Đề bài : Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam

NGUYỄN HOÀNG BẢO TRÂN

Giới thiệu về chiếc nón lá huế

MẤY BẠN GIÚP MÌNH NHA ! MÌNH CẦN BÀI TỰ LÀM KHÔNG PHẢI BÀI THAM KHẢO CỦA MẠNG ( GOOGLE)

thám tử
18 tháng 11 2018 lúc 21:37

Hỏi đáp Ngữ văn Hỏi đáp Ngữ văn Hỏi đáp Ngữ văn ( chữ xấu, bt tắt ǹ ! thông cảm )

Bình luận (0)
Phạm Bình Minh
19 tháng 11 2018 lúc 6:40

Chiếc nón lá Việt Nam là một công cụ che nắng, che mưa, làm quạt, khi còn để che giấu gương mặt, nụ cười hay tạo thêm nét duyên dáng cho người phụ nữ Việt Nam.

Vật liệu để làm nên cái nón là lá cọ, chỉ tơ, móc, tre làm khung. Nón lá có cấu tạo đơn giản nhưng cũng đòi hỏi một sự khéo léo của người thợ. Nón có hình chóp đều, thành được bao bọc bởi những chiếc vành uốn quanh thành nhiều lớp. Vành nón làm bằng tre, vót tròn như bộ khung nâng đỡ cái hình hài duyên dáng của nón. Ở phần đáy nón có một chiếc vành uốn quanh, cứng cáp hơn những chiếc vanh nón ở trên. Vanh nón, vành nón cứng hay giòn sẽ quyết định đến độ cứng cáp, bền lâu của chiếc nón.

Nhưng bộ phận quan trọng nhất của chiếc nón lại là hai lớp lá cọ - vật liệu chính để hình thành nên một chiếc nón. Lá cọ phải là lá non, phơi thật trắng. Lót giữa hai lớp lá cọ là lớp mo nang làm cốt, được phơi khô, lấy từ mo tre, mo nứa. Tất cả các vật liệu làm nên nón đều phải không thấm nước, dễ róc nước để chống chịu với những cơn mưa vùi dập, những ngày nắng oi ả thất thường.

Để tăng thêm nét duyên dáng, đồng thời giữ chặt nón vào đầu người đeo, người ta làm ra chiếc quai bằng lụa mềm gắn cùng hai chiếc nhôi đính vào mặt trong của chiếc nón. Nhôi nón được đan bằng những sợi chỉ tơ bền, đẹp. Người ta cũng có thể trang trí những hoa văn đậm nét dân tộc vào bên trong chiếc nón hoặc quét một lớp quang dầu thông bóng bẩy lên mặt ngoài chiếc nón.

Quy trình làm nón không khó lắm: trước hết, phơi lá nón (lá cọ non) ra trời nắng cho thật trắng, để rải trên nền đất cho mềm, rồi rẽ cho lá rộng bản. Sau đó, là lá trên một vật nung nóng cho phẳng. Vanh nón được vuốt tròn đều đặn. Việc cuối cùng là thắt và khâu khi lá đã đặt lên lớp vành khuôn. Sợi móc len theo mũi kim qua 16 lớp vòng bằng cột tre để hoàn chỉnh sản phẩm. Nón khâu xong có thể hơ trên hơi lửa cho thêm trắng và tránh bị mốc. Quy trình làm nón là vậy. Nói là: không khó lắm, nhưng thực ra đó là những tinh hoa, những đúc kết bao đời nay của nghệ thuật làm nón.

Ở Việt Nam, có nhiều vùng nổi tiếng về nghề làm nón: nón làng Chuông (Hà Tây cũ) vừa bền vừa đẹp; ở Huế có nón bài thơ thanh mảnh nhẹ nhàng; nón Quảng Bình, Nam Định cũng có những nét đẹp riêng.

Chiếc nón lá rất gần gũi với đời sống sinh hoạt của người dân Việt Nam. Nó che mưa, che nắng, là một món quà kỷ niệm đầy ý vị độc đáo, sâu sắc. Nó làm thêm phần duyên dáng cho các thiếu nữ Việt Nam trong các dịp hội hè. Còn gì đẹp hơn một người thiếu nữ mặc chiếc áo dài thướt tha, đội chiếc nón lá, bước đi uyển chuyển trong bài múa nón.

