Bài 31. Đặc điểm khí hậu Việt Nam

đường vũ

giải thích vì sao tây bắc có gió tây khô nóng (lào ) ?

Thảo Phương
27 tháng 6 2020 lúc 20:12

Vào mùa hè nước ta chịu tác động mạnh của gió mùa Tây Nam được bắt nguồn từ khối khí xích đạo (Em) và khối khí chí tuyến hình thành trong vịnh Bengan (TBg). Nhưng khối khí gây ra hiện tượng gió Tây khô nóng ở nước ta là khối khí chí tuyến vịnh Bengan. Khi hình thành khối khí TBg là khối khí nóng ẩm từ thấp lên cao, nên có khả năng gây mưa lớn. Khối khí này khi thổi đến Việt Nam đã trải qua một quãng đường dài hơn 1000 km qua một phần lục địa thuộc Mianma, Thái Lan, Thượng Lào và gây mưa trong quá trình di chuyển. Đặc biệt khi đến Thượng Lào gió đã bị chắn bởi dãy Trường Sơn Bắc. Dãy Trường Sơn Bắc chạy gần như vuông góc với hướng gió, lại có sườn đón gió thoải nên khối khí đã gây mưa hết bên sườn đón gió (sườn Tây) khi tràn vào nước ta gió đã biến tính và trở nên cực kỳ khô và nóng.

Bình luận (0)
Trịnh Long
27 tháng 6 2020 lúc 21:18

Ở nước ta hiện tượng gió Phơn (chính xác là hiện tượng gió Tây khô nóng) xuất hiện nhiều nhất ở khu vực Bắc Trung Bộ. Sự xuất hiện của loại gió này có ảnh hưởng rất lớn đến thời tiết và đời sống dân cư ở khu vực này.
- Đặc điểm về địa hình: Khu vực Bắc Trung Bộ bao gồm 6 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Hướngnghiêng chung của địa hình khu vực là theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Địa hình khu vực chia làm hai miền rõ rệt.
+ Miền núi: Nằm ở phía Tây. Đây là vùng núi thuộc dãy Trường Sơn Bắc với nhiều khối núi cao chạy dọc theo biên giới Việt –Lào, nhiều đoạn núi ăn sát ra biển chia đồng bằng thành nhiều ô nhỏ. Núi có sườn Tây thoải chạy dài về phía Lào và dốc đứng ở phía Đông thuộc Việt Nam. Chính vì vậy dãy Trường Sơn là nguyên nhân chủ yếu chắn gió Tây Nam từ vịnh Bengan thổi đến gây ra hiện tượng gió Tây khô nóng ở khu vực này. Trên dãy núi cao lại có nhiều thung lũng cắt ngang (như thung lũng Tương Dương) là những “ống” dẫn những luồng gió Tây khô nóng thâm nhập sâu xuống đồng bằng.
+ Đồng bằng: Là dãy nhỏ hẹp chạy dọc ven biển. Phần lớn có diện tích nhỏ và bị chia cắt bởi các dãy núi ăn sát ra biển. Đồng bằng nằm kề sát ngay miền núi nên chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió Tây khô nóng thổi từ trên núi xuống. Như vậy địa hình của khu vực Bắc Trung Bộ là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng gió Tây khô nóng của khu vực này.
Hiện tượng gió Tây khô nóng ở Việt Nam: Vào mùa hè nước ta chịu tác động mạnh của gió mùa Tây Nam được bắt nguồn từ khối khí xích đạo (Em) và khối khí chí tuyến hình thành trong vịnh Bengan (TBg). Nhưng khối khí gây ra hiện tượng gió Tây khô nóng ở nước ta là khối khí chí tuyến vịnh Bengan. Khi hình thành khối khí TBg là khối khí nóng ẩm từ thấp lên cao, nên có khả năng gây mưa lớn. Khối khí này khi thổi đến Việt Nam đã trải qua một quãng đường dài hơn 1000 km qua một phần lục địa thuộc Mianma, Thái Lan, Thượng Lào và gây mưa trong quá trình di chuyển. Đặc biệt khi đến Thượng Lào gió đã bị chắn bởi dãy Trường Sơn Bắc. Dãy Trường Sơn Bắc chạy gần như vuông góc với hướng gió, lại có sườn đón gió thoải nên khối khí đã gây mưa hết bên sườn đón gió (sườn Tây) khi tràn vào nước ta gió đã biến tính và trở nên cực kỳ khô và nóng. Đó chính là hiện tượng gió Tây khô nóng ở nước ta. Có hai nguyên nhân thuận lợi cho sự xuất hiện gió Tây khô nóng ở Việt Nam: Trước hết vào mùa hè ở Bắc Bộ nước ta hình thành nên áp thấp Bắc Bộ khơi sâu tạo sức hút mạnh mẽ với áp cao phát gió trong vịnh Bengan.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Ngô Minh Hải Long
Xem chi tiết
Oanh Ngô
Xem chi tiết
Hiếu 8a6 Vũ minh
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
NHNP
Xem chi tiết
trần văn duy
Xem chi tiết
Gumina Sano
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Gojo Satoru
Xem chi tiết