Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau và trả lời câu hỏi
THÔNG TIN 1:
- Điều 159 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định:
“Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác.
1. Người nào thực hiện một trong các hành vì sau đây, dã bị xử lí kỉ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 20 000 000 đồng đến 50 000 000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
a) Chiếm đoạt thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông dưới bất kì hình thức nào;
b) Cố ý làm hư hỏng, thất lạc hoặc cố ý lấy các thông in, nội dung của thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông;
c) Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật
d) Khám xét, thu giữ thư tín, điện tín trái pháp luật
đ) Hành vi khác xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại iện tín telex, fax hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Có tổ chức
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn,
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Tiết lộ các thông tin đã chiếm đoạt, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác;
đ) Làm nạn nhân tự sát.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 000 000 đồng đến 20 000 000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Nghị định số 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử quy định:
- Khoản 4 Điều 10
“Phạt tiến từ 20 000 000 đồng đến 30 000 000 đồng đối với một trong các hành vi như sau:
a) Bóc mở bưu gửi trái pháp luật;
b) Tráo đổi nội dung bưu gửi;
c) Chiếm đoạt, trộm cắp bưu gửi có trị giá dưới 2 000 000 đồng hoặc huỷ bưu gửi trái pháp luật,
d) Không phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc đình chỉ, tạm đình chỉ vận chuyển, phát bưu gửi hoặc kiểm tra, xử lí bưu gửi hoặc người cấp thông tin về sử dụng dịch vụ bưu chính theo quy định của pháp luật".
- Điểm o, p, q, v khoản 3 Điều 102:
Phạt tiền từ 10 000 000 đồng đến 20 000 000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
o) Chiếm đoạt thư, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người được truyền đưa trên mạng dưới bất kì hình thức nào;
p) Cố ý lấy các thông tin, nội dung của thư, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được đưa truyền trên mạng.
q) Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật;
r) Thu giữ thư, điện báo, điện tín trái pháp luật."
Trường hợp: Anh K là nhân viên bưu điện. Trong lúc làm việc, anh K thấy chị H - người có mâu thuẫn với mình từ trước đến gửi thư nên anh K đã bóc mở thư ra xem mà không chuyển đi. Sự việc bị phát hiện, anh K đã bị cơ quan chức năng xử phạt hành chính.
Câu hỏi:
- Hành vi của anh K vi phạm quy định nào của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?
- Hành vi của anh K gây ra hậu quả gì?
- Hành vi bóc mở bưu gửi trái pháp luật của anh K vi phạm quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín (theo quy định tại khoản 4 Điều 10 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử).
- Hậu quả đối với hành vi của anh K: bị cơ quan chức năng xử phạt hành chính.