Văn bản ngữ văn 9

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Thu Linh

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:

... Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi

Nhóm nồi xôi gạo mới sẽ chung vui

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ ...

(Ngữ văn 9 Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr143)

a. Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

b.Trong các từ nhóm trên, từ nào được dùng với nghĩa gốc, từ nào được dùng với nghĩa chuyển? Giải thích nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ nhóm trong đoạn thơ.

c. Nêu hiệu quả nghệ thuật của điệp từ nhóm trong đoạn thơ trên.

Huyền Anh Kute
28 tháng 7 2019 lúc 20:46

Bài Làm:

a. Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm Bếp lửa của tác giả Bằng Việt.

b. Từ “nhóm” trong hai câu thơ “Nhóm bếp lửa…” và “Nhóm nồi xôi…” được dùng theo nghĩa gốc: chỉ hành động cho lửa bén vào làm chất đốt ( củi ,rơm…) cháy lên để nấu nướng hoặc sưởi ấm.

- Từ “nhóm” trong hai câu thơ “Nhóm niềm yêu thương…” và “Nhóm dậy cả…” được dùng theo nghĩa chuyển – chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ: có nghĩa là khơi dậy hay gợi lên niềm yêu thương, những ký ức đẹp của tuổi thơ có giá trị trong cuộc đời con người.

c. Điệp từ " Nhóm" diễn tả những suy nghĩ sâu sắc về cuộc đời bà:

+ Bà là người nhóm lửa cũng là người giữ cho ngọn lửa luôn ấm nóng, tỏa sáng trong mỗi gia đình.

+ Bà nhóm bếp lửa mỗi sớm mai là nhóm lên niềm yêu thương, niềm vui, niềm tin trong lòng người cháu.
Ngoài ra, nó còn nhấn mạnh, khẳng định giá trị lớn lao của những việc bà đã làm: từ việc nhóm bếp - bà đã khơi dậy tình yêu thương, sự sống, niềm tin cho cháu và cho mọi người.

Good luck!

minh nguyet
28 tháng 7 2019 lúc 21:23

a,

Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm Bếp lửa của tác giả Bằng Việt.

b,

Từ “nhóm” trong hai câu thơ “Nhóm bếp lửa…” và “Nhóm nồi xôi…” được dùng theo nghĩa gốc: chỉ hành động cho lửa bén vào làm chất đốt (củi ,rơm…) cháy lên để nấu nướng hoặc sưởi ấm. Từ “nhóm” trong hai câu thơ “Nhóm niềm yêu thương…” và “Nhóm dậy cả…” được dùng theo nghĩa chuyển - chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ: có nghĩa là khơi dậy hay gợi lên niềm yêu thương, những ký ức đẹp của tuổi thơ có giá trị trong cuộc đời con người.

c,

Điệp từ "nhóm" được điệp lại nhiều lần nằm ở đầu mỗi dòng thơ thể hiện niềm xúc động của nhà thơ đang dồn dập dâng trào. Không những vậy, điều đó còn thể hiện sức mạnh của ngọn lửa, tình yêu thương nồng nàn sâu đậm. Ngọn lửa đã khơi dậy những gì bình dị mà thiêng liêng nhất : "niềm tin dai dẳng" - niềm tin bền bỉ của bà vào bình yên, độc lập, hạnh phúc, "niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi", "nồi xôi gạo mới sẻ chung vui". Và nhất là "nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ". Bà đã khơi dậy trong lòng cháu một trời yêu thương, bà dựng xây cho cháu một khung trời tuổi thơ vẹn tròn ước mơ, hi vọng, bà là bà nhưng cũng là cha, là mẹ, là người bạn tâm tình cho cháu sự yêu thương, chăm sóc, bảo ban và chia sẻ. Với cháu, bà là tất cả quãng đời thơ bé. Cảm xúc ngưng đọng khiến nhà thơ phải thốt lên : "Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa”.

✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
28 tháng 7 2019 lúc 21:35

a.

Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm Bếp lửa của tác giả Bằng Việt.

b.

Từ “nhóm” trong hai câu thơ “Nhóm bếp lửa…” và “Nhóm nồi xôi…” được dùng theo nghĩa gốc: chỉ hành động cho lửa bén vào làm chất đốt ( củi ,rơm…) cháy lên để nấu nướng hoặc sưởi ấm.

- Từ “nhóm” trong hai câu thơ “Nhóm niềm yêu thương…” và “Nhóm dậy cả…” được dùng theo nghĩa chuyển – chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ: có nghĩa là khơi dậy hay gợi lên niềm yêu thương, những ký ức đẹp của tuổi thơ có giá trị trong cuộc đời con người.

c.

Điệp từ " Nhóm" diễn tả những suy nghĩ sâu sắc về cuộc đời bà. Bà là người nhóm lửa cũng là người giữ cho ngọn lửa luôn ấm nóng, tỏa sáng trong mỗi gia đình.Bà nhóm bếp lửa mỗi sớm mai là nhóm lên niềm yêu thương, niềm vui, niềm tin trong lòng người cháu. Ngoài ra, nó còn nhấn mạnh, khẳng định giá trị lớn lao của những việc bà đã làm: từ việc nhóm bếp - bà đã khơi dậy tình yêu thương, sự sống, niềm tin cho cháu và cho mọi người.

thanh mai đỗ
22 tháng 1 2020 lúc 22:32

a.

-Văn bản Bếp lửa của tác giả Bằng Việt

b.

- Nhóm 1+nhóm 3: nghĩa gốc

+ Nhóm 1: là hành động thắp lên, dốt lửa lên

+ Nhóm 2: là hành động nhóm lửa nấu xôi gạo

- Nhóm 2 + nhóm 4: nghĩa chuyển

+ Nhóm 2: là hành động khơi dậy tình yêu thương

+ Nhóm 4: là hành động khơi dậy tâm tình tuổi nhỏ

c. Hiệu quả: Bà đã nhóm lên tình yêu thương, nhóm lên niềm vui, sự san sẻ tình làng nghĩa xóm, những ước mơ tuổi thơ

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Eddxuri
Xem chi tiết
Nguyễn Huyền My
Xem chi tiết
KhongCoTen
Xem chi tiết
Lâm Nguyễn
Xem chi tiết
Trần Kim Chi
Xem chi tiết
Nobita
Xem chi tiết
Cố Tư Thuần
Xem chi tiết
Big City Boy
Xem chi tiết
Bích Thủy
Xem chi tiết