-Bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh:
Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
-Cảm nhận: bài thơ Ngắm trăng của Bác tuy giản dị nhưng hàm súc. Bác làm thơ này khi đang ở trong tù. Trong hoàn cảnh ngục tù khó khăn như thế, Người vẫn tỏ rõ tình yêu thiên nhiên và phong thái ung dung, lạc quan của mình.
Chúc bạn học tốt!
Tin thắng trận
Trăng vào cửa sổ đòi thơ
Việc quân đang bận xin chờ hôm sau
Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu
Âý tin thắng trận Liên khu báo về
Bài thơ có hai phần. Hai câu đầu là cuộc trò chuyện của nhà thơ với vầng trăng về việc làm thơ. Hai câu sau ghi lại
việc tỉnh giấc mơ thu, đúng lúc tin thắng trận báo về từ Liên khu. Vấn đề đặt ra là Bác nói chuyện với trăng, rồi sau người đi ngủ và giật mình tỉnh dậy hay là Bác đang mơ chuyện trò với trăng rồi giật mình tỉnh dậy? Giải quyết điều này thỏa đáng, sẽ thấy được nét thú vị của hoàn cảnh thành thơ.Chúng tôi không cho rằng cuộc trò chuyện với trăng là cuộc trò chuyện được Bác tưởng tượng ra do Người với trăng vốn là bạn tâm giao. Giống như là Bác đã từng hình dung “Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ” thuở Người bị tù đầy. Cuộc trò chuyện này cần được hiểu là cuộc trò chuyện trong mơ. Và như thế, xem xét, bình giá bài thơ phải chú ý đến đặc điểm đầu tiên: bài thơ này được khởi làm từ trong mộng.Sau một ngày lo lắng việc quân Bác chợp ngủ và mơ thấy trăng đẩy cửa vào đòi thơ. Nguyên văn là trăng đẩy cửa hỏi thơ đã làm xong chưa. Với tư cách là một người bạn thân quen, Bác đã không khách khí, không rào đón, mà trả lời rất thật : Bận rộn việc quân chưa làm thơ được. Cần lưu ý câu trả lời này ở chỗ không phải là không có thơ, cũng không hẹn là hôm sau sẽ làm.Như vậy, hai câu thơ trên ghi lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện của Bác với vầng trăng ở trong giấc mơ của Người. Một vài người bình bài thơ đã đúng khi nói rằng trăng đã theo Bác vào trong cả giấc mơ. Lại càng đúng hơn khi nói rằng,cả trong giấc mơ, Ngươì cũng không quên lo nghĩ về việc quân, việc nước. Cả đến trong giấc mơ, Người cũng không một phút giây sao nhãng việc cứu nước, cứu dân.Nhưng nếu làm thơ trong mơ thì tuy khác thường, độc đáo nhưng chắc chắn Bác không phải là người thứ nhất, càng không phải là người duy nhất.Tính chất độc đáo của hoàn cảnh thành thơ bài Báo tiệp ở chỗ từ bắt đầu hình thành đến hoàn thiện một bài thơ là một sự thống nhất, liền mạch. Nó là sự tiếp nối tự nhiên từ tĩnh (giấc mơ) đến động (tỉnh mộng đón tin thắng
trận), từ mộng đến thực, từ mơ màng đến tỉnh thức.Trong giấc mộng, Người trả lời trăng là việc quân bận rộn nên chưa làm thơ. Câu chuyện đang ở đấy thì Sơn lâu
chung hưởng kinh thu mộng - bỗng có một tiếng chuông vọng từ lầu núi làm kinh thu mộng. Đây là câu thơ chuyển tiếp từ mộng sang thực, từ mơ đến tỉnh. Và câu kết Chính thị liên khu báo tiệp thì là câu thơ kết thúc trạng thái mộng,
