Văn bản ngữ văn 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Sang Nguyễn

Em hãy viết một đoạn văn hoặc làm một bài thơ nói về sức mạnh của tuổi trẻ, về ý chí và nghị lực của con người,... như Bác Hồ đã từng nói với thanh thiếu niên:

Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên

Nguyen
4 tháng 4 2019 lúc 5:59

Trong cuộc sống của chúng ta, có biết bao khó khăn mà ta cần phải vượt qua. Những khó khăn đó như một định luật tự nhiên để ta có thể phát triển và thăng tiến. Nhưng để có thể vượt qua được những khó khăn đó đòi hỏi chúng ta phải có sự kiên trì, bền bỉ. Và Nguyễn Bá Học đã có câu châm ngôn: "Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông." Vậy bây giờ chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu câu nói này của ông!Đường đi ở đây có nghĩa là con đường mà chúng ta phải đi, phải vượt qua để tiến về phía trước. Trên đường đi của chúng ta chắc chắn sẽ phải có nhiều những con sông, những ngọn núi làm cho chúng ta khó có thể vượt qua. Nhưng con đường đó dù có bao nhiêu sông, bao nhiêu núi, nếu chúng ta không; ngại ngùng, lo âu, sợ hãi hay chán nản, chùn bước, buông xuôi thì ta vẫn có thể vượt qua được nó một cách dễ dàng. Nhìn chung, qua câu nói này, Nguyễn Bá Học muốn ngụ ý cho chúng ta rằng con đường đi cho dù khó mấy thì ta cũng vẫn có thể vượt qua, điều quan trọng là tâm ý của ta có kiên định để vượt qua những khó khăn mà con đường đó mang tới cho ta hay không? Nói sâu hơn thì con đường mà Nguyễn Bá Học muốn nói tới đó là đường đời, chúng ta phải dùng chính sức của mình để vượt qua nó, nếu chỉ biết dựa dẫm, nhờ vả mà không nỗ lực thì sẽ không tài nào vượt qua được.Khó khăn như là một câu thách đố đòi hỏi chúng ta phải biết vượt qua chính mình bằng cách chỉnh đốn lại nội tâm và làm chủ bản thân. Chỉ có lòng kiên định và ý chí kiên trì bền bỉ mới có thể giúp ta vượt qua được những trở ngại của cuộc sống. Đó là một nền tảng mà bất cứ người nào cũng cần nên có. Chẳng hạn như chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta, suốt một đời lo cho nước, cho dân, đi nhiều noi và làm đủ mọi việc. Con đường Người phải đi thật gian lao, vất vả nhưng với ý chí, quyết tâm, nghị lực phi thường. Người đã mang đến cho dân tộc ta ánh sáng của độc lập tự do, một cuộc đời ấm no, hạnh phúc.

Nguyen
4 tháng 4 2019 lúc 6:01

“Sống như thế nào là có ích cho xã hội?” là câu hỏi được đặt ra cho nhiều người hiện nay trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,thời đại của sự bùng nổ khoa học công nghệ với nhiều bước tiến vĩ đại trong lịch sử nhân loại. Đặc biệt đối với thanh niên – những người làm chủ đất nước, nắm trong tay vận mệnh của quốc gia phải xác định được lý tưởng sống đúng đắn để cống hiến sức mình cho sự nghiệp xây dựng thành công chỉ nghĩa xã hội, viết tiếp những trang sử vàng về truyền thống dựng nước và giữ nước của ông cha trong từng thời kỳ cách mạng. Trước nhiều nguy cơ và thách thức, ảnh hưởng của mặt trái nền kinh tế thị trường đòi hỏi nước ta không được “phát triển giật lùi” thì việc xây dựng cho mình một phong cách sống đúng đắn cho thanh niên là vô cùng quan trọng. Trước tình hình ấy chúng ta càng khắc ghi hơn nữa lời dạy sâu sắc dành cho thế hệ thanh niên Việt Nam trong bài thơ Khuyên thanh niên chủ tịch Hồ Chí Minh đã tặng đơn vị thanh niên xung phong 312:

“Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên”

Chỉ với vài câu thơ ngắn gọn, hàm súc nhưng chủ tịch Hồ Chí Minh đã mang đến cho chúng ta một chân lí sống vô cùng ý nghĩa: Nếu có ý chí, quyết tâm thì dù công việc khó khăn đến đâu cũng có thể vượt qua. Bởi lẽ, trên thế gian này, “việc khó” là việc đòi hỏi nhiều công sức, tâm trí và nghị lực mới làm được. Tuy nhiên yếu tố quyết định sự thành bại không phải là ở bản thân công việc dễ hay khó, mà chính là ở tinh thần con người “chỉ sợ lòng không bền”. Việc gì cũng có thể làm được miễn là có sự kiên trì, ý chí quyết tâm, đem hết tâm sức “mài sắt” để “nên kim”, không bao giờ đầu hàng, không thay đổi lập trường dẫu có gặp muôn trùng khó khăn, thử thách.

