Do ảnh hưởng của Khí Hậu nhiệt đới ẩm gió mùa! Đặc biệt là gió mùa!
Ở việt Nam có 2 loại gió mùa chính: Gió mùa Đông và gió mùa Hè.
Gió mùa đông: từ tháng 11 ->4 năm sau thổi theo hướng Đông Bắc (Gió mùa đông Bắc) miền Bắc chịu ảnh hưởng trên.
Dần xuống phía nam thỳ gió mùa này suy yếu và kết thúc ở dãy Bạch Mã. Từ Đà Nẵng trở vào chịu ảnh hưởng của gió Tín Phong Bắc Bán cầu cũng thổi theo hướng này gây mưa nhỳu ở miền Trung và bị chặn lại ở dạy Trường Sơn nên Miền Nam có mùa Khô!
Gió mùa Hạ: từ tháng 5 tới tháng 10.
Nữa đầu mùa hạ: Khối khí nóng ẩm Bắc Ấn Độ Dương thổi theo hướng Tây Nam gây mưa nhiều ở miền Nam.
Nữa sau mùa hạ: Cùng với dãy hội tụ nhiệt đới gây mưa nhiều và kéo dài ở cả 2 miền Bắc và Nam!
Đó là do sự chênh lệch về khí áp giữa mùa đông và mùa hè trên lục địa Á - Âu với Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Châu Á là một châu lục có dạng hình khối với kích thước khổng lồ. Vì thế, vào mùa lạnh đã hình thành một trung tâm áp cao lớn nhất địa cầu, gió từ lục địa thổi ra Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương là những vùng có khí áp thấp hơn. Ngược lại, về mùa hạ, trên lục địa Á -Âu lại bị nung nóng mạnh mẽ, hình thành khu áp thấp.Lúc này gió lại từ Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương thổi vào lục địa nên sinh ra chế độ gió mùa.
Các khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á là những khu vực chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa điển hình.
Do Lục địa Á -Âu có kích thước rộng lớn nhất nên chế độ gió mùa thể hiện rõ rệt nhất. Các châu lục khác có kích thước nhỏ hơn nên sự chênh lệch về khí áp giữa lục địa và đại dương không lớn lắm, dù cũng có khí hậu gió mùa nhưng không điển hình.