Đọc mỗi đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới
1. Còn bây giờ giấc ngủ dến với con dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo.
a. Cho biết đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả của văn bản ấy là ai?
b.Nêu xuất xứ của văn bản? Cho biết phương thức biểu đạt của văn bản đó?
c. Tác dụng của phép tu từ so sánh được sử dụng trong đoạn trích trên.
d. Khái quát nội dung chính mà tác giả muốn thể hiện trong đoạn văn ấy.
2. Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra.”
a. Cho biết đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả của văn bản ấy là ai?
b. Chỉ ra 2 từ ghép có ở đoạn trích trên
c. Trong câu người mẹ nói với con: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra.” Em hiểu thế giới kì diệu đó là gì?
d.Câu nói của người mẹ ở cuối đoạn trích có ý nghĩa gì?
3. Đêm qua, lúc nào chợt tỉnh, tôi cũng nghe tiếng nức nở, tức tưởi của em. Tôi cứ phải cắn chặt mooiddeer khỏi bật lên tiếng khóc to, nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đẫm cả gối và hai cánh tay áo.
a. Những câu văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả của văn bản ấy là ai?
b.Cho biết văn bản ấy được kể theo ngôi thứ mấy và lời kể của ai?
c. Em hiểu tác dụng của việc sử dụng phép so sánh trong đoạn trích ấy như thế nào?
d. Khái quát nội dung cơ bản của đoạn trích ấy
4. Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi.
a.Chỉ ra phép so sánh trong bài ca dao trên.
b. Phân tích tác dụng của phép so sánh được sử dụng trong bài ca dao ấy.
c.Khái quát nội dung của bài ca dao.
1. Còn bây giờ giấc ngủ dến với con dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo.
a. Cho biết đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả của văn bản ấy là ai?
=> Đoạn văn trích từ văn bản cổng trường mở ra của Thanh Tịnh.
b.Nêu xuất xứ của văn bản? Cho biết phương thức biểu đạt của văn bản đó?
=> “Cổng trường mở ra” là bài báo của Lý Lan in trên báo “Yêu tre”, số 166, thành phố Hồ Chí Minh, 1.9.2000. PTBĐ: miêu tả, biểu cảm.
c. Tác dụng của phép tu từ so sánh được sử dụng trong đoạn trích trên.
=> + Tăng sức gợi hình gợi cảm
+ Cho người đọc thấy được sự hồn nhiên trong sáng của một đứa trẻ khi ngủ.
d. Khái quát nội dung chính mà tác giả muốn thể hiện trong đoạn văn ấy.
=> Nội dung chính : miêu tả đưuá con khi đang ngủ
2. Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra.”
a. Cho biết đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả của văn bản ấy là ai?
=> Đoạn văn trích từ văn bản Cổng trường mở ra của Thanh Tịnh
b. Chỉ ra 2 từ ghép có ở đoạn trích trên
=> ngày mai, kì diệu
c. Trong câu người mẹ nói với con: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra.” Em hiểu thế giới kì diệu đó là gì?
=> Thể giới kì diệu là:
+ Một thế giới trong sáng lành mạnh, bổ ích
+ Một thế giới có bạn bè, thầy cô luôn quan tâm giúp đỡ
+ Một thế giới của tri thức, những điều hay lẽ phải, giúp con người hoàn thiện nhân cách
+ Một thế giới để nuôi dưỡng tâm hồn con, để con thỏa sức với những đam mê
d.Câu nói của người mẹ ở cuối đoạn trích có ý nghĩa gì?
=> Ý nghĩa:
+ Cho thấy sự quan tâm của các bậc phụ huynh đối với con trẻ
+ Tầm quan trọng của nhà trường trong việc giáo dục một đứa trẻ
1. a, - Văn bản "Cổng trường mở ra".
- Tác giả: Lý Lan.
b, - Trích từ Báo Yêu trẻ, số 166, ngày 1-9-2000.
- Phương thức biểu đạt: biểu cảm (một chút tự sự).
c, Tác dụng: Sự vô tư, hồn nhiên, vô lo vô nghĩ của người con.
d, Nội dung chính: cảnh đứa con ngủ, thể hiện sự vô tư của một đứa trẻ.
2. a, Trích từ văn bản "Cổng trường mở ra" của Lý Lan.
b, Từ ghép: khai trường, kì diệu
c, "Thế giới kì diệu" đó là thế giới với cả một bầu trời kiến thức; tình cảm thầy cô, bạn bè; những hoạt động vui chơi, giải trí,...
d, Thể hiện vai trò của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người chúng ta. Để bước ra xã hội, chúng ta phải có tri thức, nhiều hiểu biết.
3. a, Trích từ văn bản "Cuộc chia tay của những con búp bê" của Khánh Hoài.
b, Văn bản được kể theo ngôi thứ nhất và là lời kể của nhân vật Thành (người anh).
c, Phép so sánh đã nói lên được sự đau khổ của hai anh em vào đêm trước ngày chia tay (nước mắt tuôn ra như suối)
d, Nội dung: tâm trạng của Thành và Thuỷ vào đêm trước ngày hai anh em phải chia xa
4. a, Phép so sánh:
- Công cha như nói ngất trời
- Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
b, Ví: + công cha - núi ngất trời
+ nghĩa mẹ - nước biển Đông
➤ Nhấn mạnh công lao vô cùng to lớn và tình cảm sâu sắc mà cha mẹ dành cho con cái
c, Nội dung: Nhắn nhủ bổn phận và trách nhiệm của con cái trước công lao to lớn của cha mẹ