Tứ giác

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hà Lê Bảo Đan

giúp mình với

1.cho tam giác ABC cân tại A, đường cao BH, CK

a, chứng minh AH=CK

b. chứng minh BCHK là hình thang cân

2.cho tam giác ABC cân tại A, đường trung tuyến BE,CF

a.chứng minh tam giác AEF cân

b.chứng minh BCEF là hình thang cân

3.cho hình thang ABCD, có AB//CD

góc B- góc C = 24 độ

góc A = 1,5 lần góc D

Tính các góc của hình thang

( 6h30 ngày 28/6 mình nộp rùi )

Đức Hiếu
26 tháng 6 2017 lúc 7:32

Bài 1:

A B C H K

a, Sửa chứng minh: BH=CK

Xét tam giác BCH vuông tại H và tam giác CBK vuông tại K ta có:

BC:cạnh huyền chung; \(\widehat{BCH}=\widehat{CBK}\)(tam giác ABC cân tại A)

Do đó tam giác BCH= tam giác CBK (cạnh huyền - góc nhọn)

=> BH=CK(cặp cạnh tương ứng) (đpcm)

b, Ta có:

KH//BC(do có 1 cặp góc ở vị trí đồng vị bằng nhau do cùng bằng \(\dfrac{180^o-\widehat{A}}{2}\))

Mặt khác \(\widehat{ABC}=\widehat{ACB}\) (tam giác ABC cân)

=> Tứ giác BCEF là hình thang cân (theo định nghĩa hình thang cân)(đpcm)

Chúc bạn học tốt!!!

Aki Tsuki
26 tháng 6 2017 lúc 8:13

Bài 2:

A B C E F

a/ Có: AF = BF (gt do CF là trung tuyến)) ; AE = CE (gt do BE là trung tuyến)

mà AB = AC (gt) => AF = AE

=> \(\Delta AEF\) cân tại A (đpcm)

b/ Vì AF = BF => F là trung điểm của AB

tương tự ta có: E là trung điểm của AC

Từ đây ta có: EF là đường trung bình của \(\Delta ABC\)

=> EF // BC => BCEF là hình thang (1)

Lại có: \(\widehat{B}=\widehat{C}\) ( do tg ABC cân tại A) (2)

Từ (1) và (2) => BCEF là hình thang cân (đpcm)

Aki Tsuki
26 tháng 6 2017 lúc 8:26

Bài 3:

A B C D

Vì AB // CD (gt) => \(\widehat{B}+\widehat{C}=180^o\) (cặp góc trong cùng phía)

mặt \(\ne\widehat{B}-\widehat{C}=24^o\left(gt\right)\)

=> \(\widehat{B}=\dfrac{180^o+24^o}{2}=102^o\)

=> \(\widehat{C}=180^o-102^o=78^o\)

Ta có: \(\widehat{A}=\dfrac{3}{2}\widehat{D}\) (gt) (1)

Có: \(\widehat{A}+\widehat{D}=180^o\) (2)

Thay (1) vào (2) ta có: \(\dfrac{3}{2}\widehat{D}+\widehat{D}=180^o\)

=> \(\dfrac{5}{2}\widehat{D}=180^o\Rightarrow\widehat{D}=180^o:\dfrac{5}{2}=72^o\)

=> \(\widehat{A}=\dfrac{3}{2}\cdot72^o=108^o\)

Vậy \(\widehat{A}=108^o;\widehat{B}=102^o;\widehat{C}=78^o;\widehat{D}=72^o\)


Các câu hỏi tương tự
Thảo Lưu
Xem chi tiết
HELP ME
Xem chi tiết
Hùng Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Hoàng
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Hoàng
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Hoàng
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Hoàng
Xem chi tiết
phương thảo trần
Xem chi tiết
Cô Bé Đô Con
Xem chi tiết