Chiếc nón đã thực sự trở thành một biểu tượng sinh động của người phụ nữ Việt dịu dàng, nết na, duyên dáng: anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang.

Ngày nay, trong cuộc sống hiện đại, chiếc nón đã không còn vị trí, vai trò như trước. Những chiếc mũ xinh xinh, những bộ quần áo mưa sang trọng đã thay dần chiếc nón bình dị xưa. Nhưng trong ý thức mỗi người dân Việt, hình ảnh chiếc nón cùng những nỗi nhọc nhằn, những mũi chỉ khâu tinh tế sẽ mãi mãi trường tồn vĩnh cửu. Nó mãi mãi là một nét đẹp trong nền văn hoá độc đáo của đất nước Việt Nam tươi đẹp.

Bình luận (1)
Ann Đinh
19 tháng 11 2018 lúc 16:01

Lá làm nón ở Huế cũng là loại lá nón bình thường, nhưng được tuyển lựa xử lý qua nhiều khâu, hấp, sấy, phơi sương, ủi phẳng sao cho mặt lá giữ được màu trắng xanh mới đạt tiêu chuẩn. Tiếp đến là công đọan lợp lá, đặt hoa văn, biểu tượng giữa hai lớp lá sao cho cân đối hài hòa trong không gian của chiếc nón, để khi soi lên trước ánh trời các hoa văn biểu tượng hiện rỏ cân đối. Biểu tượng ẩn hiện trong nón lá bài thơ thường là hình ảnh Cầu Trường Tiền, Núi Ngự Bình, Ngọ Môn, Phu Văn Lâu, Cầu Ngói Thanh Toàn…Đi kèm theo các biểu tượng là một số câu thơ nổi tiếng viết về Huế được cắt bằng giấy bóng ngủ sắc, nên càng nổi bật giữa nền xanh trắng của lá nón. Chằm lá vào vành là công đoạn quan trọng nhất, đòi hỏi người thợ phải có sự cần mẫn khéo léo để đường kim, mũi cước thẳng, đều mền mại theo độ cong của vành nón. Công đoạn này thường do người phụ nữ thực hiện, vì thế ở các làng nón,con gái được dạy nghề rất sớm, 14 – 15 tuổi đã thành thạo nghề. Nón lá sau khi hoàn tất được quét một lớp dầu bóng bằng nhựa thông pha cồn để tăng độ bóng, độ bền, chống thấm nước rồi mới đưa ra chợ bán.

Chợ Huế nào hầu như cũng có hàng nón, từ các chợ lớn như Đông Ba, An Cựu, Bên Ngự… đến các chợ nhỏ như Sịa, Phò Trạch ở đâu cũng có thể mua được chiếc nón lá Huế. Đặc biệt chợ Dạ Lê là chợ chuyên bán nón được duy trì từ hàng trăm năm nay, là đầu mối lớn để nón Huế vào Nam, ra Bắc.

Bình luận (1)
Anh Qua
27 tháng 11 2018 lúc 22:06

Gắn với tà áo dài Huế là chiếc nón lá luôn đi cùng với những người phụ nữ Huế, tạo nên vẻ đẹp riêng duyên dáng, cuốn hút và thanh tao của người phụ nữ Huế, các bạn hãy theo chân chúng tôi tìm hiểu về chiếc nón lá này nhé.

Nghề làm nón lá hình thành và phát triển ở Huế từ hàng trăm năm nay, với rất nhiều làng nón nổi tiếng như: Dạ Lê, Phú Cam, Đốc Sơ, Triều Tây, Kim Long, Sịa… Ngày nay nghề làm nón lá tuy không thịnh vượng như xưa, nhưng vẫn còn đó những làng nghề, những người thợ tài hoa âm thầm gắn bó với nghề chằm nón. Mỗi năm các làng nghề làm nón ở Huế cho ra thị trường hàng triệu chiếc nón, không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tại chỗ, mà còn là món quà lưu niệm đặc sắc cho du khách bốn phương mỗi khi đến Huế. Nón lá Huế, đặc biệt là nón bài thơ được nhiều du khách ưa chuộng bỡi sự thanh thoát nhẹ dàng, như không còn là chiếc nón đơn thuần mà là một tác phẩm nghệ thuật thực sự. Để có được chiếc nón ưng ý đưa ra thị trường, các nghệ nhân làm nón Huế phải trải qua nhiều công đoạn tỷ mỷ lắm, công đoạn nào cũng đòi hỏi sự cần mẫn khéo léo của đôi tay người thợ. Từ chọn khung, uốn vành, lợp lá, cắt hoa văn, rồi đến chằm hoàn thiện chiếc nón và cuối cùng là đánh bóng bảo quản, đưa ra thị trường.

