Bài 8: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh.

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
datcoder

Em hãy lập bảng so sánh điểm khác nhau giữa các mô hình sản xuất kinh doanh sau:

- Mô hình hộ sản xuất kinh doanh và mô hình hợp tác xã.

- Mô hình doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước.

datcoder
11 tháng 7 lúc 20:24

* Bảng 1 - Khác nhau giữa: Mô hình hộ sản xuất kinh doanh và mô hình hợp tác xã

Tiêu chí

Mô hình hợp tác xã

Mô hình hộ sản xuất kinh doanh

Đối tượng tham gia

Cá nhân, hộ gia đình là công dân Việt Nam; người nước ngoài; các tổ chức.

Cá nhân, hộ gia đình là công dân Việt Nam.

Quyền hạn của các thành viên

Có quyền bình đẳng giữa các thành viên trong mọi quyết định, hoạt động của hợp tác xã

Do chủ hộ kinh doanh hoặc theo thỏa thuận giữa các thành viên trong hộ gia đình

Người đại diện theo pháp luật

Chủ tịch hội đồng quản trị

Chủ hộ kinh doanh

Phân chia lợi nhuận

Lợi nhuận được phân chia chủ yếu dựa theo công sức thành viên đóng góp và mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Phần còn lại mới được chia theo tỷ lệ vốn góp.

Phân chia lợi nhuận sẽ do cá nhân hoặc thành viên hộ gia đình xác định, thống nhất.

Bản chất

thành lập

Nhằm giúp đỡ, tạo việc làm, đào tạo và phát triển chuyên môn của thành viên hợp tác xã.

Nhằm tăng thu nhập, nhắm đến lợi ích kinh tế.

* Bảng 2 - Khác nhau giữa: Mô hình doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước

Tiêu chí

Mô hình doanh nghiệp tư nhân

Mô hình nhà nước

Chủ sở hữu

Do cá nhân hoặc doanh nghiệp tư nhân khác làm chủ sở hữu (bao gồm cả tổ chức, cá nhân nước ngoài);

Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

Hình thức

tồn tại

- Công ty cổ phần

- Công ty TNHH 1 thành viên

- Công ty TNHH 2 thành viên

- Công ty hợp danh

- Doanh nghiệp tư nhân

- Công ty cổ phần

- Công ty TNHH 1 thành viên

- Công ty TNHH 2 thành viên

Quy mô

Đa dạng về quy mô. Tuy nhiên doanh nghiệp tư nhân chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ.

Quy mô lớn. Thường được tổ chức theo các hình thức như công ty mẹ - công ty con, tập đoàn kinh tế.

Ngành nghề hoạt động

- Hoạt động trong phạm vi ngành nghề quy định, không được kinh doanh các ngành nghề độc quyền dành cho các doanh nghiệp nhà nước.

Hoạt động chủ yếu ở các ngành nghề kinh tế then chốt. Một số ngành, nghề kinh doanh độc quyền như: hệ thống truyền tải điện quốc gia; nhà máy thủy điện có quy mô lớn đa mục tiêu, nhà máy điện hạt nhân; in, đúc tiền và sản xuất vàng miếng; xổ số kiến thiết,…