chuyển hẳn sang trạng thái thực, kết thúc trạng thái mơ, chuyển sang trạng thái tỉnh thức.Những người bình thơ đã băn khoăn không biết tiếng chuông là chuông chùa, chuông nhà thờ hay chuông điện thoại. Mặt khác, nguyên văn bài thơ lại viết rõ ràng rằng sơn lâu (lầu núi). Lầu núi là lầu nào xây trên núi? Xung quanh chiến khu hồi ấy lấy đâu ra nhà lầu? Cái lán của Bác ở có thể thi vị hóa thành sơn lâu - lầu núi được không? Lại còn chữ kinh thu mộng nữa. Giấc mộng mùa thu là giấc mộng của ai? Của Bác? Của núi rừng? Hay của cả hai?Trước hết cần phải thấy rằng, Bác làm thơ chữ Hán, cho nên một số thi liệu của thơ chữ Hán như sơn lâu, chung hưởng, thu mộng, thu địch, tửu vị tàn có tính ước lệ, không nên hiểu theo nghĩa đen một cách rành rẽ. Mặt khác, như đã nói ở trên, khi câu chuyện của Bác với trăng trong giấc mộng bị gián đoạn thì cái cảm nhận “sơn lâu chung hưởng” kia cũng là cảm nhận đang từ cõi mộng về cõi thực, đang từ mơ màng trở về tỉnh thức cho nên nó lãng đãng nửa thực nửa hư. Không nên hiểu là “tiếng chuông điện thoại”, “tiếng kẻng chòi canh” hay “tiếng chuông lầu trên núi”. Đây chỉ là một tiếng như là tiếng chuông, một tiếng gây tác động mạnh, làm tỉnh giấc mơ gặp gỡ, trò chuyện cùng trăng mà thôi. Thu mộng có thể hiểu là giấc mộng mùa thu của núi rừng. Nhưng chắc chắn sẽ có giấc mộng của nhân vật trữ tình là Bác.Trở lại với toàn bài thơ, ta thấy hiếm khi người đọc có thể theo dõi và nhận thức toàn bộ quá trình hình thành và
hoàn chỉnh một bài thơ, thấy được sự kì diệu từ không đến có xảy ra như thế nào.Cái hay của bài thơ, cái độc đáo của nó chính là có một sự liền mạch, thống nhất từ khi hình thành cho đến khi hoàn chỉnh. Từ giấc mơ đến hiện thực, từ mơ màng đến tỉnh thức. Trong mơ thì “quân vụ nhưng mang vị tố thi”. Nhưng khi tỉnh thì “Chính thị liên khu báo tiệp thì”. Trong mơ thì chưa có thơ. Nhưng khi tỉnh thức thì đúng là lúc Tin thắng trận liên khu báo về. Tin thắng trận là tứ của bài thơ, là câu thơ làm hoàn chỉnh bài thơ. Tin thắng trận là nguồn cảm hứng lớn để Bác hoàn thành bài thơ mà trăng đang đòi hỏi trong mơ. Vì vậy mà Tin thắng trận(Báo tiệp) được Bác lấy để đặt tên cho cả bài. Đây cũng là kiểu cảm xúc thành thơ mà sau này chúng ta sẽ còn bắt gặp duy nhất một lần nữa ở bài thơ vui vô đề của Bác : Bỗng nghe vần thắng vút lên cao.Trong những lời bình cho bài thơ này, người ta chú ý nhiều đến sự nhân hóa và tưởng tượng của Bác, đến mối
quan hệ gắn bó, thân thiết giữa Bác với trăng. Hầu như ít người chú ý đầy đủ đến cảnh trăng đẩy cửa sổ hỏi thơ xong chưa và câu trả lời của Bác : việc quân đang bận chưa làm thơ được, đều là hỏi và đáp ở trong mơ. Và cũng ít chú ý đến câu thơ “Sơn lâu chung hưởng kinh thu mộng” là câu thơ trong trạng thái chập chờn đang từ mộng về thực, đang từ ngủ sang thức và đặc điểm thi liệu cổ có tính ước lệ trong thơ chữ Hán của Bác. Tin thắng trận báo về như là một kết quả tất yếu được chuẩn bị, được xuất phát từ “quân vụ nhưng mang”. “Chính thị liên khu báo tiệp thì”- Tin thắng trận từ chiến khu báo về đúng thời điểm tỉnh hẳn giấc mơ. Và bài thơ được viết xong. Đây chính là điểm độc đáo nhất của hoàn cảnh thành thơ bài Báo tiệp.
