Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
ho hong bang

giúp em bài viết số 5 đi ạ

đề ở sgk văn lớp 7

Linh Nguyễn
6 tháng 3 2017 lúc 19:19

BẢO VỆ RỪNG LÀ BẢO VỆ CUỘC SỐNG CỦA CHÚNG TA

Trái Đất đang nóng dần lên. Băng tan ngày càng nhiều, nước biển dâng nhanh. Thiên tai đang xảy ra.Đã đến lúc chúng ta phải bảo vệ chính mình. Công việc quan trọng hàng đầu là cần biết bảo vệ rừng bởi vì bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

Vậy rừng có công dụng gì? Rừng có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của con người cũng như môi trường: cung cấp nguồn gỗ, củi, điều hòa, tạo ra oxy, điều hòa nước. Cây rừng còn là "ngôi nhà xanh" của những loài thú hoang dã. Thú sống trong "ngôi nhà" của chúng thì điều kiện sống sẽ tốt hơn. Đặc biệt là cây rừng rất quan trọng đối với sự sống của nhân loại. Cây rừng ngăn lũ lụt, thiên tai thất thường. Khi nước lũ dâng cao, cây rừng cản sức nước và rễ cây sẽ hút phần nào nước lũ. Có cây rừng, sức nước đỡ mạnh hơn và nước cũng chẳng còn nhiều.Cây rừng còn chắn gió, từng tán lá , cành cây sum xuê mở rộng chắn từng làn gió lớn của bão giúp hạn chế và làm suy yếu sức mạnh tại những vùng bão đi qua. Bởi lợi ích đó mà ở mỗi bãi biển người ta thường trồng nhiều cây. Trồng cây bãi biển vừa tạo không khí trong lành vừa bảo vệ chính chúng ta. Suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, rừng gắn bó thân thiết với con người. Như nhà thơ Tố Hữu đã viết:

“ Núi giăng thành lũy thép dày

Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”

Núi rừng Việt Bắc đã trở thành thủ đô của cuộc kháng chiến chín năm chống thực dân Pháp. Núi rừng Trường Sơn với con đường mòn Hồ Chí Minh đã trở thành huyền thoại của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đau thương và oanh liệt. Ngoài ra, rừng còn là nguồn cảm hứng cho những thi sĩ, nhạc sĩ. Nếu không có rừng thì làm sao nhạc sĩ Hoàng Việt lại có thể sáng tác ra bài Nhạc rừng, rồi cả bài thơ Nhớ rừng của nhà thơ Thế Lữ.

Biết rằng rừng quan trọng như vậy, tại sao con người lại tàn phá rừng? Đó là vì chính lòng tham của con người làm họ lu mờ mà quên mẹ thiên nhiên đang đau đớn và khổ sở biết nhường nào. Có năm nguyên nhân chính gây mất rừng là lấy đất, lấy gỗ, lấy củi, cháy rừng và chiến tranh. Trong đó mất rừng do cháy và chiến tranh là sự mất mát phi lý nhất, vì nó chẳng đem lại điều gì tốt đẹp cho con người. Việc phá rừng lấy đất, lấy gỗ, củi bừa bãi thực tế chỉ nhằm phục vụ cho lợi ích của một số cá nhân nào đó. Cái lợi mà việc làm đó đem lại nhỏ hơn nhiều so với cái hại mà nó gây ra. Vì mất rừng là Trái Đất mất đi một “nhà máy lọc khí tân tiến nhất thế giới” , động vật mất nơi cư trú, nhiều loại cây quí, lâu năm bị tuyệt giống, lũ lụt và hạn hán trở nên trầm trọng hơn...

Hiện nay, tệ nạn phá rừng ngày càng nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu. Có thể nói, rừng là nước cho đời sống của thực vật và cho sản xuất của xã hội, là không khí trong lành, rừng là năng suất mùa màng, và có khả năng điều hòa khí hậu… Rừng đóng vai trò quan trọng như thế, nhưng hiện nạy rừng trên thé giới đang kêu cứu, cứ mỗi phút trôi qua có tới hơn 22 ha rừng nhiệt đới bị phá huỷ. Sự mất mát quá lớn của rừng tất yếu dẫn đến nghèo kiệt của đất đai và sự biến mất dần những sinh vật quý hiếm, sự tăng hàm lượng CO2 trong khí quyển - một trong những chất khí quan trọng nhất gây nên “hiệu ứng nhà kính”, làm tăng nhiệt độ trung bình của trái đất… Trên thế giới, nạn phá rừng gây thiệt hại tới 45 tỷ USD/năm. Theo số liệu thống kê mới nhất của Bộ Môi trường Mỹ, mỗi năm bình quân trên thế giới có khoảng 33 triệu ha rừng bị phá vì nhiều mục đích khác nhau đã tạo ra hơn 1,5 tỷ tấn CO2 vào môi trường, chiếm đến 20% lượng khí thải nhân tạo gây hiệu ứng nhà kính làm nhiệt độ trái đất nóng lên. Người ta ước tính với nạn phá rừng như hiện nay thì tới năm 2050, có tới hai tỷ người, tức 20% dân số thế giới sẽ bị thiếu nước. Hầu hết số người chịu cảnh thiếu nước này sống tại các quốc gia đang phát triển.

