Ôn tập ngữ văn 12

Phạm Hoàng Phương

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Lòng trắc ẩn có nguồn gốc từ sự thấu cảm. Thấu cảm là khả năng nhìn thế giới bằng con mắt của người khác, đặt mình vào cuộc đời của họ. Giống như cái lạnh thấu tủy hay cái đau thấu xương, thấu cảm là sự hiểu biết thấu đáo, trọn vẹn về một ai đó, khiến ta hiểu được suy nghĩ của họ, cảm được những cảm xúc của họ, và tất cả xảy ra mà không có sự phán xét. Khả năng đọc được tâm trí và tâm hồn của người khác là một khả năng phát triển ở những người mẫn cảm. Thấu cảm khiến ta hồi hộp khi quan sát một người đang đi trên dây ở trên cao, làm chúng ta cùng vui buồn với một nhân vật trong truyện.

Thấu cảm xảy ra trong từng khoành khắc của cuộc sống. Một đứa trẻ ba tuổi chìa con gấu bông của mình cho em bé sơ sinh đang khóc để dỗ nó. Một cô gái nhăn mặt khi theo dõi bạn mình trên giường bệnh chật vật uống một viên thuốc đắng. Mùa EURO 2016 kết thúc với một hình ảnh đẹp; một cậu bé Bồ Đào Nha tiến tới an ủi một fan người Pháp cao to gấp rưỡi mình, đang ôm mặt khóc vì đội Pháp thua trận chung kết. Anh người Pháp cúi xuống ôm cậu bé mà người vẫn rung lên nức nở. Cậu đợi cho tới khi anh đi khuất hẳn rồi mới tiếp tục phất cờ mừng chiến thắng.

(Trích Thiện, Ác và Smartphone - Đặng Hoàng Giang, NXB Hội nhà văn, 2017, tr.275)

Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2: Theo tác giả, thấu cảm là gì?

Câu 3: Nhận xét về hành vi của đứa trẻ ba tuổi, co gái có bạn bị ốm, cậu bé Bồ Đào Nha được nhắc đến trong đoạn trích.

Câu 4: Anh/Chị có đồng tình với ý kiến: Lòng trắc ẩn có nguồn gốc từ sự thấu cảm? Vì sao?

(Đề thi THPT Quốc gia 2017 môn Ngữ văn)

Bình Trần Thị
22 tháng 6 2017 lúc 11:36

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Phương thức nghị luận.

Câu 2: Theo tác giả, thấu cảm là khả năng nhìn thế giới bằng con mắt của người khác, đặt mình vào cuộc đời của họ, là sự hiểu biết thấu đáo trọn vẹn một ai đó, khiến ta hiểu được những suy nghĩ của họ, cảm được những cảm xúc của họ và tất cả xảy ra mà không có sự phán xét.

Câu 3: Hành vi của đứa trẻ 3 tuổi, cô gái có bà bị ốm, cậu bé Bồ Đào Nha được nhắc đến trong đoạn trích chính là những minh chứng giản dị và sinh động cho sự thấu cảm, lòng trắc ẩn.

Những hành động đó cho thấy sự đồng cảm, thấu hiểu, yêu thương có trong từng khoảnh khắc của cuộc sống.

Những hành động ấy đã thể hiện được nét đẹp tâm hồn trắc ẩn, vị tha, yêu thương của ba nhân vật trong đoạn trích. Đó là những tình cảm tốt đẹp, nhân văn đáng được trân trọng, là món quà to lớn mà chúng ta dành cho nhau.

Câu 4:

"Lòng trắc ẩn có nguồn gốc từ sự thấu cảm" là một ý kiến đúng đắn, sâu sắc, đáng để chúng ta đồng tình và suy ngẫm vì:

- Như chúng ta thấy sự thấu cảm là khả năng đồng cảm, thẩu hiểu, cảm thông đối với người khác, đặt cá nhân mình vào vị thế, suy nghĩ của người khác để hiểu sâu sắc tình cảm, hành động của người đó.

- Khi có được sự thấu cảm, ta có thể có thể hòa hợp với tâm trạng của người ấy và có mong muốn được chia sẻ từ niềm vui đến nỗi buồn. Đó chính là lòng trắc ẩn.

- Có được sự thấu cảm, mỗi người sẽ biết cảm thông, yêu thương và cũng chính là biểu hiện của lòng nhân ái, sự trắc ẩn.

Bình luận (3)
Trần Nguyễn Bảo Quyên
22 tháng 6 2017 lúc 10:45

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.

Câu 2. Theo tác giả, thấu cảm là khả năng nhìn thế giới bằng con mắt của người khác, đặt mình vào cuộc đời của họ.

Câu 3. Nhận xét về hành vi của các nhân vật được nhắc tới trong văn bản:

- Đứa bé ba tuổi sẵn sàng chìa con gấu bông của mình cho em bé sơ sinh để dỗ em bé đang khóc.

- Cô gái nhăn mặt cảm nhận được cái đắng ngắt của vị thuốc mà bạn mình đang phải uống.

- Cậu bé Bồ Đào Nha an ủi một cổ động viên người Pháp sau trận chung kết EURO 2016.

Các hành động ấy, ở nhiều lứa tuổi khác nhau, nhiều nền văn hoá khác nhau, trong những hoàn cảnh không giống nhau nhưng đều thể hiện sự cảm thông, sẻ chia với những buồn đau, mất mát, những khó khăn của người khác - dẫu cho người ấy là bạn hay là đối thủ của mình. Đó là những hành động đẹp, thể hiện sự thấu cảm và lòng trắc ẩn. Những hành động đẹp làm nên vẻ đẹp nhân cách của con người, vẻ đẹp văn hoá của xã hội.

Câu 4. Học sinh có thể nêu quan điểm riêng của mình về vấn đề (đồng ý hoặc không đồng ý hoặc có bổ sung ...) nhưng cần phải lập luận mạch lạc, thuyết phục.

- Đồng ý với ý kiến trên vì lòng trắc ẩn là tấm lòng thương xót người khác một cách kín đáo, sâu xa. Chỉ có thể yêu thương người khác khi ta thực sự hiểu họ, đồng cảm với họ. Và để làm được điều đó, ta phải biết đặt mình vào hoàn cảnh của người khác, đồng cảm với người khác. Đó chính là sự thấu cảm. Vậy thấu cảm chính là nguồn gốc của lòng trắc ẩn.

- Bổ sung: Nhiều khi sự thấu cảm thôi chưa đủ để tạo nên lòng trắc ẩn. Con người cần có tình yêu thương, lòng nhân ái, vị tha. Xã hội cũng cần có sự bao dung và đề cao những giá trị nhân văn. Có như vậy, lòng trắc ẩn, tình yêu thương mới được lan toả trong cộng đồng.

Bình luận (3)

Các câu hỏi tương tự
Linh Phương
Xem chi tiết
Tâm Nhanh
Xem chi tiết
Phạm Hoàng Phương
Xem chi tiết
Hải Đăng
Xem chi tiết
Trần Hoàng Huy
Xem chi tiết
Johnny SunShine
Xem chi tiết
Huỳnh Bá Duy
Xem chi tiết
Lê Thị Thanh Bình
Xem chi tiết
Star LCG
Xem chi tiết