Hình ảnh “đào núi và lấp biển” chỉ là hình ảnh mang tính ước lệ, tượng trưng cho những công việc phi thường tưởng chừng khó thực hiện được. Nhưng dù là công việc "đào núi" và "lấp biển", hay những công việc khác khó khăn đến mấy đi chăng nữa, nếu con người "quyết chí", bền bỉ dồn mọi sức lực, trí tuệ quyết làm bằng được, bất chấp mọi khó khăn chủ quan và khách quan thì cuối cùng cũng sẽ "ắt làm nên". Chân lí sống ấy thật giản dị nhưng vô cùng sâu sắc.

Đã có rất nhiều con người trên thế gian làm được những việc dời non lấp bể, những thành công lớn lao, rực rỡ, những thành công mà kẻ thiếu ý chí, nghị lực và niềm tin không bao giờ có thể chạm tới. Một trong số những con người vĩ đại ấy chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ hai bàn tay trắng, Người đã làm đủ nghề mưu sinh để tìm tự do cho đồng bào, độc lập cho Tổ quốc; truyền lửa cho biết bao thế hệ thanh niên vượt trên tầm mưa bom bão đạn của kẻ thù làm nên khúc khải hoàn cả cho dân tộc. Cha ông ta có câu: "Lửa thử vàng, gian nan thử sức”, khó khăn gian khổ chính là nơi tôi luyện độ bền và độ cao của ý chí, khẳng định năng lực của con người. Với sức mạnh diệu kỳ của nghị lực, cuộc đời đã được vẽ từ chính đôi chân của thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký, NickVujicic dần dần nhận ra cuộc sống vẫn tốt đẹp khi không có đầy đủ cả chân và tay. Rõ ràng cuộc đời không bao giờ là một con đường bằng phẳng và điều quan trọng là con người phải có ước mơ và khát vọng. Chừng nào cuộc sống còn có điều để hy vọng, đợi chờ nghĩa là con người luôn nỗ lực để thay đổi nó. Chính sự nỗ lực ấy là giá trị cuộc sống mà con người cảm nhận được để đem sức mình hiến dâng cho đời.

Thấm nhuần lời dạy của Bác, trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, dù ở bất cứ nơi nào, thời điểm nào, thế hệ trẻ Việt Nam luôn phát huy những phẩm chất sáng ngời, viết lên những trang sử vàng rực rỡ. Có biết bao tấm gương anh hùng tuổi đời chỉ vừa chỉ mười tám, đôi mươi đã không toan tính thiệt hơn sẵn sàng dấn thân, hy sinh khi Tổ quốc cần. Chưa đầy hai mươi tuổi, Nguyễn Văn Thạc khoác ba lô vào chiến trường, chỉ mười tháng tuổi quân, chàng sinh viên khoa Toán – cơ, đại học Tổng hợp Hà Nội, từng là học sinh giỏi nhất miền Bắc một thời đã viết lên đời mình và mãi để lại cho cuộc sống, cho thế hệ thanh niên đi sau một ấn tượng đẹp về tình yêu, lý tưởng sống cao đẹp. Bởi ở anh luôn toát lên sự lạc quan, yêu đời và không ngại bất kể điều gì khó khăn, anh vẫn sống, vẫn hy vọng và đặt ra chi mình nhiều khát vọng: “muốn có nhiều thách thức, muốn như cánh chim đại bàng đứng trên đỉnh núi cao nhìn ra bốn phía, nơi nào có bão táp, có gió mưa” và mang ước mơ thầm kín “sẽ làm thơ viết văn bằng sự say mê của bn thân và bằng cả sự thôi thúc của những sự kiện nóng hổi mà đất nước và dân tộc tặng”. Hay liệt sỹ Đặng Thùy Trâm với triết lý sống mãnh liệt: "Đời phải trải qua những giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố". Triết lí ấy đã trở thành mệnh lệnh trái tim của thế hệ trẻ hôm nay và mai sau. Đây là bằng chứng hùng hồn nhất để khẳng định rằng: “Tuổi thanh niên là tuổi để cống hiến cho dân tộc, cho Tổ quốc và cho đất nước”.

