Hướng dẫn soạn bài Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn

Eren

Hãy nhận xét về nghệ thuật khắc họa nhân vật trong văn bản "Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn" (SGK Ngữ Văn 10 - Tập 2, trang 41)

Quốc Đạt
15 tháng 2 2019 lúc 12:56

Giới thiệu tác giả Ngô Sĩ Liên? “Đại Việt sử kí toàn thư” có đặc điểm gì?
Tác giả viết dựa trên cơ sở nào?
Tác phẩm có giá trị như thế nào?
Cho biết vị trí đoạn trích, bản kỉ, biên niên?
Đoạn 1:
Mở dầu đoạn trích tác giả nêu sự kiện gì?
Tại sao tác giả lại nêu sự kiện đó?
Sắp qua đời Hưng Đạo Vương căn dặn vua Trần điều gì?
Kế sách giữ nước thông thường như thế nào?
Tư tưởng “lấy dân làm gốc” có được lưu truyền đến đời sau không?
Qua kế sách giữ nước em có nhận xét gì về phẩm chất của Hưng Đạo Vương Quốc Tuấn?
Đoạn 2:
Thái độ và hành động của Trần Quốc Tuấn trước lời di huấn của cha?
Nỗi niềm này Trần Quốc Tuấn đã chia sẻ với những ai?
Trần Quốc Tuấn có thái độ như thế nào trước câu trả lời của hai gia nô? Em cho biết phẩm chất của Yết Kiêu và Dã Tượng?
Sau khi hỏi gia nô ông còn đem suy nghĩ của mình hỏi ai? Thu được kết quả gì?
Phương pháp giáo dục con của Quốc Tuấn?
Phẩm chất của Trần Quốc Tuấn được bộc lộ như thế nào?
Đoạn 3:
Sự kiện mở đầu đoạn văn là gì?
Cho biết những công lao, thành tích mà Trần Quốc Tuấn đã cống hiến cho đất nước

Tìm hiểu văn bản:
1. Bố cục:
“Từ đầu à… giữ nước vậy”: Kế sách giữ nước.
“Quốc Tuấn là…vào viếng”: Tấm lòng trung nghĩa của Trần Quốc Tuấn
Còn lại: Công lao, uy tín của Trần Quốc Tuấn.
2. Phẩm chất của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn:
a. Kế sách giữ nước:
“ Tháng 6, ngày 24, sao sa”à Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiênà điềm xấu.
Cách ghi chép theo trình tự thời gian.
Kế sách:
- Tùy thời mà có sách lược thích hợp.
- Toàn dân đoàn kết một lòng.
- Khoan thử sức dân.
Tư tưởng “Lấy dân làm gốc” – thượng sách giữ nước.
Trần Quốc Tuấn: yêu nước, thương dân, hết lòng lo kế sách giúp dân, giúp nước.

b. Tấm lòng trung nghĩa của Trần Quốc Tuấn:
- Trước lời di huấn của cha: “để trong lòng nhưng không cho là phải”à Mâu thuẫn Trung – Hiếu: Đặt Trung lên trên Hiếu.
- Hỏi mọi người:
+ Gia nô: Yết Kiêu, Dã Tượng: “ Chúng tôi...mà thôi”
Trần Quốc Tuấn: “Cảm phục…khen ngợi”
à Nhân cách cao thượng, trung nghĩa, cương trực, hết lòng vì chủ tướng và vì danh dự bản thân.
+ Hai con:
Hưng Vũ Vương: “Dẫu khác họ…một họ”:àNgầm cho là phải.
Hưng Nhượng Vươngà Rút gương kể tội.
à Giáo dục con cẩn thận, nghiêm khắc.

è Trần Quốc Tuấn: Có tư tưởng đúng đắn, cao cả; trung nghĩa với vua, với nước; thẳng thắn và nghiêm khắc trong giáo dục con cái.

c. Công lao, uy tín của ông:
- Hưng Đạo Vương mất và được thăng chức.
- Công lao:
+ Soạn: Binh gia điệu lý yếu lược, vạn kiếp tông bí truyền thư.
+ Phòng xa việc hậu sự: Hỏa táng, đựng vật tròn, san đất, mau mục..
+ Tiến cử người hiền tài: Yết Kiêu, Dã Tượng…
+ Ba lần chỉ huy quân chiến thắng quân Nhuyên – Mông.
- Uy tín:
+ Thái sư Thượng phụ Thượng Quốc công Hưng Đạo Đại Vương.
+ Có quyền phong tước: chưa phong cho aià Khiêm tốn, giản dị, giữ chọn đạo làm tôi.
Câu nói đầy dũng khí: “Bệ hạ…hãy hàng”
+ Kẻ thù không dám gọi tên.
- Trần quốc Tuấn được thần thánh hóa thành bất tử.
è Trần Quốc Tuấn: trung quân, ái quốc, mưu lược, đức độà tấm gương sáng về đạo làm người.

3. Nghệ thuật:
a. Nghệ thuật khắc họa nhân vật:
Đặt nhân vật trong nhiều mối quan hệ, tình huống thử thách: mâu thuãn Trung – Hiếuà Phẩm chất:
- Với nước: sẵn sàng quên thân.
- Với dân: quan tâm lo lắng.
- Với tướng sĩ dưới quyền: tận tâm dạy bảo, tiến cử người tài.
- Với con cái: nghiêm khắc giáo dục.
- Với bản thân: khiêm tốn, giữ đạo làm tôi.
è Khắc họa nhân vật lịch sử đậm nét, sống động.
b. Nghệ thuật kể chuyện: Mạch lạc, khúc chiết, mạch chuyện tiếp nối logic, sinh động hấp dẫn à Nổi bật chân dung nhân vật. Theo chiều thời gian, đan xen những nhận xét khéo léo, tạo hứng thú cho người đọc.

kết luận

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Trần Minh Ngọc
Xem chi tiết
Bich Hong
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết