không thể làm hay được. Tương tự với bạn, lúc đầu mình cũng rất chập chững khi bước vào làm quen với thơ cảm thụ. Nhưng, có lẽ sau hơn 3 năm ngồi trên ghế nhà trường, với riêng môn văn thì một học sinh lớp chín chuyện đó cũng chẳng có gì khó khăn mấy. Mình chỉ mới là học sinh lớp 7, nhưng nói thật ra thì, khả năng cảm thụ của một học sinh giỏi lớp 7 nếu so với một học sinh bình thường lớp 9 thì thật sự ngang ngửa với nhau, tức là trong quá trình đó các bạn hoàn toàn được tiếp thu các cách cảm nhận tương đối cơ bản và hoàn thiện, không đến nỗi khó khăn về cách làm và phần diễn đạt mấy. Vậy, vấn đề cốt yếu ở đây chính là cách hành văn và giọng văn để quyết định, liệu bạn có viết hay hay không. Nếu bạn cảm thấy quá khó khăn về phần diễn đạt thì cũng không sao, bạn chỉ cần làm theo cấu trúc 3 phần, phân tích phổ biến nhất là theo từng cặp thơ ( hai câu một ), dĩ nhiên là không phải trong hoàn cảnh nào cũng thế, nhưng đó là cách cơ bản nhất và phổ biến nhất. Còn về cách viết riêng của bạn, thì quan trọng là bạn xác định được rõ nội dung hay chủ đề của bài viết, đó là cái cốt yếu đóng phần quan trọng trong việc triển khai ý của bạn. Bởi vì, nếu thật sự nắm được nội dung chính thì bạn mới có thể làm chủ được hoàn toàn bài viết của mình, từ đó triển khai và bám vào ý của bài để viết. Chủ đề nhiều nhất được bàn đến trong việc cảm thụ có lẽ là thơ, bởi vì thơ thường nhiều đặc điểm trữ tình, biện pháp nghệ thuật. Điều đầu tiên nhất thiết bạn phải đánh được vào hai yếu tố chính : Nội dung và nghệ thuật. Ngôn từ của bạn có thể không được phong phú lắm ( ngôn từ thường đóng vai trò lớn trong việc xác định tính mượt mà của bài viết ) nhưng bạn hoàn toàn có thể tìm được những từ tương đồng với ngôn ngữ họ dùng, hay tập trung sử dụng những từ ngữ có tác dụng xoay quanh hoặc miêu tả nội dung, chủ đề của bài thơ. Như vậy, bài viết của bạn sẽ mang tính giàu cảm xúc hơn rất nhiều. Mình thường sử dụng những cách đó, thực sự nó đem lại một hiệu quả lớn rất nhiều (thường trong những kì thi mình đạt gần như tuyệt đối điểm cảm thụ). Bạn có thể lấy những lời thơ tương đồng, càng sát đề càng tốt, để làm nổi bật nội dung, càng xoáy sâu càng tốt vì đó chính là nút thắt làm cho bài viết sâu sắc hơn. Và, bạn có thể tham khảo một số tài liệu, nhưng đừng quá phụ thuộc vào sách vở nhiều quá, nó sẽ làm mất đi khả năng sáng tạo và tự lập của bản thân bạn. Ngoài ra, việc rèn luyện cho mình một vốn thơ phong phú cũng rất giúp ích cho bạn trong việc liên hệ đấy ! Vậy, ngoài những kĩ năng làm bài cơ bản thì trên đây là một trong số những yếu tố có thể giúp bài viết của bạn sâu sắc, mềm mại hơn nhé !

T.B : Một số ít những chia sẻ của một học sinh chuyên văn 7.

Bình luận (0)
Le Tran Bach Kha
22 tháng 3 2019 lúc 9:54

Mình thấy đầu tiên bạn nên nắm vững các khái niệm về đoạn văn, bài văn, các phép tu từ,... Rồi sau đó học cách viết đoạn (đoạn văn cần có câu chủ đoạn, câu chuyển ý,...); học cách viết 1 bài văn sao cho thật chặt chẽ, mạch lạc, liên kết. Từ đó bạn bắt đầu mở rộng vốn từ. Đọc 1 số tác phẩm để xem xem bạn có thấy được cảm xúc mà tác giả đưa vào tác phẩm đó hay không? Bạn hãy đọc thật nhiều tác phẩm để nhìn thấy được cách mà người ta đưa cảm xúc vào tác phẩm. Rồi thử làm 1 bài văn xem cách mình đưa cảm xúc vào bài văn của mình. Nhờ thầy cô hoặc những người có chuyên môn đọc thử. Nhờ họ cho ý kiến về bài viết của bạn, cách bạn đưa cảm xúc vào bài viết. Để cảm thụ văn học thì bạn cần hết sức là nhập tâm! Đọc 1 cách từ từ để thấu, để hiểu những gì mà tác giả muốn nói qua tác phẩm.