Nón lá luôn đi cùng người phụ nữ Huế

Nón lá luôn đi cùng người phụ nữ Huế

Vì thế, trong các làng nghề làm nón, sự phân công lao động được thể hiện rất cụ thể, thợ làm khung, thợ chuốt vành, thợ chằm nón…mỗi người một việc rất chuyên nghiệp. Làm khung chuốt vành là công đoạn đầu tiên quyết định độ khum, độ tròn, hình dáng, kích cỡ của chiếc nón. Khung nón được làm bằng gỗ nhẹ, có mái cong đều với nhiều kích cở, thường khung nón được làm một lần dùng vài chục năm, nếu không có sự thay đổi mẫu mã theo nhu cầu thị trường. Vành nón được làm bằng thân cây lồ ô, cây mung có rất nhiều ở TT-Huế, được chẻ, chuốt tròn thanh thoát, mỗi chiếc nón từ 15 – 16 vành, mà xưa nay nhiều người vẫn ví như “16 vành trăng”.

Lá làm nón ở Huế cũng là loại lá nón bình thường, nhưng được tuyển lựa xử lý qua nhiều khâu, hấp, sấy, phơi sương, ủi phẳng sao cho mặt lá giữ được màu trắng xanh mới đạt tiêu chuẩn. Tiếp đến là công đọan lợp lá, đặt hoa văn, biểu tượng giữa hai lớp lá sao cho cân đối hài hòa trong không gian của chiếc nón, để khi soi lên trước ánh trời các hoa văn biểu tượng hiện rỏ cân đối. Biểu tượng ẩn hiện trong nón lá bài thơ thường là hình ảnh Cầu Trường Tiền, Núi Ngự Bình, Ngọ Môn, Phu Văn Lâu, Cầu Ngói Thanh Toàn…Đi kèm theo các biểu tượng là một số câu thơ nổi tiếng viết về Huế được cắt bằng giấy bóng ngủ sắc, nên càng nổi bật giữa nền xanh trắng của lá nón. Chằm lá vào vành là công đoạn quan trọng nhất, đòi hỏi người thợ phải có sự cần mẫn khéo léo để đường kim, mũi cước thẳng, đều mền mại theo độ cong của vành nón. Công đoạn này thường do người phụ nữ thực hiện, vì thế ở các làng nón,con gái được dạy nghề rất sớm, 14 – 15 tuổi đã thành thạo nghề. Nón lá sau khi hoàn tất được quét một lớp dầu bóng bằng nhựa thông pha cồn để tăng độ bóng, độ bền, chống thấm nước rồi mới đưa ra chợ bán.

Nón lá Huế

Nón lá Huế

Chợ Huế nào hầu như cũng có hàng nón, từ các chợ lớn như Đông Ba, An Cựu, Bên Ngự… đến các chợ nhỏ như Sịa, Phò Trạch ở đâu cũng có thể mua được chiếc nón lá Huế. Đặc biệt chợ Dạ Lê là chợ chuyên bán nón được duy trì từ hàng trăm năm nay, là đầu mối lớn để nón Huế vào Nam, ra Bắc.

Khi đến du lịch Huế bạn hãy mua chiếc nón làm quà cho người thân, các mẹ các chị chắc hanwnr sẽ vô cùng thích thú.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Trần Thị Thanh Tâm
Xem chi tiết
Huỳnh Châu Ngọc
Xem chi tiết
Hòahh
Xem chi tiết
Hòahh
Xem chi tiết
cát phượng
Xem chi tiết
cát phượng
Xem chi tiết
Lê Đình Tiến
Xem chi tiết
Đặng Ngọc Châu
Xem chi tiết
ĐẶNG PHƯƠNG TRINH
Xem chi tiết