Bài 21: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo.

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
datcoder

Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi

a. Trên địa bàn huyện A có nhiều cơ sở tôn giáo hoạt động, các đối tượng phản động ở nước ngoài đã liên hệ với các chức sắc tôn giáo và đề nghị họ không thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Tuy nhiên, các chức sắc tôn giáo tại đây đã từ chối và thông tin kịp thời đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hành vi của các đối tượng trên để có biện pháp ngăn chặn và xử

b. Tại bữa tiệc liên hoan cuối năm với nhiều khách hàng của tập đoàn M, khi trao đổi về tôn giáo cùng các thành viên công ty, anh T cho rằng tôn giáo P là ưu việt nhất và khuyên mọi người nên thực hành tôn giáo này. Bên cạnh đó, anh T còn có hành vi hạ thấp vai trò của các tôn giáo khác nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết giữa các tôn giáo.

Em đánh giá như thế nào về hành vi của nhân vật trong các trường hợp trên?

datcoder
16 tháng 7 lúc 0:38

- Trường hợp a: Hành vi không thực hiện theo đề nghị của các đối tượng phản động ở nước ngoài của các chức sắc tôn giáo là phù hợp với quy định của pháp luật (theo quy định tại khoản 3 Điều 24 Hiến pháp năm 2015 và điểm a khoản 4 Điều 5 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016).

- Trường hợp b: Hành vi gây chia rẽ các tôn giáo, gây mâu thuẫn giữa những công dân theo các tôn giáo khác nhau của anh T là không phù hợp với quy định của pháp luật (theo quy định tại Điều 5 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016) và hành vi này cần bị lên án, phê phán.