Bước vào công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế ngày nay, thanh niên Việt Nam vẫn đã và đang tiếp tục phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam độc lập, phát triển theo con đường mà Đảng, Nhà nước và Bác Hồ đã chọn. Thực tiễn cho thấy, thời gian qua thanh niên luôn khẳng định vai trò là lực lượng nòng cốt, đầu tàu trên mọi lĩnh vực để vươn tới đỉnh cao. Điều này được thể hiện qua nhiều phong trào, hoạt động vượt khó của thế hệ thanh niên như việc kế thừa và phát triển các phong trào hoạt động cách mạng trong giai đoạn trước như “Xếp bút nghiên lên đường đấu tranh”, “Ba sẵn sàng”, “Năm xung phong” trong thời kỳ đổi mới thanh niên cả nước tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động, phong trào nhằm phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của mình trên mọi mặt trận như các phong trào “Thanh niên lập nghiệp”, “Tuổi trẻ giữ nước”,”Thi đua tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, “Xung kích, tình nguyện phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc”, “Đồng hành cùng với thanh niên lập thân, lập nghiệp”... là những hoạt động thiết thực tiếp sức cho nhiều thanh niên, học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, phong trào lập thân, lập nghiệp, xóa đói giảm nghèo làm giàu chính đáng cho bản thân, quê hương, các phong trào rèn luyện xứng đáng với danh hiệu “Bộ đội cụ Hồ”, thi đua thực hiện sáu điều Bác Hồ dạy trong hoạt động của đoàn viên thanh niên thuộc lực lượng vũ trang,...Từ đó, phát huy vai trò to lớn của thanh niên trong sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát Tổ quốc. Đặc biệt là trong quá trình đấu tranh phản bác, làm thất bại âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, nêu cao tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng hình thành lối sống trong sáng trong học tập, rèn luyện, lao động và chiến đấu, từ đó đào tạo nên một đội ngũ thanh niên vừa “hồng”, vừa “chuyên” cho sự nghiệp xây dựng thành công chế độ xã hội chủ nghĩa của nước nhà. Đồng thời cũng phát hiện nhiều tấm gương sáng vượt khó trong học tập, lao động và chiến đấu của thanh niên Việt Nam như: chàng kỹ sư Phạm Văn Minh sinh ra với đôi chân teo nhỏ không thể đi lại không chùn bước trước khó khăn anh đã cố gắng để trở thành một kỹ sư máy tính, hay cô gái tật nguyền Nguyễn Thị Kim Anh mang trong mình khát khao cháy bỏng được làm cô giáo đã giúp cô kiên trì lấy được tấm bằng cử nhân sư phạm hóa tại Đại học Đà Nẵng,... họ chính là những tấm gương đã vượt lên và chiến thắng số phận để thành công trong học tập và lao động. Đúng như học giả Nguyễn Bá Học đã từng nói: “Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi, e sông”. Con đường phía trước dù có khó khăn đến đâu nhưng bằng niềm tin vào cuộc sống, bằng ý chí và nghị lực quyết tâm thì con người đều có thể vượt qua được. Những tấm gương ấy càng không chỉ khiến chúng ta thấm thía về giá trị của ý chí và nghị lực mà còn hiểu sâu hơn về ý nghĩa của cuộc sống có nghĩa. Có lẽ hơn ai hết, họ hiểu cuộc sống thực sự có ý nghĩa khi ta biết sống có ích, sống đẹp với nó.

Nhưng thật buồn khi trong xã hội vẫn còn một số bạn trẻ còn nao núng, ngại ngần trước những khó khăn, vẫn sống ích kỷ, chủ nghĩa cá nhân, xem nhẹ việc học tập trau dồi tri thức và nâng cao đạo đức, nhân cách, xa rời lý tưởng cách mạng mà xa vào những thú vui, hưởng thụ vật chất tầm thường, lãng phí thời gian vào các cuộc chơi vô bổ, không chịu tu dưỡng đạo đức để rồi phải trả một cái giá quá đắt. Lê Văn Luyện đã phải chịu một mức án với mười tám năm tù giam là mất mười tám năm của cuộc đời khi chưa đầy mười tám tuổi trong nhà giam khi đang ở độ tuổi với nhiều ước mơ, hoài bão chỉ vì nghiện chơi điện tử nên đã dám liều mình cầm dao để cướp tiệm vàng gây ra cái chết thương tâm cho ba mạng người. Hành vi ấy càng khiến chúng ta phải suy nghĩ nhiều hơn về việc định hướng phong cách sống trong giới trẻ hiện nay. Và đặc biệt là bản thân chúng ta, những người sẽ quản lý, làm chủ đất nước trong tương lai phải tự định hướng cho mình một phong cách sống phù hợp, đúng đắn.

