1,-Bối cảnh:
+Khủng hoảng kinh tế ở nước Mĩ năm 1929.
+Nhiều ngân hàng, công ty bị phá sản
+Thất nghiệp nhiều
+Nhiều cuộc biểu tình, tuần hành nổ ra
-Nội dung chính sách kinh tế mới:
+Giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển của các ngành kinh tế - tài chính
+Ban hành nhiều đạo luật để phục hưng công nghiệp, nông nghiệp và ngân hàng với những quy định chặt chẽ, dưới sự kiểm soát sát sao của nha nước.
+Tăng cường vai trò của nhà nước trong việc cải tổ hệ thống ngân hàng, tổ chức lại sản xuất, cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm mới và ổn định lại tình hình xã hội
2,-Đầu năm 1917, nước Nga khủng hoảng trầm trọng về mọi mặt. Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Nga với Nga hoàng trở nên sâu sắc. Nhân dân Nga dưới sự lãnh đạo của Lênin và Đảng Bôn-sê-vích đã tiến hành CM tháng Hai lật đổ chính quyền phong kiến Nga hoàng. Tuy nhiên, sau CM tháng Hai, nước Nga tồn tại 2 chính quyền song song là Chính quyền của giai cấp tư sản - Chính phủ lâm thời và Chính quyền của giai cấp công nhân, nông dân, binh lính - Chính quyền Xô viết. Yêu cầu đặt ra là lật đổ Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản, đưa toàn bộ chính quyền về tay vô sản. CM tháng Mười nổ ra để giải quyết nhiệm vụ trên
-Liên hệ:
+Tới Việt Nam: Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra luận cương cứu nước và sẽ trở về nước để giúp Việt Nam thoát khỏi ách nô lệ
+Tới thế giới: là ngọn cờ đi đầu, thúc đẩy mạnh mẽ phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản trên toàn thế giới.
3,
- Tháng 10 - 1929, cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổ trong thế giới tư bản. Đây là cuộc khủng hoảng trầm trọng, kéo dài, có sức tàn phá chưa từng thấy đã đẩy lùi mức sản xuất hàng chục năm, hàng chục triệu công nhân thất nghiệp, hàng trăm triệu người rơi vào tình trạng đói khổ.
- Để thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng:
+ Một số nước tư bản như Anh, Pháp, Mĩ tiến hành những cải cách kinh tế, xã hội,...
+ Một số nước khác như Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản đã tiến hành phát xít hóa chế độ thống trị và phát động chiến tranh để phân chia lại thế giới