Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Bùi Thị Phương Anh

Hãy chỉ ra các phép tu từ được sử dụng trong bài thơ , phân tích tác dụng :

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim

Duyên
19 tháng 7 2019 lúc 8:37

"Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim"
- Biện pháp nghệ thuật sử dụng là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
- Cho thấy niềm vui sướng và hạnh phúc của tác giả khi được chiến đấu dưới ngọn cờ của Đảng
- “Mặt trời chân lí” là hình ảnh ẩn dụ ca ngợi lí tưởng Cách mạng, ca ngợi chủ nghĩa Cộng sản đã soi sáng tâm hồn, đã “chói qua tim”, đem lại ánh sáng cuộc đời như “bừng” lên trong “nắng hạ”.
-> Một cách nói rất mới, rất thơ về lí tưởng
=> Tố Hữu như muốn khẳng định rằng ánh sáng cách mạng chính là ánh sáng chân lý mà ông đã tìm thấy được, từ đó thức tỉnh lòng yêu nước trong lòng mỗi người dân Việt.
“Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim...”
- Biện pháp nghệ thuật sử dụng là so sánh ngang bằng
- “Hồn” người đã trở thành “vườn hoa”, như tấm lòng tác giả tựa như 1 vườn hoa lá hấp thụ ánh sáng mặt trời , có bao cỏ cây, chim muôn ca hát.
-> Đó chính là tâm trạng của nhà thơ trong giây phút giác ngộ lí tưởng cộng sản .
=> Khẳng định lí tưởng làm con người thêm yêu đời.

✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
18 tháng 7 2019 lúc 21:13

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa

Rất đậm hương và rộn tiếng chim.

Trả lời:

- Các biện pháp tu từ:

+ Vân đuôi: vần "im" (ở câu 2, 4); vần a (ở câu 1, 3)

+ Dùng các động từ mạnh: bừng, chói.

=> Tác dụng: Nhấn mạnh nội dung khổ thơ làm cho khổ thơ thêm cảm xúc, lắng đọng và dễ hiểu.


Các câu hỏi tương tự
Trần Nghiên Hy
Xem chi tiết
Nguyễn Khánh Linh
Xem chi tiết
Trần Thị Lương
Xem chi tiết
Trần Thị Thu Hiền
Xem chi tiết
Trần Thị Thu Hiền
Xem chi tiết
Lê Thị Bích Ngân
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hoài An
Xem chi tiết
Tỷ13874
Xem chi tiết
KiratoKamiki
Xem chi tiết