Trong cuộc sống xã hội con người luôn luôn phải giao tiếp ứng xử. Vì vậy, ta cần phải cẩn trọng trong từng lời ăn, tiéng nói. Để nhắc nhở con cháu về cách đối nhân xử thế ông cha ta đã dạy con cháu bằng câu ca dao:
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
Vậy câu ca dao trên có nghĩa là gì ? Câu ca dao trên là một lời giáo huấn vô cùng sâu sắc nhắc nhở con cháu khi giao tiếp cần dùng những lời lẽ lịch sự, tế nhị, ôn hòa để cho người nghe dễ tiếp nhân, dễ cảm thông.
Thế thì tại sao khi giao tiếp ta phải dùng lời lẽ ôn hòa lịch sự? Trong đời sống ta ko thể tồn tại một cách lẽ loi, đơn độc mà phải tập hợp thành cộng đồng, ở đó, chúng ta có những mối wan hệ khác nhau mà lời nói là công cụ giúp ta trao đổi, giao tiếp ứng xử với nhau. Hơn nưã lời nói là một trong những phương tiện để đánh giá phẩm chất của con người. Chẳng hạn như:Trong một lớp học àm lớp trưởng là người ôn hòa, lịch sự thì nói gì ai cũng nghe theo; một ông gám đốc dùng lời lẽ ôn hòa, lịch sự với nhân viên thì nhân viên sẽ phục tùng
Làm thế nào để thực hiên lời dạy trên? Trong giao tiép chúng ta cần phải ăn nói lịch sự, từ tốn, lời nói phải có đầu, có duôi. Trong nhìu trường hợp mà người ta dùng cách giao tiếp khác nhau. Tuy nhiên ko phải "cho vừa lòng nhau" mà ta dùng cách ăn nói xu nịnh. Cách sử sự như vậy ko tốt, cần phải tránh
Câu ca dao là một bí quyết giúp ta thành công trong đời, là một lời giáo huấn về cách đối nhân xử thế. Đây cũng là 1 pài hox cho kon người để rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cho kon người. Pản thân em láh cần học tập cách ăn nói lịch sự, lễ pháp để xúng đáng là "kon ngoan trò giỏi"
Ngôn ngữ hay nói cách khác là lời nói là một trong nhiều tiêu chí để đánh giá con người và qua lời nói ta có thể thể hiện thái độ tình cảm với mọi người. Vì vậy cần có những lời nói đúng chừng mực và phải suy nghĩ thật kĩ trước khi nói. Đó chính là nội dung của câu tục ngữ: “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.
Chắc hẳn chúng ta đã từng nghe câu: “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang/ Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”. Đúng như vậy, qua lời nói ta có thể đánh giá được phần nào tính cách, hay trình độ văn hóa của người nói. Câu tục ngữ: “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” đã nêu lên một bài học kinh nghiệm cho con người ta, cần nói ra những lời hay ý đẹp, và phải suy nghĩ thật kĩ trước khi nói. Có như vậy thì người nghe mới cảm thấy hài lòng.
Lời nói ra của bản thân mình, do mình phát ra chứ ta không phải dùng tiền bạc để mua bất cứ của ai, vì vậy mới nói “lời nói chẳng mất tiền mua”, dẫu rằng như vậy nhưng mỗi khi lời nói được phát ra thì lại là vô giá, như câu ví “lời nói gói vàng” là như vậy. Ông cha ta đã có câu: “phải uốn lưỡi bẩy lần trước khi nói” cũng là để làm rõ hơn về giá tri của lời nói. Cho dù một ai có mắc lỗi đi chăng nữa nhưng thay vì chửi bới, dùng những lời lẽ thô tục để nói họ thì hay giữ thái độ bình tĩnh và ôn tồn nhẹ nhàng nói với họ, như vậy vấn đề sẽ dễ dàng giải quyết hơn. Nhưng “lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” ở đây cũng không có nghĩa là phải nói dối, che giấu sự thật để người nghe được vừa lòng, đó không phải là “lựa lời” mà là “nói dối”, điều này không được mọi người ủng hộ. Thay vì nói dối thì hãy nói đúng sự thật nhưng với một thái độ chân thành nhất, đây cũng là một cách “lựa lời”.
Câu tục ngữ đưa ra một bài học, một cách sống nghe có vẻ dễ dàng, tuy vậy nhưng vẫn còn rất nhiều người không thực hiện được. Những người này vẫn có những lời lẽ thiếu suy nghĩ, thậm chí xúc phạm đến người khác. Ta luôn nhớ mãi hai câu thơ của Tố Hữu: “Còn gì đẹp hơn đời như thế/ Người với người sống để yêu nhau”. Vậy thì có lý do gì mà chúng ta không dành những lời nói tốt đẹp cho nhau để xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp, và cuộc sống thêm ý nghĩa.
Câu tục ngữ nào cũng truyền đạt cho ta một bài học quý giá và câu tục ngữ này cũng vậy, bài học về cách sử dụng lời nói trong đời sống hàng ngày là một bài học rất thiết thực và ý nghĩa
Trả lời
Trong cuộc sống xã hội con người luôn luôn phải giao tiếp ứng xử. Vì vậy, ta cần phải cẩn trọng trong từng lời ăn, tiéng nói. Để nhắc nhở con cháu về cách đối nhân xử thế ông cha ta đã dạy con cháu bằng câu ca dao:
Lời nói chẳng mất tiền muaLựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
Vậy câu ca dao trên có nghĩa là gì ? Câu ca dao trên là một lời giáo huấn vô cùng sâu sắc nhắc nhở con cháu khi giao tiếp cần dùng những lời lẽ lịch sự, tế nhị, ôn hòa để cho người nghe dễ tiếp nhân, dễ cảm thông.
Thế thì tại sao khi giao tiếp ta phải dùng lời lẽ ôn hòa lịch sự? Trong đời sống ta ko thể tồn tại một cách lẽ loi, đơn độc mà phải tập hợp thành cộng đồng, ở đó, chúng ta có những mối wan hệ khác nhau mà lời nói là công cụ giúp ta trao đổi, giao tiếp ứng xử với nhau. Hơn nưã lời nói là một trong những phương tiện để đánh giá phẩm chất của con người. Chẳng hạn như:Trong một lớp học àm lớp trưởng là người ôn hòa, lịch sự thì nói gì ai cũng nghe theo; một ông gám đốc dùng lời lẽ ôn hòa, lịch sự với nhân viên thì nhân viên sẽ phục tùng
Làm thế nào để thực hiên lời dạy trên? Trong giao tiép chúng ta cần phải ăn nói lịch sự, từ tốn, lời nói phải có đầu, có duôi. Trong nhìu trường hợp mà người ta dùng cách giao tiếp khác nhau. Tuy nhiên ko phải "cho vừa lòng nhau" mà ta dùng cách ăn nói xu nịnh. Cách sử sự như vậy ko tốt, cần phải tránh
Câu ca dao là một bí quyết giúp ta thành công trong đời, là một lời giáo huấn về cách đối nhân xử thế. Đây cũng là 1 pài hox cho kon người để rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cho kon người. Pản thân em láh cần học tập cách ăn nói lịch sự, lễ pháp để xúng đáng là "con ngoan trò giỏi"
~Hok tốt~