Qua những lời dạy của Bác, chúng ta càng phải nhận thức được rằng đã là thanh niên – là người chủ nhân tương lai của đất nước thì dù bất luận hoàn cảnh nào, thời điểm nào đều phải phát huy sáng ngời phẩm chất anh hùng cách mạng: “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”. Thanh niên là phải dám phấn đấu hy sinh, cống hiến, vượt qua khó khăn thử thách để chứng tỏ được vai trò và vị trí của mình. Bởi chính thanh niên là lực lượng nòng cốt quyết định sự tồn vong và lớn mạnh của quốc gia. Tự hào là thế hệ kế tục sự nghiệp mà cha ông để lại, chúng ta – những người Thanh niên Việt Nam thế kỉ XXI để xứng đáng với những cống hiến của thế hệ cha ông, xây dựng thành công chế độ xã hội chủ nghĩa cần không ngừng học tập, rèn đức song song với luyện tài, tích cực hoàn thiện các kĩ năng sống vì ngày mai lập nghiệp. Đoàn viên, thanh niên cần thực sự trở thành lực lượng xung kích, đi đầu trong mọi hoạt động, mỗi đoàn viên phải luôn nỗ lực phấn đấu trong học tập, nghiên cứu khoa học và hoạt động xã hội, có gắng vượt qua mọi khó khăn, trở ngại trên con đường mình đang lựa chọn, phấn đấu để đạt được những mục tiêu mà mình đã đề ra. Bên cạnh đó, chúng ta cần phải biết và tạo cho mình một lý tưởng sống cao đẹp, gắn với mục tiêu, lý tưởng cách mạng: “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà tự hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”. Bản thân mỗi chúng ta hãy tự nhìn lại cách sống của mình để hướng đến tương lai tốt đẹp. Những hành động này sẽ góp phần không nhỏ vào việc thực hiện mục tiêu “dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ công bằng văn minh”, giúp chúng ta có thể tự hào ngẩng cao đầu với lịch sử hào hùng của dân tộc, xứng đáng với lòng mong ước, tin tưởng của Bác kính yêu: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.

Bên cạnh đó, mỗi người hãy tự bồi dưỡng, rèn luyện cho mình một bản lĩnh chính trị vững vàng để có được những nhận thức đúng đắn về con đường phát triển của đất nước, về định hướng chính trị cho bản thân và không hoang mang dao động trước những âm mưu, luận điệu sảo trá nhằm kích động, lôi kéo, mua chuộc, dụ dỗ của kẻ địch. Để có làm được điều đó mỗi chúng ta ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường hãy ra sức học thật tốt các môn chính trị, luôn xác định chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam trong mọi hành động. Có như vậy chúng ta mới có được những hành động đúng đắn trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước.

Lời dạy của Bác là một bài học vô cùng quý giá cho mỗi chúng ta về phương châm sống. Nó đã trở thành hành trang sống quan trọng nhất giúp chúng ta thực hiện ước mơ hoài bão của bản thân, giúp ta có ý chí nghị lực để vượt qua những khó khăn lớn lao thường gặp, để quyết đạt cho được ước mơ của mình; có được phương pháp hành động và suy nghĩ đúng đắn để thành người có ích hơn cho xã hội, vì một ngày mai tươi sáng. Nhà thơ Lưu Quang Vũ đã từng viết: “Nếu tất cả đường đời đều trơn láng, chắc gì ta đã nhận ra ta. Ai trong đời cũng có thể tiến xa, nếu có khả năng tự mình đứng dậy. Hạnh phúc như bầu trời này vậy, không chỉ dành cho một riêng ai”. Bước trên con đường xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa với nhiều khó khăn và thử thách, để thành công đòi hỏi phải có sự cố gắng, nỗ lực vượt qua khó khăn của từng người cụ thể phải tự đứng lên bước tiếp bằng chính đôi chân của mình. Để có thể hiến dâng cho sự nghiệp xây dựng thành công chế độ xã hội chủ nghĩa, để thực hiện thắng lợi quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa mỗi thanh niên chúng ta hãy cố gắng phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn, thử thách để sống và cống hiến như phương châm của nhà văn Nguyễn Văn Thạc đã từng viết trong tác phẩm Mãi mãi tuổi hai mươi: “Có thể ngày mai, cuộc đời sẽ trả lời mình bằng luồng gió lạnh ngắt, nhưng có hề chi, khi mình đã cống hiến cho cuộc đời một tâm hồn chính trực và cao cả - biết yêu và biết ghét -biết lăn lộn trong cái bình dị của cuộc sống mà cảm hiểu hạnh phúc không có gì so sánh nổi. Biết sống cao thượng, vươn lên trên tất cả những gì tính toán cá nhân mòn mỏi và cằn cỗi... Đây là ước mơ, là nguyện vọng, quyết tâm và cũng là trách nhiệm mình phải làm”


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Thị Thu Trng
Xem chi tiết
*** Lynk My ***
Xem chi tiết
Miamoto Shizuka
Xem chi tiết
*** Lynk My ***
Xem chi tiết
*** Lynk My ***
Xem chi tiết
Dương Hoàng Thuỷ Trà
Xem chi tiết
namblue
Xem chi tiết
namblue
Xem chi tiết
Tấn Phúc
Xem chi tiết