Chúc bạn học tốt :))

P/s : bài viết còn sơ khai, không biết có phù hợp với ý kiến của bạn và mọi người không :DD

Bình luận (0)
Linh Phương
22 tháng 3 2019 lúc 15:54

Văn là tâm hồn của người viết, học được văn là bản thân bạn phải có một chút năng khiếu ở trong mình. Văn không phải cứ chăm. cứ miệt mài viết thì sẽ tốt bởi dù kể cả bạn có viết tới 100 lần nhưng cái hồn văn nó không có thì bài đó cũng vứt :))

- Thứ nhất, nếu muốn mở rộng vốn từ nên đọc sách. Chọn lọc những câu nói, ý nghĩa hay mà mình thích. Lưu giữ nó lại làm tài liệu ( đọc không thừa, có thể hiện tại chưa cần nhưng nhất định 1 lúc nào đó sẽ cần :))) ) Chịu khó đọc báo. cập nhập những vấn đề nổi bật của xã hội đang diễn ra và là vấn đề nóng. Bây giờ thi người ta sẽ lấy những vấn đề nóng của xã hội đưa vào đề.....

- Thứ 2 diễn đạt hay phụ thuộc cái đầu người viết. Có biết sắp xếp ý logic hay không, ý tưởng và cái kiến thức sẵn có nó có rộng hay không. Nên đọc một số bài viết hoặc có thể làm xong nhờ một người có khả năng sửa từ ngữ, câu từ....

- Thứ 3 Chuyên văn rất khóc, như nói ở trên không phải ngày 1 ngày 2 có thể cố gắng được. Xác định vào chuyên văn là phải có kiến thức từ lớp 6, cái đam mê với nó. Cái hồn văn của những bạn có đam mê nó khác hoàn toàn mặc dù nó không giống nhau. Hãy thực sự, dành tình yêu cho môn học này thì văn của bạn mới không nhạt. Nhưng bên cạnh cái yêu đấy bắt buộc bạn phải am hiểu các dạng đề, cũng như là phương pháp để điều chỉnh cảm xúc của bản thân lúc viết.

Hãy lấy cảm xúc, lấy cái hồn ở chính cuộc sống thực tại này để viết, dùng ngôn ngữ của một học sinh văn ( cách viết riêng, đường đi sáng tạo...)

Dù gì, cũng chúc cậu có thể cải thiện được nhược điểm của bản thân. Hãy nhớ, văn là cảm xúc, là tâm hồn. Bạn thích là một chuyện, bạn yêu là 1 chuyện nhưng việc mà bạn chuyên tâm dành cho môn học đó lại là một chuyện khác. Cố lên nhé ! Chúc cậu thành công :)))

Bình luận (0)
Eren
22 tháng 3 2019 lúc 20:44

Không có khả năng trời ban thì cố, cố nữa, cố mãi cũng không thể giỏi được đâu. Dù cho có tâm huyết, có cố gắng đến mấy mà thiếu đi yếu tố ấy thì với cái thứ mà được gọi là vô cảm khi đọc xong một đoạn thơ hay truyện, với từ ngữ nhạt như nước lã không thể khiến bạn đi xa được đâu.

Từ bỏ đi!

Bình luận (5)
Ngô Thùy Dung ^-^
21 tháng 3 2019 lúc 19:52

em mới lớp 7 thui nhưng đấy là tất cả những j e biết!vui

Bình luận (8)
Nguyễn Phan Thu Hà
21 tháng 3 2019 lúc 21:37

hello, chị định thi chuyên văn ạ?

Bình luận (3)
Miinhhoa
22 tháng 3 2019 lúc 20:42

hỏi ké vs ak

cs ai biết

chức năng phản ánh của văn chương là gì không ak ??