Hồ Chí Minh (1890-1969)là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam. Người đã lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. hồ Chí Minh còn là một danh nhân văn hóa thế giới, một nhà thơ lớn. Người viết bài thơ Cảnh khuya ở chiến khu Việt Bắc, trong những năm đầu của cuộc khánh chiến chống thực dân Pháp(1946-1954). Cuối năm 1947, quân Pháp ồ ạt tấn công lên Việt Bắc hong tiêu diệt lực lượng chủ yếu và cơ quan đầu não lãnh đạo cuộc kháng chiến. Chiến dịch Việt Bắc của dân ta đã làm thất bại ý đồ của địch và tiêu diệt nhiều lực lượng của chúng.
Trong tù ko rượu cũng ko hoa,
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ;
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe của ngắm nhà thơ.
Trung thu
Trung thu vành vạnh mảnh gương thu,
Sáng khắp nhân gian bạc một màu;
Sum họp nhà ai ăn tết đó,
Chẳng quên trong ngục kẻ ăn sầu.
Trung thu ta cũng tết trong tù,
Trăng gió đêm thu gợn vẻ sầu;
Chẳng được tự do mà thưởng nguyệt,
Lòng theo vời vợi mảnh trăng thu.
Ngắm Trăng
Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
Cảnh khuya
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trong lòng cổ thụ bóng lòng hoa
Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Rằm tháng giêng
Rằm xuân lòng lòng trăng xôi
Sông xuân nước biếc màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bác ngác trăng ngân đầy thuyền
Tin thắng trận
Trăng vào cửa sổ đòi thơ
Việc quân đang bận xin chờ hôm sau
Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu
Ấy tin thắng trận liên khu báo về
Đi thuyền trên sông Đáy
Dòng sông lặng ngắt như tờ, Sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng theo. Bốn bề phong cảnh vắng teo, Chỉ nghe cót két tiếng chèo thuyền nan. Lòng riêng riêng những bàng hoàng, Lo sao khôi phục giang san Tiên Rồng. Thuyền về, trời đã rạng đông, Bao la nhuốm một màu hồng đẹp tươi. Nhớ like Vọng nguyệt
Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ.
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
CẢM NHẬN :
Đây là bài thơ tứ tuyệt của Bác. Tuy giản dị mà cũng thật hàm súc.Bác làm bài thơ này khi đang ở trong tù. Trong hoàn cảnh ngục tù khó khăn như thế, người vẫn tỏ rõ tình yêu thiên nhiên và phong thái ung dung, lạc quan của mình. Phân tích thơ:
_Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
==>Trong tù không rượu cũng không hoa
Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?
Rõ ràng, ở hai câu thơ đầu, Bác nêu ra sự thiếu thốn khi ở trong tù, nhưng không phải để than thở mà để bắt đầu nền tảng cho câu thơ thứ hai. Câu thứ hai thể hiện nên sự bối rối, khó xử của người tù trong hoàn cảnh "không rượu cũng không hoa", sự bồn chồn trước cảnh đẹp của đêm trăng==> Người vẫn có sự rung động mãnh liệt trước đêm trăng.
_Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.
==>Người hướng ra trước song ngắm trăng sáng,
Từ ngoài khe cửa, trăng ngắm nhà thơ.
Trong hai câu này, các từ: nhân_thi gia; song,nguyệt_minh nguyệt được sắp xếp ở các vị trí đối nhau khiến cho câu thơ nhịp nhàng, cân đối, thể hiện được sự gắn bó "thân thiết" giữa nhà thơ và vầng trăng. Hình ảnh "trăng" ở câu thơ này được tác giả khắc hoạ một cách triều mến, như một người bạn lâu năm, tri ân tri kỉ, luôn cùng Bác ở bất cứ đâu, dù trong cảnh ngục tù khốn khó.
