Ôn tập âm nhạc 8

Nguyễn Phạm Ly Na

Hãy nêu cảm nhận của em sau khi nghe bài hát " Bóng cây kơ nia"?

Nhất trên đời
15 tháng 12 2020 lúc 18:19

Bài hát da diết tình cảm, nhiều cao trào tuy nhiên giai điệu trúc trắc và hơi khó nghe

Bình luận (0)
Phan Lưu Quyền
12 tháng 1 2021 lúc 20:16

Bài hát "Bóng cây kơ nia" là một tác phẩm có sức sống lâu bền trong đời sống âm nhạc của nhân dân ta. Nó là một ca khúc sâu lắng, trữ tình, lúc thì tha thiết nhớ nhung, lúc thì thôi thúc dồn dập, lúc thì lại vang vọng nhắn nhủ. Bài hát thác lời một người vợ ở Tây Nguyên nhớ chồng tập kết ra miền Bắc sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954. Qua đó diễn đạt chung tình cảm của những người ở lại miền Nam vọng về miền Bắc. 

Bình luận (0)
🍉 Ngọc Khánh 🍉
16 tháng 2 2021 lúc 18:09

hay, cs cảm xúc 

Bình luận (0)
Shalala
20 tháng 2 2022 lúc 14:26

Bài hát được viết năm 1971, thời kỳ nước ta bị chia cắt làm 2 miền, đồng bào Tây Nguyên đang chịu sự kìm kẹp áp bức của bọn Mỹ- ngụy.

Hình ảnh bà mẹ và cô gái ngày ngày lên rẫy ngày ngày nhìn thấy bóng cây Ko- nia lại nhớ đến người thân của mình đi xa, đã phản ánh tâm trạng của người miền Nam luôn hướng ra miền Bắc chờ đợi người thân của mình trở về.

Với chất liệu âm nhạc dân gian Tây Nguyên dựa trên lời thơ của Ngọc Anh tạo nên ca khúc trữ tình, sâu lắng lúc thì tha thiết nhớ nhung lúc thì lại thôi thúc dồn dập, lúc thì lại vang vọng nhắn nhủ làm rung động người nghe.

Bài hát Bóng cây Kơ- nia của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu là một bài hát được rất nhiều người yêu thích và có sức sống lâu bền trong đời sống âm nhạc.

Bài hát mang âm hưởng dân ca dân tộc Tây Nguyên, thuộc loại khó hát nhưng đã nhanh chóng được nhiều người yêu nhạc biết đến và yêu thích.Theo tác giả Triệu Xuân trong tác phẩm Thơ hay phổ Nhạc ( 7 tập. NXB Văn học. Tập 1 ấn hành năm 2005 ) thì nhà thơ Ngọc Anh tên thật là Nguyễn Ngọc Anh, sinh năm 1932 tại xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Tham gia kháng chiến chống Pháp từ năm 1957, chiến đấu liên tục nhiều năm ở Tây Nguyên. Từ năm 1950 là phóng viên mặt trận của báo Vệ Quốc Quân, rồi báo Quân Đội Nhân Dân Liên Khu 5. Sau năm 1954 là cán bộ nghiên cứu thuộc Ban Văn Sử Địa Trung ương, tiền thân của Viện Văn Học Việt Nam. Trong thời gian này, Ngọc Anh đã có một số công trình nghiên cứu có giá trị về văn học và văn hoá Tây Nguyên, đã tham gia trong việc dịch sang tiếng Việt một số trường ca Tây Nguyên nổi tiếng như Đam San, Xing Nhã … Nhiều bài thơ đặc sắc của Ngọc Anh cũng ra đời trong thời gian này, được phổ biến rộng rãi trong cả nước, đặc biệt được đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên hết sức yêu mến, coi như là “dân ca” của mình. Bóng cây Kơnia là một trong những bài thơ còn sống mãi đó.

Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
8A7_09_DƯƠNG ĐÔNG DƯƠNG...
Xem chi tiết
arthur
Xem chi tiết
Huyền Phan Khánh
Xem chi tiết
Mai anh Nguyen
Xem chi tiết
Tuan Lê
Xem chi tiết
nguyễn văn b
Xem chi tiết
trần văn hoàng
Xem chi tiết
Nguyễn Huy Hoàng
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Anh Thư
Xem chi tiết
Sa sa
Xem chi tiết