Tại sao thay vào hành động vô ý thức kia không phải là hành động mà tất cả mọi người đều cảm thấy thán phục: đó chính là rồng rừng. Trồng rừng để những tán cây xanh ngày càng vươn cao và to lớn hơn để bù đắp phần nào những mất mát và đau đớn mà rừng đang chịu đựng hằng ngày. Còn riêng về phần chính bản thân chúng ta-những học sinh hãy cố gắng hết sức để tuyên truyền cho mọi người dân địa phương mình cách khai thác rừng hợp lí,và cả cách để cùng chung tay với đồng bào cả nước bảo vệ lá phổi của Trái Đất.

Rừng thực sự bị đe dọa. Cái chết của những cánh rừng đang báo động hiểm họa với nhân ***** nên bảo vệ rừng là bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ chính môi trường sống của chính con người. Hi vọng màu xanh của rừng sẽ trở lại, của chúng ta được trong lành và con tim chúng ta sẽ nghe được nhạc rừng từ những giọng chim ca.

Quỳnh Như
6 tháng 3 2017 lúc 19:20

Chứng minh bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta

Con người không có tình yêu
Như trái đất này không có lá.

Vâng, tình yêu cần thiết cho con người như thế nào thì thiên nhiên cũng cần thiết cho con người như thế ấy. Chính vì vậy, thật chính xác khi nói rằng: “Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta”.

Chúng ta thực hiện được quá trình hô hấp là nhờ có khí ô-xi, mà nơi cung cấp Ô-xi cho chúng ta lại là cây xanh – những đứa con của rừng. Cây xanh lọc khí bẩn, điều hòa môi trường và giúp cho quá trình hô hấp của con người và các loài động vật trên thế giới. Bởi vậy mới có câu nói “Rừng là lá phổi xanh của nhân loại”.

Những cánh rừng bạt ngàn từ bao đời nay đã gắn bó với con người như một người bạn tốt. Rừng chứa đựng biết bao tài nguyên quý giá, mang lại giá trị kinh tế lớn lao cho con người. Bên cạnh nguồn cung cấp gỗ quý phục vụ xuất khẩu, sinh hoạt của con người, rừng còn là nguồn cung cấp những loại dược liệu vô cùng quan trọng. Các loài thực vật rừng đã trở thành những bài thuốc có giá trị chữa bệnh cho con người. Rừng là nơi trú ngụ, là ngôi nhà chung của các loài động vật hoang dã. Rừng cũng là nơi phát triển về ngành du lịch, đem lại giá trị về du lịch sinh thái giúp cho con người có những giây phút thư giãn hít thở bầu không khí trong lành. Những mỏ khoáng sản mà con người tìm thấy từ sâu thẳm trong lòng đất cũng đã nói với chúng ta rằng: sự có mặt của rừng là một phần không thể thiếu trong sự sống và phát triển nhiều mặt của con người.

Vai trò to lớn hơn cả của rừng là ngăn chặn lũ lụt, bảo vệ cuộc sống của con người. Rừng là một bức bình phong vĩ đại, một vành đai vững chắc để chắn gió bão từ biển khơi. Nhờ có rừng phòng hộ, rừng ngập mặn mà ta đã chặn được dòng nước lũ, chặn cát xâm chiếm đồng bằng. Có cây, có rừng thì đất mới không bị xói mòn, sụp lở. Thử nghĩ xem, nếu không có rừng thì không biết bao nhiêu người dân đã chết vì nạn lở đất. Có thể nói, rừng là lá bùa hộ mệnh, giúp cho đời sống con người luôn được bình an.

Trong sự phát triển như vũ bão của nền kinh tế, Việt Nam đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sự phát triển này làm cho nền kinh tế Việt Nam phát triển rõ rệt. Tuy nhiên, mặt trái của sự phát triển này cũng nhiều vô số, mà quan trọng nhất, đó chính là vấn đề về cạn kiệt tài nguyên rừng. Hiện nay, nhiều khu rừng ở Viêt Nam đang đi xuống một cách trầm trọng. Hiện tượng lâm tặc hoành hành càng ngày càng nhiều ở các cánh rừng. Chính vì lòng tham, ham muốn trục lợi cho riêng bản thân mà rất nhiều người đã đốt phá rừng để trồng cây lương thực, khai thác khoáng sản trái phép, săn bắt động vật quý hiếm… Thực trạng rừng bị tàn phá như hiện nay đã gây ra những hậu quả vô cùng nặng nề đối với sự sống của của con người cũng như đối với các sinh vật khác: một số loài động vật quý giá do bị săn bắt quá nhiều đang dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng, đất đai bị xói mòn, sụt lở, lũ lụt xảy ra triền miên, không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng, hàng ngàn hecta rừng nguyên sinh bị cháy rụi…

Việc bảo vệ rừng, xây dựng và phát triển rừng hiện nay đang là một vấn đề vô cùng nan giải cho tất cả chúng ta. Rừng đang kêu cứu! Lời kêu cứu đang rất dòng dã, thúc giục. Cứu lấy rừng là cứu lấy cuộc sống của chúng ta. Vì vậy, chúng ta hãy chung tay góp sức để bảo vệ rừng, giữ lấy màu xanh, giữ lấy ngôi nhà chung của nhân loại.