HAY CẢM NHẬN = 1 BÀI VĂN :
Tháng 8-1942, Hồ Chí Minh từ Pác Bó (Cao Bằng) bí mật lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ quốc tế cho cách mạng Việt Nam, nhưng khi đến gần thị trấn Túc Vinh thì Người bị chính quyền địa phương ở đây bắt giữ, giải đi khắp gần 30 nhà giam của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây, bị đày đoạ hơn một năm trời. Thời gian này, Người đã viết Nhật kí trong tù bằng thơ chữ Hán, gồm 133 bài, phần lớn là thơ tứ tuyệt. Tập thơ thể hiện một tâm hồn cao đẹp, ý chí cách mạng kiên cường và nghệ thuật thi ca đặc sắc. Bài thơ Ngắm trăng được trích trong tập Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh. “Ngục trung vô tửu diệc vô hoa Đối thử lương tiêu nại nhược hà? Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt Nguyệt tòng song khích khán thi gia” Bài thơ được dịch là “Ngắm trăng”: “Trong tù không rượu cũng không hoa Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ” Trong các các câu thơ dịch, câu thứ hai trong nguyên tác có nghĩa là “Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?”. Câu thơ dịch dịch thành: Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ đã làm mất đi cái xốn xang, bối rối của nhân vật trữ tình (cũng là mất đi sự lãng mạn và nhạy cảm trước thiên nhiên trong tàm hồn của Bác). Hai cầu thơ cuối (bản dịch) cũng kém phần đăng đối hơn so với phiên âm. Hơn nữa từ nhòm và ngắm trong câu cuối là hai từ đồng nghĩa, khiến cho lời dịch không bảo đảm được sự cô đúc của ý tứ và thể thơ. Thường người ta ngắm trăng vào những lúc thảnh thơi, thư thái. Thế nhưng ở đây, Hồ Chí Minh lại ngắm trăng trong một hoàn cảnh rất đặc biệt: ở trong tù. Khi Bác nói “Trong tù không rượu cũng không hoa” thì không có nghĩa là Bác đang than thở cũng không phải đó là một lời phê phán. Chỉ có thể nghĩ rằng, trước đêm trăng tuyệt đẹp ấy, Bác mong được thưởng trăng một cách trọn vẹn (và đúng là thật tiếc nếu không có rượu, có hoa). Chính việc nhớ đến rượu và hoa trong cảnh ngục tù này đã cho thấy, người tù không hề vướng bận gì về vật chất và những gian nan mà mình đang phải chịu. Người tù vẫn ung dung tự tại, vẫn thả hồn mình cùng với thiên nhiên. Hai câu cuối của bài thơ chữ Hán đối nhau rất chỉnh: Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt, Nguyệt tòng song khích khán thi gia. Các từ chỉ người (nhân, thi gia) và các từ chỉ trăng (nguyệt) đặt ỏ hai đầu, ở giữa là cửa nhà tù (song). Thế nhưng, giữa người và trăng vẫn tìm được sự giao hoà với nhau. Cấu trúc đối này đã làm nổi bật tình cảm mảnh liệt giữa người và trăng, nổi bật sự gắn bó thân thiết của một mối quan hệ từ lâu đã trở thành tri kỉ (Bác với trăng). Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh hiện lên trong bài thơ nổi bật ở khía cạnh người chiến sĩ không chút bận tâm về gông cùm, đói rét,...Trước khó khăn, Bác vẫn giữ được phong thái ung dung, tự tại. Bài thơ còn thể hiện nổi bật tâm hồn nghệ sĩ của Bác Hồ, một tâm hồn luôn rộng mở với thiên nhiên. Cuộc ngắm trăng trong bài Vọng nguyệt có hoàn cảnh không giống như các cuộc ngắm trăng khác: bài thơ được Bác làm khi phải chịu cảnh tù đày. Và có thể nói, mỗi bài thơ Bác viết về trăng lại có những nét riêng: trăng đầy sức sống, đầy sức xuân trong Rằm tháng giêng (Nguyên tiêu), trăng thi vị và tri kỉ trong Báo tiệp (Tin thắng trận),...Nói chung, ở tất cả những bài này, Bác đều đã cho người đọc thấy vẻ đẹp của một tâm hồn thi sĩ, luôn mở rộng lòng để giao hoà cùng với thiên nhiên.
Bài thơ:''Cảnh khuya'':
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
-cảm nghĩ:không gian:núi rừng Việt Bắc
thời gian:đêm đã khuya
âm thanh:tiếng suối
cảnh vật:ánh trăng; bóng cổ thụ; hoa
Nghệ thuật:so sánh; điệp ngữ; nhân hóa; tiêu đối; miêu tả.
