Hướng dẫn soạn bài Cảnh khuya

Văn quyết Lê

Giải giúp mình với!!!

+Trong bài thơ Cảnh khuya cụm từ chưa ngủ được lặp lại 2 lần.Theo em cách lặp lại như vậy có tác dụng gì?

+Hãy chỉ ra sắc cổ điển và hiện đại trong 2 bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng

lamiinh
27 tháng 11 2020 lúc 18:01

+ Điệp từ “chưa ngủ” lặp lại hai lần như là dòng cảm xúc tâm trạng của Người.

+ Trước hết, trong bài thơ Cảnh khuya, yếu tố cổ điển được thể hiện trong chính cách so sánh, liên tưởng độc đáo của tiếng suối với tiếng hát xa, gợi ra âm thanh du dương, trầm bổng như xa như gần của tiếng suối trong không gian thanh vắng nơi núi rừng Việt Bắc:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”

Hồ Chí Minh đã nhân hóa hình ảnh của tiếng suối, qua cảm nhận của Hồ Chí Minh, dường như tiếng suối không đơn thuần là hiện tượng của tự nhiên mà nó trở nên có hồn, gần gũi và quen thuộc với con người. Trong thơ văn trung đại, Nguyễn Trãi cũng có sự miêu tả tương tự khi so sánh tiếng suối với tiếng đàn cầm trong bài thơ Côn Sơn ca:

“Côn Sơn suối chảy rì rầm

"Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai”

_ Yếu tố cổ điển còn thể qua câu thơ thứ hai “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”. Câu thơ này không chỉ góp phần mở ra không gian cao, rộng với nhiều đường nét và hình khối, với sự hài hòa giữa ánh trăng, cổ thụ và hoa tạo ra vẻ lung linh, huyền ảo của ánh trăng. Câu thơ cũng gợi nhắc chúng ta nhớ đến những câu thơ trong bài thơ Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn:

“Hoa giãi nguyệt nguyệt in một tấm

Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông

Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng”

_Yếu tố hiện đại lại thể hiện trong chính bức chân dung tự họa của Hồ Chí Minh, thông qua thể thơ, đề tài của bài thơ:

Trước hết, tính hiện đại thể hiện ở đề tài mới lạ, mang tính thời sự của bài thơ: nói về những suy tư, trăn trở của người chiến sĩ cách mạng trong đêm trăng.

=>Thể hiện thông qua vẻ đẹp của sự lạc quan, ung dung, tinh thần tự tại của người chiến sĩ Cách mạng trong không gian mênh mông của núi rừng.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
meonhatao
27 tháng 11 2020 lúc 21:37

điệp ngữ chưa ngủ là 1 bản lề mở ra 2 phái tâm trạng trong cùng 1 con người vì

điệp ngữ chưa ngủ dc xuất hiện ở cuối câu 3,đầu câu 4 nhấn mạnh, khẳng định Bác dag thức,trằn trọc,lo lắng,suy tư.Người chưa ngủ phải chăng vì tâm hồn người thi sĩ dag say mê vẻ đẹp cảnh khuya như vẽ?câu thơ thứ 4 mang đến 1 bất ngờ:nguyên nhân chủ yếu Bác chưa ngủ dc là "lo nỗi nước nhà",tức là lo cho sự nghiệp cách mạng,sự nghiệp đấu tranh của dân tộc.lúc này là thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp,dân tộc ta gặp rất nhiều khó khăn,gian khổ,Bác lại là người chèo lái con thuyền cách mạng nên lo nỗi nước nhà đã trở thành lẽ thường tình ở con người HCM-1 chiến sĩ cách mạng hết lòng vì dân,vì nước

Hok tốt nhe :))

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Trần Thị Thùy Dương
Xem chi tiết
Ngọc Diệp
Xem chi tiết
Edogawa Conan
Xem chi tiết
Heo Rypa
Xem chi tiết
Ngây Ngô Ngân
Xem chi tiết
dương mai hoàng lan
Xem chi tiết
Lan Anh
Xem chi tiết
Hoa Thanh Nguyen
Xem chi tiết
NuylDayy
Xem chi tiết
Huỳnh Thu Trang
Xem chi tiết