a. Trước khi Pháp xâm lược
Việt Nam lâm vào khủng hoảng trầm trọng của chế độ phong kiến trên tất cả các mặt :chính trị:nhà Nguyễn xây dựng một chính quyền chuyên chế độc đoán, tăng cường bảo vệ quyền lợi của dòng họ, lấy chỗ dựa là địa chủ, cường hào. kinh tế thì sa sút, công thương nghiệp bế tắc, xã hội mâu thuẫn,nhũng cuộc khởi nghĩa nông dân bùng nổ...Những chính sách đối nội, đối ngoại của nhà Nguyễn đã đặt nước ta vào tình thế hết sức bất lợi trước sự xâm lược của tư bản phương tây:tài lực, vật lực khánh kiệt, lòng dân li tán, binh sĩ bạc nhược, kém cỏi...Những bài học về "khoan thư sức dân" "thực túc binh thường" của các thế hệ trước , thì nhà Nguyễn đều không đáp ứng được vì thế khi Pháp xân lược thì quân và dân của nhà đã hết, sức đã kiệt, nhà Nguyễn không phát động được 1 cuộc kháng chiến toàn dân. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến Việt Nam rơi vào tay Pháp.
=> như vậy trách nhiệm của nhà Nguyễn với tư cách của một triều đại lãnh đạo quản lí đất nước trước nguy cơ xâm lược từ bên ngoài đã không có những biện pháp để nâng cao sức mạnh tự vệ mà còn thi hành những chính sách thiển cận,sai lầm làm cho tiềm lực quốc gia suy kiệt, hao mòn sức dân không còn khả năng phòng thủ đất nước, tạo điều kiện cho Pháp dẩy mạnh xâm lược
b.Khi Pháp vào xâm lược nhà Nguyễn với tư cách là người đứng ra lãnh đạo, tổ chức cuộc kháng chiến đã tiếp tục mắc phải những sai lầm trong đường lối đánh giặc đưa đến hậu quả nước ta rơi vào tay Pháp
-Ngay từ đầu trước cuộc xâm lăng của kẻ thù, triều đình đã có ý thức chuẩn bị kháng chiến nhưng sự chuẩn bị này lại chậm trễ, bị động, thiếu tích cực và trong quá trình kháng chiến triều đình có tư tưởng ngại địch, sợ địch không chủ động tấn công nên đã bỏ lỡ nhiều cơ hội đánh giặc (dẫn chứng)
-Triều đình đã sử dụng đường lối thủ để hoà, ảo thưởng về kẻ thù, trông chờ vào lương tâm, hảo ý của địch nên đã đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác xuất phát từ những toan tính ích kỉ muốn bảo vệ quyền lợi dòng họ nên từ chỗ kháng cự yếu ớt đến đầu hàng(d/c: lần lượt kí các bản hiệp ước đầu hàng)
-Triều đình đã không biết phát huy cuộc kháng chiến toàn dân không phối hợp với nhân dân đánh giặc đến cùng mà đã từng bước bỏ rơi, ngăn cản cuộc khởi nghĩa của nhân dân chống Pháp.
-Triều đình sai lầm trong chủ trương cầu viện bên ngoài.
- Triều đình tiếp tục duy trì đường lối bảo thủ, khước từ mọi đề nghị canh tân , đổi mới đất nước.
Thực tế việc để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp vào cuối thế kỉ XIX, chính một sử gia Pháp (Charles Gosselin) cho rằng: “Những vị Hoàng đế An Nam phải chịu trách nhiệm về sự đỗ vỡ và xuống dốc của đất nước họ. Dân xứ này, quan lại, binh lính xứng đáng có quyền được những người cầm đầu có giá trị hơn thế. Chính quyền họ đã mù quáng vì không có dự liệu, không chuẩn bị gì hết” Cố Thủ Tướng Phạm Văn Đồng nhận định: “Hồi tưởng cuộc chiến đấu anh dũng vô song của dân tộc ta ở Nam Bộ lúc bấy giờ…giá như triều đình lúc bấy giờ không ở trong tay bọn vua chúa nhà Nguyễn phản bội và đầu hàng, mà ở trong tay những người kế tục sự nghiệp của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn…thì phong trào kháng Pháp lúc bấy giờ ở Nam Bộ chắc còn mạnh mẽ hơn nhiều, nhất là đã được lãnh đạo thống nhất và kiên trì đấu tranh cho đến thắng lợi, đồng thời phong trào ấy chắc được sự ủng hộ kiên quyết của cả nước, như vậy đất Đồng Nai anh dũng từ đó đã trở nên bức thành đồng ngăn chặn bọn cướp nước phương Tây xâm phạm đất nước ta ở Nam Bộ, và do đó đã bảo vệ vẹn toàn độc lập và thống nhất của Tổ quốc” Cũng nói về sai lầm của triều Nguyễn, có ý kiến cho rằng “ sai lầm của Tự Đức và một số đình thần là không thể tha thứ”, “Lịch sử có thể “thông cảm” với An Dương Vương vì “nỏ thần vô ý trao tay giặc” khiến đất nước rơi vào ách thống trị của phong kiến phương Bắc hơn 1000 năm, Hồ Quí Ly cướp ngôi nhà Trần làm cho “chính sự phiền hà” dẫn đến đại họa nước ta rơi vào ách thống trị của nhà Minh suốt 20 năm.An Dương Vương và cha con Hồ Quí Ly đã chiến đấu tới phút cuối cùng vì nền độc lập dân tộc. Kết cục người thì nhanh chóng nhận ra sai lầm của chính mình không thể sống nhìn đất nước bị kẻ thù dầy xéo, người thì trở thành chiến tù lưu đầy nơi viễn xứ. Riêng đối với nhà Nguyễn thì không phải trong trường hợp này, nó đã từng bước đầu hàng rồi làm tay sai cho kẻ thù thống trị nhân dân ta.Đánh giá về triều Nguyễn, trong “Lịch sử nước ta” (năm 1941), lãnh tụ Hồ Chí Minh đã viết: “Bị Tây Sơn đuổi chạy ra nước ngoài.Nhờ Tây qua cứu, tính bài giải vây.Nay ta mất nước thế này,Cũng là vua Nguyễn rước Tây vào nhà.Khác gì cõng rắn cắn gà,Rước voi dầy mả, thật là ngu si.Ngàn năm gấm vóc giang san,Bị vua họ Nguyễn đem hàng cho Tây!Tội kia càng đắp càng đầy,Sự tình càng nghĩ càng cay đắng lòng”Giai đoạn triều Nguyễn với nhiều vấn đề đan xen giữa những tiến bộ và hạn chế, chậm chí những mảng đen trắng không rõ ràng, là giai đoạn phức tạp trong lịch sử dân tộc. Chúng ta cần có quan điểm khách quan, “công minh lịch sử” trong việc đánh giá mặt tích cực, cũng như mặt tiêu cực về triều Nguyễn. Trong đánh giá phải có quan điểm lịch sử và quan điểm giai cấp.Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng, Việt Nam từ những năm đầu thế kỉ XIX đã bị đặt vào tình rạng khủng hoảng vai trò lãnh đạo, triều Nguyễn bằng những chính sách phản động đã tự thủ tiêu vai trò lãnh đạo của mình, đối lập sâu sắc với nhân dân cả nước, ngày càng lún sâu vào con đường nhượng bộ, cầu hòa và cuối cùng cấu kết với kẻ thù dân tộc trong việc đàn áp, bóc lột nhân dân cả nước. Đó là trách nhiệm, cũng là tội lớn của nhà Nguyễn trước dân tộc, trước lịch sử.