=)Lung linh, huyền bí, hòa hợp, ấm áp
- niền say mê cảnh thiên nhiên
-nỗi lo việc nước, lo lắng vận mệnh của đất nước.
-Nghệ thuật:so sánh , điệp ngữ-)khắc sâu lên tâm tư, tình cảm yêu thiên nhiên , đất nước.
Gắn bó hòa hợp với thiên nhiên.
1. Vọng nguyệt
Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ.
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
2. Trung thu
.......
Trung thu ta cũng tết trong tù,
Trăng gió đêm thu gợn vẻ sầu;
Chẳng được tự do mà thưởng nguyệt,
Lòng theo vời vợi mảnh trăng thu.
3. Rằm tháng giêng
Rằm xuân lồng lộng trăng soi,
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.
Giữa dòng bàn bạc việc quân,
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.
4. Dạ lãnh
Đêm thu không đệm cũng không chăn,
Gối quắp, lưng còng, ngủ chẳng an;
Khóm chuối trăng soi càng thấy lạnh,
Nhòm song, Bắc Đẩu đã nằm ngang
5. Thu dạ
Trước cửa lính canh bồng súng đứng,
Trên trời trăng lướt giữa làn mây;
Rệp bò ngang dọc như thiết giáp,
Muỗi lượn hung hăng tựa máy bay;
............
6. Cảm tưởng đọc "Thiên Gia thi"
Thơ xưa thường chuộng thiên nhiên đẹp,
Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông;
Nay ở trong thơ nên có thép,
Nhà thơ cũng phải biết xung phong.
7. Tin thắng trận
Trăng vào cửa sổ đòi thơ,
Việc quân đang bận, xin chờ hôm sau,
Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu,
Ấy tin thắng trận Liên khu báo về.
8. Đối nguyệt
Ngoài song, trăng rọi cây sân,
Ánh trăng nhích bóng cây gần trước song.
Việc quân, việc nước bàn xong,
Gối khuya ngon giấc bên song trăng nhòm.
9. Cảnh khuya
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
10. Đi thuyền trên sông Đáy
Dòng sông lặng ngắt như tờ,
Sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng theo.
Bốn bề phong cảnh vắng teo,
Chỉ nghe cót két tiếng chèo thuyền nan.
........
11. Cảnh rừng Việt Bắc
Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay,
Vượn hót chim kêu suốt cả ngày,
Khách đến thì mời ngô nếp nướng,
Săn về thường chén thịt rừng quay,
Non xanh, nước biếc tha hồ dạo,
Rượu ngọt, chè tươi mặc sức say.
Kháng chiến thành công ta trở lại,
Trăng xưa, hạc cũ với xuân này.
12. Chơi trăng
Gặp tuần trăng sáng dạo chơi trăng
Sẵn nhắn vài câu hỏi chị Hằng
"Non nước tơi bời sao vậy nhỉ ?
Nhân dân cực khổ biết hay chăng ?
..........
13. Thư Trung thu 1951
Trung thu trăng sáng như gương
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng
Sau đây Bác viết mấy dòng
Gửi cho các cháu tỏ lòng nhớ nhung...
-Bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh:
Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
-Cảm nhận: bài thơ Ngắm trăng của Bác tuy giản dị nhưng hàm súc. Bác làm thơ này khi đang ở trong tù. Trong hoàn cảnh ngục tù khó khăn như thế, Người vẫn tỏ rõ tình yêu thiên nhiên và phong thái ung dung, lạc quan của mình.
Chúc bạn học tốt!
Mai Thị Kim Liên15 tháng 11 2016 lúc 10:13
-Bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh:
Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
-Cảm nhận: bài thơ Ngắm trăng của Bác tuy giản dị nhưng hàm súc. Bác làm thơ này khi đang ở trong tù. Trong hoàn cảnh ngục tù khó khăn như thế, Người vẫn tỏ rõ tình yêu thiên nhiên và phong thái ung dung, lạc quan của mình.
Chúc bạn học tốt!