bt về nhà sau;một người thí nghiệm sau nếu ta bôi trơn sợi dây có thể dùng sợi dây đó cột vào thùng nước và thả thùng nước vào giếng có thể làm cho mang nó lên dễ dàng không tại sao?
Có một sợi dây đồng chất, tiết diện đều, khối lượng m, chiều dài l. Ban đầu, đầu của dây đang nằm tại ranh giới của hai nửa mặt bàn làm từ hai chất liệu khác nhau, độ nhám khác nhau. Tính công cần thực hiện để kéo dây đi trên mặt bàn và nằm hoàn toàn ở mặt bàn thứ hai. Trọng lượng của dây tỉ lệ với lực ma sát, hệ số ma sát của hai nửa mặt bàn là k1 và k2
Làm thí nghiệm và chỉ rõ đèn nào sáng trong hai trường hợp :
+ Đưa nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây.
+ Kéo nam châm từ trong ra ngoài cuộn dây.
Từ đó cho biết chiều của dòng điện cảm ứng trong hai trường hợp trên có gì khác nhau.
Câu 2 Phát biểu nào sau đây không đúng?
A,Động năng của vật càng lớn khi vật chuyển động càng nhanh.
B,Động năng của vật càng lớn khi khối lượng càng nhỏ.
C,Động năng của vật phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật.
D,Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng
Bài 1. Một lực sĩ cử tạ nâng quả tạ khối lượng 125 kg lên cao 70 cm trong thời gian 0,3 s. Trong trường hợp này lực sĩ đã hoạt động với công suất là bao nhiêu?
Bài 2. Một con ngựa kéo một chiếc xe đi đều với vận tốc 9 km/h lực kéo của ngựa là 200N .Tính công suất của ngựa?
Bài 3. Búa đập vào đinh làm đinh ngập sâu vào gỗ.Đinh ngập sâu vào gỗ là nhờ năng lượng nào? đó là dạng năng lượng gì?
Bài 4.
a) Muốn đồng hồ chạy, hằng ngày ta phải phải lên dây cót cho nó.Đồng hồ hoạt động suốt một ngày nhờ dạng năng lượng nào?
b) Sau một ngày đồng hồ hoạt động thì dạng năng lượng đó thay đổi như thế nào?nó đã chuyển hóa thành dạng năng lượng nào?
Câu 1: Một chiếc đồng hồ vận hành nhờ một lò xo xoắn. khi lò xo xoắn dãn hoàn toàn thì đồng hồ không hoạt động nữa, khi đó ta phải lên dây có đồng hồ.
a)Bộ phận nào của đồng hồ đã tích trữ năng lượng để duy trì chuyển động của các kim đồng hồ?
b)Năng lượng mà bộ phận trên tích trữ thuộc dạng nào của cơ năng?
Câu 2: Mỗi lần tim đập, tim thực hiện một công để đưa 60g máu di chuyển trong cơ thể lên độ cao trung bình là 40cm. Cho biết tim đập trung bình 72 lần mỗi phút. Tính công suất trung bình của tim khi hoạt động.
Bài 5: Cho bài toán cơ học như hình vẽ.
Thanh AB = 200cm có thể quay quanh bản lề A, thanh đồng chất tiết diện đều, khối lượng m = 1kg. Vật nặng treo ở B có khối lượng m1 = 4kg. Thanh được giữ cân bằng nằm ngang nhờ dây treo BC không dãn, khối lượng không đáng kể, góc α = 300. Tính lực căng dây T.
Một vật đặc, đồng chất có thể tích V=0,00016m3 và có trọng lượng trong không khí là P1=4N
A/ Treo vật vào lực kế,khi vật đứng yên thì lực kế chỉ bao nhiêu ?
B/ Thả vật chìm hoàn toàn trong dầu , giữ vật cân bằng nhưng không chạm vào đáy và thành bình . Hãy tính độ lớn lực đẩy Acsimet Fa tác dụng lên vật và chỉ số P2 của lực kế khi đó ? Cho trọng lượng riêng của dầu = 8000N/m3
BÀI TẬP VỀ CƠ NĂNG VÀ NHIỆT NĂNG Bài 7. Cho các vật sau đây :
a. Xe tải đang chạy trên đường b. Máy bay đang bay trên bầu trời c. Lò xo bị ép đặt ngay trên mặt đất d. Nước được ngăn trên đập cao. Hãy trả lời các câu hỏi sau đây :
- Vật nào chỉ có thế năng trọng trường? - Vật nào có thế năng đàn hồi? - Vật nào chỉ có động năng? - Vật nào vừa có thế năng trọng trường, vừa có động năng?
Bài 8. Hãy chỉ ra sự chuyển hóa các dạng của cơ năng trong các trường hợp sau :
a. Mũi tên được bắn đi từ chiếc cung b. Nước từ trên đập cao chảy xuống c. Ném một vật lên cao theo phương thẳng đứng d. Quả dừa rơi từ trên cây xuống đất
Bài 9. Mũi tên được bắn đi từ cái cung là nhờ năng lượng của cánh cung hay mũi tên ? Đó là năng lượng nào?
Bài 10. Búa đập vào đinh làm đinh ngập sâu vào gỗ. Đinh ngập sâu vào gỗ là nhờ năng lượng của vật nào? Đó là dạng năng lượng gì?
Bài 11. Muốn đồng hồ chạy, hàng ngày ta phải lên dây cót cho nó
* Đồng hồ được lên dây cót đang hoạt động tồn tại những dạng năng lượng nào?
* Đồng hồ hoạt động suốt một ngày là nhờ dạng năng lượng nào?
* Cho biết sự chuyển hóa các dạng của cơ năng khi đồng hồ dây cót đang hoạt động?
Bài 12
Hai vật đang rơi có khối lượng như nhau. Hỏi thế năng và động năng của chúng ở cùng một độ cao có như nhau không?
Bài 17.(ĐỀ 08-09) Nung nóng một miếng đồng rồi thả vào cốc nước lạnh. Hỏi
a. Nhiệt độ của miếng đồng và nước thay đổi như thế nào? b. Nhiệt năng của miếng đồng và nước thay đổi như thế nào? c. Đây là sự thực hiện công hay truyền nhiệt?
Bài 18. Xoa hai bàn tay vào nhau, ta thấy tay nóng lên. Hiện tượng trên đã có sự chuyển hóa năng lượng từ dạng nào sang dạng nào? Đây là sự thực hiện công hay truyền nhiệt?
Bài 19. Viên đạn đang bay trên cao có những dạng năng lượng nào mà em đã học?
Bài 20. Sự thay đổi nhiệt năng trong các trường hợp sau được thực hiện bằng cách nào?
a. Khi đun nước, nước nóng lên. b. Khi cưa, cả lưỡi cưa và gỗ đều nóng lên .
Bài 21. (ĐỀ 14-15) Nhiệt năng của một vật là gì? Gạo đang nấu trong nồi và gạo
đang xay xát đều nóng lên. Hỏi nhiệt năng của chúng thay đổi như thế nào? Chỉ rõ trường hợp nhiệt năng thay đổi do thực hiện công hay do truyền nhiệt.
Bài 22.(ĐỀ 09-10)
Bỏ vài hạt thuốc tím vào cốc nước thì sau một thời gian, thuốc tím loang ra làm cả ly nước có màu tím. Hiện tượng đó gọi là gì? Nếu cho các hạt thuốc tím vào ly nước nóng thì hiện tượng đó xảy ra nhanh hơn hay chậm đi ? Vì sao?