Bình luận (2)
Nguyễn Linh
24 tháng 3 2019 lúc 21:17

Về phương pháp để cảm nhận, cảm thụ văn học thì mình chỉ có thể trả lời là nó KHÔNG CÓ PHƯƠNG PHÁP. Nhưng có con đường bạn ạ. Đó là học văn bằng cả trái tim. Nghe có vẻ mơ hồ nhưng đây là điểm chung lớn nhất của tất cả những người học giỏi văn. Chỉ khi dùng trái tim để cảm nhận xúc cảm của nhà thơ, đặt mình vào vị trí của nhân vật để thấu hiểu những bi kịch, nỗi đau cào xé của họ.
Mình không biết rõ bạn là người ra sao, tính cách như thế nào. Nhưng chị có thể khuyên thế này. Bạn nên đọc nhiều sách, có thể tham khảo những cuốn sách như tiểu thuyết của Nguyễn Nhật Ánh, cuốn Thi nhân Việt Na,…Khi thầy cô giảng văn, hãy chăm chú lắng nghe. Hãy thử đặt mình vào trong góc nhìn của nhà thơ, nhà văn và quan trọng hơn, hãy thử dùng trái tim mình cảm nhận những tình huống, những mâu thuẫn mà nhân vật trữ tình đang trải qua. Phải hòa mình vào, phải đồng điệu cảm xúc. Và sau đó, bạn hãy thử gạch ra những ý mà em cho là hợp tình hợp lí và đối chiếu lại với những gì thầy cô cho ghi chép. Đến một thời điểm nào đó, bạn sẽ thấy kì tích xuất hiện.
P/s:Hãy thả hồn mình, cho nó bay một cách mơ mộng vào giờ văn thử xem.

Bình luận (3)
nguyễn thùy trang
25 tháng 3 2019 lúc 21:28

chị cần đọc nhiều sách tham khảo , các bài văn mẫu . laapf dàn ý và viết nhiều hơn

Bình luận (0)
Mai Khôi Trần
30 tháng 3 2019 lúc 17:41

-theo mình nghĩ, bạn nên đọc sách. Không chỉ nâng cao hiểu biết, sách còn giúp ta hình thành ý tưởng cho 1 bài văn.

-Mỗi tối, bạn hãy dành thời gian cho 1-2 bài/ đoạn văn.

-Hãy đọc một vài bài văn mẫu trước những tiết tập làm văn. Đừng quá lạm dụng văn mẫu, hãy tự làm một bài văn theo cách riêng của bạn, sau đó nhờ 1 người giỏi văn đánh giá

- thư giãn trước khi viết 1 bài tập làm văn, điều này sẽ khiến bạn cảm thấy thoải mái, dễ tập trung hơn khi làm bài

- Thay vì lướt facebook hay làm gì đó tương tự, bạn hãy đọc sách, lên mạng tìm thông tin cho những bài văn

- Khi đọc 1 cuốn sách, tôi nghĩ bạn không nên bỏ lửng nó, hãy đọc hết nó trong 1 tuần

- việc chọn sách cũng rất quan trọng, hãy chọn những quyển sách tốt cho bạn: nội dung phù hợp, lời văn biểu cảm

TRÊN ĐÂY LÀ NHỮNG PHƯƠNG PHÁP MÌNH ĐÃ LÀM, BẠN NÊN LÀM THỬ VÀ BẠN SẼ THẤY NÓ HIỆU QUẢ+

Bình luận (0)
Nguyễn Kế Thùy Linh
30 tháng 5 2019 lúc 6:32

Cảm ơn những câu trả lời của các bạn dù đã 2 tháng trôi qua giờ mình mới vào lại hoc24 nhưng những câu trả lời của các bạn vẫn sẽ giúp ích cho mình rất nhiều vì vài ngày nữa mình cũng thi rồiii

Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
Ngoc Han 🥑
Xem chi tiết
Bùi Thị Minh Phương
Xem chi tiết
Châm Bảo
Xem chi tiết
Kaido Trung
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Huyền Anh
Xem chi tiết
Nghiêm Phương Linh
Xem chi tiết
Ngọc Phạm
Xem chi tiết
_san Moka
Xem chi tiết
Lê Quang Hiếu
Xem chi tiết