Cảnh ngày xuân- Nguyễn Du

Diệu Hoàng

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi

" Tà tà Bóng ngả về tây

Chị em thơ thẩn dang tay ra về Bước dần theo ngọn tiểu khuê Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh Nao nao dòng nước uốn quanh Nhịp cầu Nho Nhỏ cuối ghềnh Bắc ngang

a/ Tìm các từ láy có trong đoạn thơ trên cho biết các từ láy mang những ý nghĩa nào b/Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên

minh nguyet
26 tháng 5 2019 lúc 20:20

a, Các từ láy: Tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ

b, Tham khảo:

Tuyệt tác “Truyện Kiều” của Nguyễn Du không chỉ mang những giá trị xã hội sâu sắc mà còn làm say lòng người đọc ở những đoạn thơ tả cảnh tuyệt bút. Một trong số đó là đoạn trích “Cảnh ngày xuân” Đoạn trích nằm ở phần đầu của tác phẩm. Vào ngày Tết Thanh minh, chị em Thúy Kiều đi tảo mộ. Thiên nhiên và con người ngày xuân hiện lên tươi tắn, xinh đẹp đông vui nhộn nhịp dưới đôi mắt “xanh non biếc rờn” của những chàng trai, cô gái tuổi đôi tám. Sau những giây phút sôi nổi, chị em Thúy Kiều phải rời buổi du xuân trở về: “Tà tà bóng ngả về tây, Chị em thơ thẩn dan tay ra về. Bước lần theo ngọn tiểu khê, Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh. Nao nao dòng nước uốn quanh, Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang” … Bên cạnh vẻ thanh thoát, dịu nhẹ của mùa xuân như ở những câu thơ trước, khung cảnh mùa xuân đến đây đã mang một sắc thái khác với bức tranh lễ hội rộn ràng, nhộn nhịp. Cảnh vật toát lên vẻ vương vấn khi cuộc du xuân đã hết. Các từ láy tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ vừa gợi tả sắc thái cảnh vật vừa gợi ra tâm trạng con người. Dường như có cái gì đó đang mơ hồ xâm lấn, cảnh vật đã nhuốm sắc thái vương vấn, man mác của tâm trạng con người, ở đây, Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình để mượn cảnh vật mà diễn tả những rung động tinh tế trong tâm hồn những người , thiếu nữ. Những từ láy được sử dụng trong đoạn thơ đểu là những từ láy có tính giảm nhẹ. “Tà tà” diễn tả bóng chiều đang từ từ nghiêng xuống; “thơ thẩn” lại diễn tả tâm trạng bâng khuâng dịu nhẹ không rõ nguyên nhân (nó gần với nỗi buồn “tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn” của Xuân Diệu sau này) “thanh thanh” vừa có ý nghĩa là sắc xanh nhẹ nhàng vừa có ý nghĩa là thanh thoát, thanh mảnh; từ “nao nao” trong câu thơ diễn tả thế chảy của dòng nước nhưng đồng thời diễn tả tâm trạng nao nao buồn và từ “nho nhỏ” gợi dáng nhỏ xinh xắn, vừa vặn với cảnh với tình. Khung cảnh thiên nhiên cũng theo đó mà nhỏ đi để phù hợp với tâm trạng con người: “ngọn tiểu khê” - dòng suối nhỏ, phong-cảnh thanh thoát, dịp cầu “nho nhỏ” lại nằm ở “cuối ghềnh” ở phía xa xa,... Cảnh và người như có sự tương liên để giao hòa trong bầu không khí bâng khuâng, lưu luyến, khe khẽ sầu lay. Có thể mớ hồ cảm nhận được cảnh vật đang tạo ra dự cảm về những sự việc sắp xảy ra. Đoạn trích Cảnh ngày xuân có bố cục cân đối, hợp lí. Mặc dù không thật rõ ràng nhưng cũng có thể nói đến kết cấu ba phần: mở đầu, diễn biến và kết thúc. Nguyễn Du đã cho thấy một nghệ thuật miêu tả thiên nhiên điêu luyện, sắc sảo. Trong đoạn trích, mặc dù chủ yếu là miêu tả cảnh ngày xuân nhưng vẫn thấy sự kết hợp với biểu cảm và tự sự (diễn biến cuộc tảo mộ, du xuân của chị em Thúy Kiều, dự báo sự việc sắp xảy ra). “Cảnh ngày xuân” là một trong những đoạn thơ tả cảnh hay nhất trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. Đọc đoạn trích, người đọc không chỉ trầm trồ về bức tranh thiên nhiên trong sáng vô ngần mà còn cảm nhận được vẻ đẹp trong một lễ hội truyền thống đầy ý nghĩa của cha ông: tiết Thanh minh. Và qua đây, Nguyễn Du cũng thể hiện nét tài hoa trong việc dựng lên một bức tranh tả cảnh ngụ tình tinh tế,... Với những điều đó, “Cảnh ngày xuân” sẽ luôn sống lại trong lòng người yêu thơ vào mỗi dịp đầu năm khi chúa xuân về với đất trời.
Bình luận (0)
Nguyễn Huế
27 tháng 5 2019 lúc 20:46

- các từ láy: nao nao, nho nhỏ, sè sè, rầu rầu
- Tác dụng:
+ Các từ láy "nao nao", "rầu rầu" thường được dùng để diễn tả tâm trạng của con người. Trong đoạn thơ các từ láy này đã biểu đạt được sắc thái cảnh vật và bộc lộ rõ nét tâm trạng của con người.
+ Nao nao \(\rightarrow\) góp phần diễn tả bức tranh mùa xuân thanh tao, trong trẻo, nhẹ nhàng tĩnh lặng với dòng nước lững lờ trôi xuôi trong bóng chiều tà
\(\Rightarrow\) Thể hiện tâm trạng bâng khuâng, luyến tiếc, xao xuyến về một buổi du xuân, sự linh cảm về những điều sắp xảy ra: Kiều sẽ gặp nấm mộ Đạm Tiên và Kim Trọng
+Rầu rầu \(\rightarrow\) gợi sự ảm đạm màu sắc úa tàn của cỏ trên nấm mồ Đạm Tiên
\(\Rightarrow\) Thể hiện nét buồn, sự thương cảm của Kiều khi đúng trước nấm mồ vô chủ
+ Các từ "nho nhỏ", "sè sè" gợi tả hình ảnh nấm mồ lẻ loi, cô đơn lặc lõng giữa những ngày leextaor mộ gợi sự thương cảm
+Các từ láy đc đảo lên đầu câu thowcos tác dụng nhấn mạnh tâm trạng con người
+ các từ láy vừa chính xác, tinh tế, vừa gợi nhiều cảm xúc trong lòng người đọc. Thấy đc sự tài hoa, tinh tế của đại thi hào Nguyễn Du

Bình luận (0)
Diệu Hoàng
26 tháng 5 2019 lúc 17:33

Giúp mình với!!

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
kim ngân
Xem chi tiết
Mai Phương
Xem chi tiết
Lê Thảo Linh
Xem chi tiết
Ṇĝuŷėṇ Ħỏǡŋġ
Xem chi tiết
Ṇĝuŷėṇ Ħỏǡŋġ
Xem chi tiết
Phương Minh
Xem chi tiết
Lê Thảo Linh
Xem chi tiết
Trần Khánh Thành
Xem chi tiết
Anh Thư
Xem chi tiết