Thảo Phương
6 tháng 3 2017 lúc 19:44

Dân gian ta có câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rang”. Tôi thấy câu tục ngữ này rất đúng với thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, trong lớp tôi lại có một vài ý kiến cho rằng: “Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng” nên tôi thấy cần phải viết bài này để tranh luận cùng các bạn đó.

Trước hết tôi xin làm sáng tỏ ý kiến của câu tục ngữ này. Câu này có hai nghĩa. Nghĩa đen là nếu ta tiếp xúc với loại mực có màu đen dùng để viết chữ Hán ngày xưa, thì tay ta, quần áo của ta rất dễ bị giây vết mực đen; còn nếu ta gần một ngọn đèn đã được thắp sáng lên thì ta sẽ nhận được một phần ánh sáng của đèn. Nghĩa bóng của câu là: Trong cuộc sống, nêu ta luôn gần gũi, tiếp xúc với người xấu, ta luôn sống trong một môi trường xấu thì ta cũng rất dễ bị lây nhiễm những cái xấu; ngược lại nếu ta luôn gần gũi, quan hệ với người tốt, ta luôn được sống trong một môi trường tốt đẹp, lành mạnh thì ta cũng dễ dàng học tập được những điều tốt đẹp. Như vậy là ý nghĩa của câu tục ngữ đã được giải thích rõ ràng. Tôi cho rằng mấy bạn còn nghi ngờ tính chân thực của câu đó là các bạn chưa suy xét vấn đề thật thấu đáo. Chắc các bạn đã nghĩ: mình cứ gần gũi kẻ xấu nhưng mình nhất quyết không làm theo chúng thì làm sao mà “đen” được; mình tiếp xúc với người tốt nhưng chẳng thích học theo anh ta thì sao “rạng” lên đây?

Tôi thấy đó là một cách nghi hết sức chủ quan. Trong thực tế hiện nay, một số thanh niên chơi bời giao du với bọn trộm cắp, bọn xì ke ma túy và chỉ một thời gian ngắn sau đó họ cũng trở thành dân trộm cắp, họ cũng thành “tù binh” của ma túy xì ke. Một số cô gái ở quê ra thành phố thích giao lưu với những kẻ ăn chơi đàng điếm có vẻ như rất giàu sang, lắm tiền nhiều bạc thì cũng dễ trở thành gái nhảy, gái “bán hoa”, một cái nghề bị gia đình và xã hội phản đối, lên án. Đọc truyện Chí Phèo của Nam Cao, tôi thấy anh Chí vốn là một nông dân rất hiền lành nhưng rồi anh bị ném vào tù; luôn tiếp xúc với bọn lưu manh trong một môi trường thù hận và kết quả là anh trở thành con quỹ dữ của làng Vũ Đại, làm hại cả những gia đình lương thiện trong làng khiến bao cơ nghiệp tan nát, bao nhièu nước mắt và máu phải đổ xuống. Đọc báo chí ngày nay ta cũng biết có bao nhiêu thanh niên nghiện ngập đi cai nghiện đã cai thành công trở về nhưng rồi lại lân la đến chỗ bạn bè nghiện cũ thế là “ngựa quen đường cũ”, lại trở về con đường hút hít.

Các bạn nói khi gần kẻ xấu nhưng quyết không học theo cái xấu của bọn chúng. Xin hỏi rằng các bạn có thật sự có được bản lĩnh vững vàng ấy chưa? Nhiều người gần bọn xấu, cũng thấy điều xấu là không nên làm nhưng rồi bị bọn họ ép buộc, đe dọa, lừa vào bẫy và cuối cùng trở thành một phần tử xấu. Còn gần “đèn” mà không trực tiếp nhận một chút ánh sáng nào ư? Đó là do các bạn hoặc do kiêu căng, tự ái, hoặc do thiếu ý thức, thiếu nghị lực nên đã không học theo cái tốt.

Tóm lại, tôi thấy câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" là hoàn toàn đúng, chỉ có mấy bạn phản bác lại nó là sai thôi.

Câu tục ngữ này đúng là một lời răn dạy hết sức đúng đắn và hay. Chúng ta cần suy nghĩ về nó để tìm một môi trường tốt đẹp mà sống và quyết xa lánh môi trường xấu.


Linh Nguyễn
6 tháng 3 2017 lúc 19:20

Sorry ***** là loại nha. Vote cho mình :3


Các câu hỏi tương tự
Miyaki Vũ
Xem chi tiết
Lê Trần Bảo Ngọc
Xem chi tiết
Nguyen Ngoc Lien
Xem chi tiết
Mai Khánh Huyền
Xem chi tiết
Khánh Nguyễn
Xem chi tiết
Uyên Trần
Xem chi tiết
Trương Khánh Ly
Xem chi tiết
Hakiet
Xem chi tiết
Hoàng Huy Trần
Xem chi tiết