Bài 4. Tìm những đại từ được dùng trong bài ca dao sau :
- Cái cò, cái vạc, cái nông,
Sao mày giẫm lúa nhà ông, hỡi cò ?
- Không không, tôi đứng trên bờ,
Mẹ con cái diệc đổ ngờ cho tôi,
Chẳng tin, ông đến mà coi,
Mẹ con nhà nó còn ngồi đây kia.
Bài 5. Dùng đại từ ở những chỗ thích hợp để thay thế cho danh từ bị lặp lại nhiều lần trong mẩu chuyện sau :
Con chuột tham lam
Chuột ta gặm vách nhà. Một cái khe hở hiện ra. Chuột chui qua khe và tìm được rất nhiều thức ăn. Là một con chuột tham lam nên chuột ăn nhiều quá, nhiều đến mức bụng chuột phình to ra. Đến sáng, chuột tìm đường trở về ổ, nhưng bụng to quá, chuột không sao lách qua khe hở được.
Theo LÉP TÔN -XTÔI
Bài 6. Chỉ ra những đại từ có trong văn bản Những câu hát châm biếm và cho biết vì sao nó là đại từ? Từ nào là đại từ, từ nào là danh từ chỉ người được dùng như đại từ?
Bài 7. Qua các văn bản Những câu hát châm biếm em hãy nêu cách dùng đại từ xưng hô (hoặc danh từ dùng như đại từ) có ý nghĩa trỏ như thế nào ?
Bài 8. Trong bài thơ Việt Bắc Tố Hữu viết:
Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa ? …
Mình đi, mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu …
a, Chỉ ra ngôi của đại từ trong các câu thơ trên ?
b, Qua cách sử dụng đại từ trong các câu trên, tác giả đã thể hiện được nội dung gì ?
Bài 9. Bé Lan hỏi mẹ : “Mẹ ơi, tại sao bố bảo con gọi bố mẹ chị Xoan là bác còn gọi bố mẹ em Giang là chú, dì, trong khi đó họ chỉ là hàng xóm mà không có họ hàng với nhà mình ?”.
Em thay mặt mẹ bé Lan giải thích cho bé rõ ?
Bài 10. Cùng tuổi với cô Hoa sao có người gọi cô là mày, mi có người lại gọi là cậu, có người gọi là cô trong khi ngoại ngữ mà em học (tiếng Anh) để chỉ ngôi thứ hai người ta thường chỉ sử dụng một từ ?
Bài 11. Nêu nhận xét về cách dùng từ xưng hô trong giao tiếp của tiếng Việt ?
Bài 12/ Xác đinh chức năng ngữ pháp của đại từ trong các câu sau:
1/ Mình nói với ta mình vẫn còn son Ta đi qua ngõ, thấy con mình bò Con mình những trấu cùng tro Ta đi lấy nước tắm cho con mình. 2/ Nước non một gánh chung tình Nhớ ai ai có nhớ mình chăng ai? 3/ "Hời hời! Một mai ai chớ bỏ ai Chỉ thêu nên gấm sắt mài nên kim" 4 /Tiếng ai than khóc nỉ non Hay vợ chú lính trèo hòn Cù Mông? 5/ Mẹ già như chuối chín cây Gió đưa mẹ rụng con rày mồ coi Mồ côi tội lắm ai ơi Đói cơm ai đỡ lỡ lời ai binh 6/ Ai về Bình Định mà coi Con gái Bình Định cầm roi đi quyền 7/ ai băng nỗi thương con Nhớ ai bằng nỗi gái son nhớ chồng Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Câu 2: Theo em, hình ảnh “cái cò” trong bài ca dao sau tượng trưng cho ai?
a.
Con cò mà đi ăn đêm,
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
Ông ơi, ông vớt tôi nao,
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.
Có xáo thì xáo nước trong,
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.
b.
Cái cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo đưa chồng, tiếng khóc nỉ non
hãy chuyển nội dung bài ca dao sau thành một câu chuyện:cái cò cái vạc cái nông
1,Hãy chuyển câu ca dao sau thành câu chuyện
Cái cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo long trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con
Trong cuộc đời của mỗi người, ai cũng đã từng mắc lỗi. Riêng tôi cũng đã có sai lầm mà làm cho tôi có một bài học đáng nhớ trong cuộc đời. Đó là lúc tôi đi về quê vào hè năm ngoái.
Khi đến nơi, ông bà tôi rất vui. Mọi người đã cùng nhau vui chơi, nói về tình hình học tập của tôi trong thời gian vừa qua. Một hôm, khi đang rượt đuổi chú chó của ông trong nhà, tôi đã vô tình làm rơi chiếc bình xuống sàn nhà, chiếc bình mà ông rất quý. Nó đã vỡ, khi ông nghe thấy tiếng động lạ, bèn chạy đến ngay. Tôi sợ ông la, liền đổ tội cho chú chó :”Thưa ông, cháu không có làm vỡ chiếc bình của ông đấy”. Ông đã cười thầm và đi chỗ khác. Tôi đã dọn dẹp chúng và chạy thật nhanh đến mẹ, kể hết mọi việc cho mẹ nghe. Mẹ bảo :”Con hãy nhận lỗi và xin lỗi với ông ngay đi, mẹ nghĩ ông sẽ tha thứ cho con bởi vì con không cố ý mà”. Thế nhưng mà tôi vẫn còn lo sợ. Sáng hôm sau, khi ra về, tôi cảm thấy rất có lỗi với ông, tôi liền chạy vào và nói hết sự thật, cứ tưởng ông sẽ la tôi, thế mà ông lại cười và nói :”Thực ra, ông đã biết hết mọi chuyện nhưng ông chỉ muốn để cháu nhận lỗi thôi”.Và cuối cùng, tôi đã lên đường sau lời tạm biệt ông.
Từ đó trở đi, tôi rất cảm ơn ông vì đã cho tôi bài học đáng nhớ trong cuộc đời :”Đừng bao giờ nói dối”.
Các bạn hãy đánh giá bài viết của mình và xem nó có những lỗi sai chỗ nào nha.Cảm ơn các bạn
Trong bài thơ “Con cò”, nhà thơ Chế Lan Viên có viết:
“ Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con”
Em hãy cảm nhận ý nghĩa đẹp đẽ và sâu sắc thể hiện trong hai câu thơ trên.
Mọi người lưu ý: Không chép mạng!
2. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :
Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi”. Vậy mà dưới mắt tôi thì...
- Con đã nhận ra con chưa? - Mẹ vẫn hồi hôp.
Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá. Bởi vì nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng: “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy”.
(Trích Bức tranh của em gái tôi – Tạ Duy Anh
Câu 1. Xác định ngôi kể được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn trích trên.
Câu 3. Tìm các tính từ có trong câu văn sau:
Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ.
Câu 4. Theo em, thế nào là lòng nhân hậu?
Câu 5. Từ đoạn trích trên, em hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 đến 7 câu) trình bày những bài học mà em đã rút ra cho bản thân.
Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi”. Vậy mà dưới mắt tôi thì…
- Con đã nhận ra con chưa? – Mẹ vẫn hồi hộp.
Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá. Bởi vì nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng: “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy.”
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn trên là:
Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn văn
Trong văn bản « Bức tranh của em gái tôi », nhà văn Tạ Duy Anh đã viết:
“ Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi”. Vậy mà dưới mắt tôi thì…
- Con đã nhận ra con chưa?- Mẹ vẫn hồi hộp.
Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc qúa. Bởi vì nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng: “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy.”
1. Khi đứng trước bức tranh đạt giải của em gái, tâm trạng của người anh đã thay đổi như thế nào? Theo em, vì sao lại có sự thay đổi đó?